Cao rắn hổ mang có chữa bệnh xương khớp?
Tôi 46 tuổi hay bị đau nhức các khớp gối và cột sống. Xin hỏi bác sĩ cao rắn hổ mang có tác dụng tốt cho xương khớp không? (Hùng)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Cao rắn hổ mang bao gồm các axit amin, saponin, chất dinh dưỡng, một số chế phẩm còn phối hợp thêm với cao xương dê. Đây là một vị thuốc dùng trong đông y, có tác dụng bổ trợ gân cốt và chữa bệnh khớp, thần kinh… Trong các thuốc tây y chuyên trị bệnh cơ xương khớp hiện nay, không có thuốc chứa hoạt chất này.
Thông thường, đông dược được khuyên dùng trong những trường hợp bệnh mạn tính, nhẹ và chỉ nên dùng khi có chẩn đoán từ những bác sĩ hay lương y kinh nghiệm, có kiến thức khoa học.
Riêng về quan điểm của tôi là một bác sĩ tây y, xin khuyến cáo bạn nên đến khám tại các phòng khám hay bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị, đặc biệt trong trường hợp bệnh cấp tính với mức độ trung bình đến nặng.
Bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh
Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học TP HCM
Theo VNE
Thường mang giày cao gót có thể liệt chân, dị tật - chuyên gia chỉ cách đi an toàn
Giày cao gót từ lâu đã là một phụ kiện làm đẹp vô cùng quen thuộc, không thể thiếu trong những items thời trang của rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ
Tuy nhiên, các bạn có biết rằng, giày cao gót cũng chính là một trong những "thủ phạm" gây nên các bệnh lý xương khớp ở chị em chúng mình.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đại học Quốc gia Mỹ, mỗi tuần trung bình có ba hoặc bốn chấn thương liên quan đến gót chân. Trong khi ở các phòng khám đa khoa tư nhân, khoảng 30% bệnh nhân đến khám về gót chân, trong tổng số bệnh nhân đến khám bệnh lý về chân thông thường.
Bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Physio - Kelvin Tay cũng chia sẻ: "Một dáng đi bộ lý tưởng là khi gót chân đặt xuống đất trước rồi mới đến ngón chân cái. Người tiến về trước, một chân bước tới thì chân kia mới chuẩn bị rời khỏi mặt đất, luôn luôn có một chân bám đất giữ cân bằng trọng tâm cơ thể ở giữa.
Khi đi giày cao gót, việc giữ thăng bằng là điều không dễ dàng. Toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn về phía mũi chân, điều này có thể khiến bạn lúng túng và bước đi không vững chãi. Cùng với đó, giày cao gót thường có xu thế ôm chân, ngón cái hướng vẹo vào trong, đi nhiều sẽ khiến ngón chân bị tổn thương, biến dạng diện khớp. Các biểu hiện kèm theo là dây chằng biến dạng, diện xương biến dạng, gân cơ lệch trục và gây đau đớn. Phụ nữ còn gặp vấn đề bong gân mắt cá chân, tình trạng này khá phổ biến."
Ngoài ra, một số tác hại khác khi đi giày cao gót được các chuyên gia sức khỏe nhắc đến như:
1. Đau nhức chân
Trong quá trình sử dụng giày cao gót cũng khiến cho máu lưu thông không đều. Khi đứng lâu hoặc đi lại nhiều bằng những đôi giày cao gót sẽ khiến cho lượng máu trong cơ thể bị dồn xuống chân, làm máu khó lưu thông, gây phù nề, đau nhức chân.
Khi chúng ta đi trên những đôi giày cao gót, cơ thể bị "dốc" về phía trước, toàn bộ sức nặng của cơ thể sẽ bị dồn về phía mũi chân. Việc đau chân là điều tất yếu sẽ xảy ra, nhất là những ai đi không quen. Về lâu dài, nó còn có thể dẫn đến phù thũng chân.
2. Có mối liên hệ trực tiếp đến bệnh ung thư
Theo Women's Health, có một mối liên hệ vô cùng chặt chẽ giữa căn bệnh ung thư và việc mang giày dép cao gót.
Chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ung thư, tiến sĩ David Agus giải thích: " Những đôi giày, dép cao gót có thể gây ra tình trạng viêm bên trong do tổn thương. Chính tình trạng viêm bên trong mà chúng ta không hề nhận ra này về lâu dài có thể kéo theo các căn bệnh nan y khác, trong đó có ung thư."
Ông cũng giải thích thêm: " Một số loại viêm được chứng minh là có liên kết với các bệnh thoái hóa diễn ra bên trong cơ thể, bao gồm bệnh tim, Alzheimer, bệnh tự miễn, tiểu đường và đương nhiên cả ung thư."
3. Bàn chân dị tật
Bàn chân hoạt động như một cái lò xo, giúp phân phối đều trọng lượng và chống sốc cho cơ thể khi đi hay đứng lại, làm bước đệm cho xương khi bước đi. Khi mang giày cao gót buộc phải ép các ngón chân vào khuôn khổ cứng nhắc, ngón chân luôn bị trượt về phía trước.
