Cao lầu – món tôi ghiền
Ăn cao lầu khi còn rất nhỏ cho tới bây giờ hơn 60 tuổi rồi, tôi vẫn còn mê. Lâu lâu không ăn không chịu được
Cao lầu vốn đã công phu thì việc chế biến sợi mì lại càng công phu hơn đối với gia đình tôi. Hoặc khi về Hội An, mua sợi mì tươi và những miếng ram làm từ bột mì ở chợ đem vào. Hoặc các em tôi mua sợi mì khô cùng ram, đóng thùng gửi vô.
Rồi vợ tôi kiếm thịt heo nạc ngon ở chợ Xóm Chiếu (quận 4, TP HCM) về làm xá xíu. Đương nhiên, phải có cải con, cải cúc, rau đắng, rau thơm, húng nhủi, húng quế, giá, ớt và giấm cùng xì dầu. Thế mới đủ bộ để chế biến món cao lầu xa xứ vừa bùi vừa ngòn ngọt, thơm nức mũi.
Corona thì mặc corona, nhà tôi vẫn có cao lầu để ăn, cũng vì luôn trữ cả vài ký sợi mì khô ở nhà, khi ăn chỉ có việc trụng lên.
David Farley, một nhà báo Mỹ chuyên về du lịch, ẩm thực và văn hóa, từng viết bài dài trên tạp chí AFAR về món cao lầu. Cảm nhận của ông khi lần đầu thưởng thức nó như sau: “Tôi chưa từng ăn món ăn Việt Nam nào giống cao lầu cả”. Rồi ông tự hỏi điều gì đã tạo nên món mì tuyệt diệu ở Hội An, không nơi nào có được.
Cao lầu ở phố cổ Hội An. Ảnh: KHÁNH HIỀN
Video đang HOT
Một phóng viên của CNN thì cho rằng cao lầu là một trong 10 món ăn đường phố tiêu biểu của Việt Nam. Phóng viên này mô tả sợi mì dày giống mì udon Nhật, miếng ram kiểu hoành thánh giòn giòn và thịt heo xá xíu lại có nét Hoa, trong khi nước dùng và rau sống rõ là của Việt Nam.
Một lần về Hội An, ăn cao lầu trong một con đường nhỏ, gặp một số người Mã Lai gốc Hoa, tôi hỏi: “Có món Hoa nào ở Kuala Lumpur như món cao lầu?”. Một người trả lời: “Không hề. Chẳng có món nào giống như món này cả!”.
Thiệt tình, chưa ai tìm ra được nguồn gốc của cao lầu. Cũng đâu cần thiết, những người ăn và mê nó nào có cần biết nguồn gốc làm gì. Nhưng chuyện sau đây thì cần phản bác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết: “Một đặc trưng khác của cao lầu là muốn ăn món này phải leo lên lầu cao của quán. Khi xưa, các doanh nhân buôn bán nơi phố cảng vì muốn trông coi hàng hóa của mình nên thường leo lên lầu cao của quán. Điều này có thể thấy ở các quán cao lầu Hội An. Ngồi trên lầu cao ngắm cảnh đẹp và thưởng thức món ngon, đây có thể là xuất phát của tên gọi cao lầu”.
Nhưng thuở nhỏ, ăn cao lầu ở chợ Hội An; lớn lên, ăn ở tiệm cao lầu ông Cảnh, Năm Cơ; tất cả đều ở dưới nhà – không có lầu.
Hai tiệm trên, nay không còn nữa, từng đi vào thơ ca phố Hội:
“Hội An có Hạ Uy Di
Chùa Cầu, Âm Bổn, Cao Lầu Năm Cơ”.
Giờ thì ở Hội An đã xuất hiện những quán ăn có lầu bán cao lầu. Như thế, khách có thể ngồi trên lầu mà nhìn ngắm phố phường rêu phong, người đi ở dưới đường hoặc dòng sông Hoài xanh lục vẫn lặng lẽ trôi như tự thuở nào. Tuy nhiên, “lầu cao” này chẳng liên quan gì đến cái tên “cao lầu” cả.
Theo NLD.com
CNN khen ngợi món cao lầu của 'điểm đến ẩm thực hàng đầu' Hội An
Kênh CNN viết Hội An là một trong những điểm đến ẩm thực hàng đầu tại Việt Nam và món ăn đặc trưng nhất làm nên tên tuổi của khu phố cổ này chính là món cao lầu.
Cao lầu là món ăn linh hồn của phố cổ Hội An. Ảnh: CNN
Được không ít người đánh giá là "thủ phủ ẩm thực" của Việt Nam, phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam nổi tiếng sở hữu những món ăn đa dạng, đủ để thỏa mãn bất kỳ du khách nào ghé thăm nơi đây.
"Hội An là một thành phố độc nhất vô nhị và nền ẩm thực tại đây cũng độc nhất vô nhị. Bạn sẽ bắt gặp một chút châu Âu cùng với một chút châu Á nên ở đây mọi người đều tìm được chút gì đó cho riêng họ", cô Trinh Diem My, đầu bếp nổi tiếng sở hữu 9 nhà hàng tại Hội An cho biết.
Là một bến cảng giao thương tấp nập từ thế kỷ 15 - 19, kết nối phương Đông với châu Âu, cảnh quan và ẩm thực của Hội An đều phản chiếu một loạt ảnh hưởng từ thời quá khứ. Năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận phố cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.
Mặc dù Hội An là một trong những điểm đến hàng đầu Việt Nam của các tín đồ ẩm thực, món đặc sản thực sự làm nên tên tổi của khu đô thị cổ giàu văn hóa và lịch sử này chính là cao lầu.
CNN giới thiệu các nguyên liệu làm nên món ăn thơm ngon này bao gồm: thịt heo nướng thái mỏng - gần giống xá xíu của người Trung Quốc. Một miếng bột mì chiên giòn - gợi nhắc lại quá khứ thời Pháp thuộc. Sợi mì gạo dai khá giống với mì udon Nhật Bản.
"Làm cao lầu trông có vẻ đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian và chế biến cầu kỳ", Trinh Diem My nói. Công thức nấu cao lầu của cô My - là bí mật của gia đình - do bố mẹ cô truyền lại. Gia đình cô mở nhà hàng từ năm cô 10 tuổi.
Nữ đầu bếp cho biết hạt gạo làm cao lầu phải dài và đủ già để sợi mỳ được dai, không bị bở. Nhào bột nấu cao lầu không phải dùng loại nước nào cũng được. Tương tuyền rằng, người ta lấy nước của giếng cổ Bá Lễ ở Hội An chứa nhiều khoáng chất để nhào bột thì cấu trúc của sợi mỳ sẽ ngon hơn cả.
Miếng bột sau khi thái sợi mỏng sẽ được hấp qua lửa để có sắc vàng đặc trưng cùng độ dai lý tưởng.
Theo Tintuc
Cao lầu, món ngon khó chối từ ở phố cổ Hội An Theo CNN thì cao lầu chính là nét ẩm thực thú vị của Hội An và phố cổ là điểm đến hàng đầu của ẩm thực Việt Nam. "Hội An là một thành phố du lịch độc đáo, ẩm thực ở đây cũng vậy" - CNN viết về Hội An như vậy vào ngày 25.9. Và trang báo này nói rằng "Cao lầu...