Cạo gió và những sai lầm cần tránh
Nếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
Cạo gió là một phương pháp trị liệu lâu đời trong y học cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và thực hiện đúng phương pháp này.
Hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm stress
Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, hoặc gặp phải các triệu chứng cảm cúm như sổ mũi, đau đầu, hay nhức mỏi cơ thể, nhiều người thường tìm đến cạo gió như một phương pháp để giải quyết.
Cạo gió là một phương pháp chữa bệnh trong y học cổ truyền, được gọi là “biếm pháp”, cùng với các phương pháp khác như châm cứu, cứu, thuốc, xoa bóp và dưỡng sinh. Cạo gió thường được áp dụng khi cơ thể có các triệu chứng cảm lạnh, sốt, đau đầu, mệt mỏi, hoặc đau nhức cơ thể.
Nhiều người cạo gió bằng cách dùng các vật dụng có cạnh nhẵn như thìa, đồng xu, hoặc rìa bát… Ảnh: HẢI YẾN
Cạo gió hoạt động bằng cách dùng các vật dụng có cạnh nhẵn (thìa, đồng xu, hoặc rìa bát) tác động lên các huyệt đạo, kinh lạc của cơ thể, giúp giải quyết các tắc nghẽn. Theo y học cổ truyền, cạo gió giúp sơ thông kinh lạc, thư cân lý khí, khu phong tán hàn, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng cơ bắp. Cơ thể nhờ đó loại bỏ tà khí gây bệnh, tăng cường khả năng chống bệnh và hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi bị ốm. Trong khi đó, theo y học hiện đại, cạo gió có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giảm đau và giãn cơ. Cạo gió giúp tăng cường lưu lượng máu dưới da, cải thiện trao đổi chất và giảm viêm. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm stress.
Dù vậy, cạo gió cũng cần được thực hiện một cách cẩn trọng, đặc biệt đối với những người có các bệnh lý đặc biệt, để tránh biến chứng không mong muốn.
Video đang HOT
Khi nào?
Cạo gió chủ yếu được áp dụng khi cơ thể gặp các triệu chứng cảm lạnh, hay còn gọi là cảm mạo. Những triệu chứng điển hình như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, ớn lạnh, sốt nhẹ, và có rêu lưỡi trắng mỏng cho thấy cơ thể đang bị ngoại tà (phong, hàn, thấp) xâm nhập. Cạo gió sẽ giúp đẩy tà khí ra ngoài qua lỗ chân lông, đồng thời cải thiện tuần hoàn khí huyết và làm dịu các triệu chứng của cảm mạo. Nhưng trong trường hợp cảm nóng (phong nhiệt), khi người bệnh có các triệu chứng như đau họng, miệng khô, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, và khát nước, cạo gió không phải là phương pháp điều trị thích hợp. Việc cạo gió trong tình trạng này có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn, cần được điều trị bằng thuốc hạ nhiệt và thanh nhiệt cơ thể.
Ngoài ra, cạo gió còn có thể áp dụng cho các triệu chứng đau cục bộ như đau lưng, đau vai gáy, hay các vấn đề liên quan đến đau cơ, mỏi cơ do phong hàn thấp. Một số trường hợp khác như nhức đầu, chóng mặt, khó tiêu, mất ngủ, hay các di chứng của tai biến mạch máu não cũng có thể cải thiện nhờ liệu pháp cạo gió.
Cẩn trọng với người cao tuổi
Người cao tuổi và trung niên vẫn có thể cạo gió nếu không mắc các bệnh lý nghiêm trọng và có sức khỏe ổn định. Song, cần phải cẩn trọng và thực hiện bởi người có chuyên môn, để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Dù có nhiều lợi ích nhưng cạo gió không phù hợp với một số đối tượng. Cụ thể: Da quá mỏng hoặc mất độ đàn hồi; da bị nhiễm trùng; người giãn tĩnh mạch vì tác động mạnh có thể làm tình trạng giãn tĩnh mạch nặng thêm; người có bệnh lý ( suy tim, suy thận, xơ gan, huyết áp); người mắc các bệnh lý về máu, giảm tiểu cầu; những người bị gãy xương hoặc mới phẫu thuật; phụ nữ mang thai; trẻ em…
Không nên lạm dụng
Việc lạm dụng cạo gió, cạo quá nhiều lần trong ngày hoặc cạo khi không có triệu chứng bệnh có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng: da bị tổn thương, tạo vết bầm tím và làm bệnh tình thêm nghiêm trọng. Cạo gió quá mức còn khiến cơ thể bị xung huyết, gây sưng đỏ, đau nhức và mất thẩm mỹ.