Nếu mang giày cao gót thường xuyên, gót quá nhọn hoặc giày quá chật thì những ngón chân sẽ bị biến dạng, những nốt chai xù xì sẽ xuất hiện, các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào gây đau đớn. Nếu thường xuyên đi giày cao gót dạng bít mũi 8 tiếng/ngày có thể làm cho móng chân mọc ngược vào trong, hoặc bị nấm móng.
4. Gây nguy hại cho cột sống, khớp gối
Đi giày cao gót làm cho độ thăng bằng của cơ thể bị giảm đi rất nhiều, tạo nên một sức ép lớn tới cột sống, khớp gối, thậm chí là toàn bộ hệ xương. Hậu quả là dẫn đến những cơn đau lưng, đau thắt lưng do rút cơ cột sống, đau hông, sống lưng, đầu gối... Nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn tới cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá khớp cổ chân, viêm khớp gối...
5. Chèn ép dây thần kinh dẫn đến liệt chân
Việc thích nghi với các đôi giày cao gót khiến cơ và bắp phải hoạt động hết công năng, thay đổi chức năng nhiệm vụ trước đó. Về lâu dài, chúng khiến các vùng này bị teo hoặc thoái hóa và yếu dần đi, từ đó dẫn đến hiện tượng "tê liệt". Tê liệt này không phải là hủy hoại dẫn đến mất khả năng đi lại mà gây yếu dần đôi chân vì cơ và bắp teo đi.
6. Giảm khả năng sinh con
Với việc mang những đôi giày gót nhọn để cao thêm được vài cm, phụ nữ có thể tự làm giảm khả năng sinh nở của chính mình. Các chuyên gia ở Anh quốc đã đi đến kết luận trên sau cuộc nghiên cứu về tác hại của món đồ thời trang này đối với sức khỏe của phụ nữ. Theo đó, những đôi giày gót cao khoảng 5cm cũng có thể trở thành mối đe dọa cho các quý cô muốn làm mẹ vì khi mang nó thường xuyên, áp lực dồn lên phía trước bàn chân có thể làm cho khung xương chậu của họ bị nghiêng sang một bên. Đây là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh và giảm một số chức năng của bụng, từ đó giảm khả năng thụ thai.
Làm sao để đi giày cao gót an toàn? Và đây là lời khuyên của các chuyên gia sức khòe:
- Khi đi giày cao gót, bạn nên thực hiện các bước đi nhỏ, giữ hai chân sát nhau, bắt đầu thật chậm và giữ tốc độ ổn định. Nếu sải bước dài, bạn sẽ dễ bị trật khớp cá chân hoặc làm gãy gót giày.
- Mang giày cao gót khi lên cầu thang hoặc đi bộ ở những địa điểm không bằng phẳng như leo dốc, bạn nên bám vào lan can hoặc nắm tay người bên cạnh để đảm bảo an toàn.
- Gót giày thường sẽ đẩy trọng lượng cơ thể bạn về phía trước. Vì thế để giữ thăng bằng, hãy chú ý lưng thẳng, ngẩng cao đầu và đẩy vai về phía sau.
- Riêng n hững người lần đầu đi giày cao gót, nên bắt đầu tập đi trên những đôi gót đế thô, sau đó mới đi trên giày gót nhọn. Tìm cho mình những đôi giày có dây buộc ở mắt cá chân để có thể giữ bàn chân của bạn chắc chắn hơn.
- Để tránh tình trạng bong gân mắt cá chân, bạn nên mang theo vài miếng băng dán cá nhân trong túi để dán vào những điểm bị cọ xát, tránh phồng rộp, chai chân.
- Thỉnh thoảng, nên dừng lại, tháo chân khỏi giày để đôi chân được nghỉ ngơi, thư giãn.
Không có gì quyến rũ hơn hình ảnh một người phụ nữ với chiếc đầm, son môi đỏ cùng đôi giày cao gót kiêu kì. Tuy nhiên, việc mang giày cao gót liên tục lại có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực cho đôi chân nói riêng và cơ thể nói chung. Để hạn chế các hậu quả trên, trong điều kiện công việc, nếu không nhất thiết phải đi những đôi giày cao gót thường xuyên thì những đôi giày bệt là một sự lựa chọn hoàn hảo các nàng đừng bỏ qua nhé.
Theo bestie.vn
Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa nắng nóng bằng những giải pháp đơn giản Mùa hè thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao, người cao tuổi dễ mắc bệnh bởi sức đề kháng yếu. Giải pháp nào để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ở người cao tuổi, Thac si Bác sĩ Vu Ngoc Trung - Phó Giam đôc Bênh viên Đai hoc Quôc gia đã đưa ra một số khuyến cáo dưới đây. Mùa hè...