Nếu cần cạo gió, mỗi vùng chỉ nên cạo trong khoảng 3-5 phút, tổng thời gian cho toàn bộ liệu trình không vượt quá 10 phút. Cạo xong một vùng cần nghỉ ngơi và không thực hiện lại ngay lập tức. Các lần cạo nên cách nhau từ 3-6 ngày để vết cạo kịp tan đi. Sau khi cạo gió, cần giữ ấm và tránh gió lạnh, đặc biệt là trong mùa đông. Nên tránh quạt thổi vào người sau khi cạo. Lưu ý, dụng cụ cạo gió cần được khử trùng trước và sau khi sử dụng để tránh vi khuẩn lây lan. Sau khi cạo gió, nên ăn một bát cháo hành để giải cảm và tuyệt đối tránh ăn đồ lạnh.
Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg
Loài cây này có vị đắng và tính mát, có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, giải độc,...
Loài thực vật này thuộc họ lan, thường được gọi là lan tai dê gân (hoặc nhẫn diệp gân, hắc lan...).
Ở Việt Nam, loài cây này mọc ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lâm Đồng, Núi Dinh - Bà Rịa-Vũng Tàu và phân bố rất rộng ở các miền nhiệt đới và á nhiệt đới khác.
Ở Trung Quốc, loài lan này xuất hiện trong một số cánh rừng thuộc Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Giang Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây... Tuy nhiên ở nước này, lan tai dê gân lại là một loài thực vật hoang dã tương đối quý hiếm.
Tại Trung Quốc, lan tai dê gân còn được biết đến với cái tên phổ biến là "kiến huyết thanh". Cái tên này bắt nguồn từ việc lan tai dê gân có công dụng đặc biệt trong việc cầm máu. Chúng được người dân Trung Quốc coi là một loại dược liệu quý hiếm.
Theo cuốn "Tổng hợp các loại thảo dược thường dùng trong dân gian" của Trung Quốc, toàn bộ cây có thể dùng làm thuốc.
Lan tai dê gân có vị đắng và tính mát. Nó có tác dụng làm mát máu, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, ngoài ra có thể dùng hỗ trợ điều trị chứng nóng dạ dày, ho ra máu do nhiệt phổi... và các triệu chứng khác như băng huyết, chảy máu phẫu thuật, chảy máu do chấn thương, vết loét, vết rắn độc cắn, vết bầm tím...
Trước kia ở Trung Quốc, nếu chẳng may bị trầy xước hay chảy máu khi đi rừng, người dân thường lấy một nắm kiến huyết thanh gần đó, vò nát và bôi lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy nhanh chóng, trong khoảng 1 ngày là có thể giảm sưng.
Nhờ những công dụng tuyệt vời, lan tai dê gân rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Vì vậy, loài thảo dược này được khai thác với số lượng lớn, dẫn đến việc lan tai dê gân hoang dã ngày càng ít đi.
Trong khi đó, số lượng lan tai dê gân được trồng nhân tạo cũng rất ít, khiến chúng trở thành thứ dược liệu hiếm có khó tìm. Giá lan tai dê gân tươi rơi vào khoảng 30 - 40 NDT (106.000 - 141.000 đồng)/kg, nếu phơi khô thì thành phẩm sẽ đắt hơn rất nhiều, có thể lên đến 200 NDT (hơn 700.000 đồng/kg).
Thực tế có nhiều loại cây ở Việt Nam mọc hoang ven đường được xem như cây dại nhưng chúng lại được nhiều nước trên thế giới săn lùng, bán với giá cực cao và được xem như "thần dược".
Ví dụ, ngoài lan tai dê gân, tầm bóp được coi là quả dại ở Việt Nam nhưng sang Nhật Bản có giá 700.000 đồng/kg.
Ở Việt Nam, quả tầm bóp còn được gọi là quả: lồng đèn, lù đù, thù lù hay đồm độp... Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp bọc mỏng, giống hình lồng đèn.
Khi bóp quả tầm bóp, vỏ bọc bên ngoài quả bị thủng phát ra tiếng kêu rất vui tai. Tại nông thôn, loại cây này mọc dại nhiều ven đường hoặc các bờ ruộng. Tầm bóp ở Việt Nam được xem như loại cây dại, ít được bày bán.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, quả tầm bóp đóng khay từng được bán trong các siêu thị, cửa hàng với giá vào khoảng 700.000 đồng/kg. Tầm bóp được người Nhật mua về làm thuốc hoặc dành cho những người ăn kiêng. Theo đó, quả tầm bóp vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm... vì thế đây còn được dùng như một vị thuốc Nam.
Đối tượng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý thường gặp tuy nhiên chưa được quan tâm phòng ngừa và điều trị sớm. Việc điều trị bệnh không quá khó khăn, tuy nhiên cần điều trị sớm, đúng giai đoạn sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị. Quan trọng hơn là tránh các biến chứng xấu như: Loét, huyết...