Cạo gió là phương pháp hiệu quả cải thiện sức khỏe nhưng lại phản tác dụng đối với 5 loại người
Cạo gió là một phương pháp điều trị dân gian giúp giảm nhẹ cảm cúm, bớt đau mỏi cơ thể, tốt cho sức khỏe. Nhưng phương pháp này lại không phù hợp với một số người, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Phương pháp cạo gió đã được lưu truyền lâu đời, ít tác dụng phụ mà mang lại hiệu quả rõ rệt nên cho đến hiện nay vẫn được nhiều người tin tưởng thực hiện.
Những lợi ích sức khỏe cạo gió mang lại
1. Thúc đẩy chuyển hóa trong cơ thể và bài tiết độc tố
Cạo gió có thể giúp cơ thể nhanh chóng loại bỏ độc tố. Đồng thời làm tăng tốc chức năng trao đổi chất của cơ thể, loại bỏ các chất thải ra ngoài.
Phương pháp này giúp lỗ chân lông của cơ thể con người mở rộng, cơ thể ấm lên, các hạch được “đánh thức”. Chức năng trao đổi chất của cơ thể hoạt động trơn tru hơn giúp chúng ta cảm thấy khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật.
2. Khơi thông khí huyết toàn thân
Đối với những người ít hoạt động, công việc phải ngồi một chỗ lâu, nhiều, về lâu dài sẽ khiến cơ thể dễ sinh ra mệt mỏi, khó chịu. Từ đó có thể dẫn đến các bệnh như đau cột sống, đau lưng, đau xương khớp.
Cạo gió lúc này là một phương pháp hữu hiệu giúp thư giãn cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông khí huyết trong các bộ phận cơ thể. Do đó giúp giảm các triệu chứng đau nhức liên miên.
3. Tăng cường chức năng các cơ quan nội tạng
Cạo gió là hành động chà xát lặp đi lặp lại trên bề mặt da bằng một tấm cạo đặc biệt. Dưới da là các cơ quan trong cơ thể. Thông qua hành động cạo, da và các dây thần kinh xung quanh kích thích.
Bên cạnh đó, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động của các cơ quan, giữ chúng ở trạng thái cân bằng. Đối với những người dạ dày, lá lách không tốt, cạo gió là một phương pháp điều trị rất thích hợp.
Video đang HOT
Cạo gió không thích hợp với những người sau
Mặc dù cạo gió mang lại lợi ích sức khỏe rất rõ ràng nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng phương pháp điều trị này.
1. Người mắc bệnh ngoài da
Những người mặc bệnh ngoài da sẽ có làn da yếu hơn. Cạo gió là cạo trực tiếp lên bề mặt da bằng dụng cụ chuyên biệt. Điều đó sẽ khiến các vấn đề về da trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu mắc bệnh về da dễ bị lây lan, chúng có thể lây truyền sang người khác.
2. Người uống say hoặc quá mệt mỏi
Cạo gió không thích hợp đối với người đang say hoặc đang quá mệt mỏi, quá đói. Khi đó cơ thể con người yếu, tình trạng thể chất không tốt, rất dễ “sụp đổ” hoặc thậm chí gây mệt mỏi, sốc nặng hơn sau khi cạo.
3. Người mắc bệnh tim
Nhóm người này chức năng tim kém. Lúc cạo gió rất dễ dẫn đến vấn đề cung cấp máu không đủ, gây gánh nặng cho tim. Từ đó dẫn đến tình trạng đánh trống ngực, tim đập nhanh, tạo cảm giác hoảng loạn.
4. Những người mắc bệnh về xương hoặc bị bong gân
Cạo gió tác động trực tiếp đến da và xương khớp. Những người này xương yếu hơn, cạo gió sẽ khiến ngược lại phản tác dụng gây đau nhức xương hơn. Còn những người bị bong gân, cạo gió sẽ khiến vùng bị thương phù nề nặng hơn, thậm chí gây viêm, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục.
5. Bạn gái đang trong kỳ kinh nguyệt
Trong kỳ kinh nguyệt, bởi vì cần phải thải ra không ít máu kinh nên khí huyết so với bình thường sẽ yếu hơn mà cạo gió có tác dụng dẫn dắt, lưu thông máu. Nếu trong kỳ kinh thực hiện phương pháp này sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp cạo gió
- Tắm rửa sạch sẽ, làm sạch bụi bẩn trên da. Sau khi làm sạch da có thể thoa một chút kem làm mềm, giúp giữ ẩm cho da.
- Nên cạo trong một không gian ấm áp, kín gió, tránh để cảm lạnh, nhất là vào mùa đông.
- Cạo gió xong không nên lập tức đi tắm, thời gian tốt nhất để tắm sau khoảng 12 tiếng.
Nguồn: Sohu
Theo Helino
Bỏ qua 'giờ vàng' cứu sống người bị đột quỵ vì tưởng là trúng gió
Nhiều người bị tai biến đột quỵ nhưng theo quan niệm dân gian thường coi đây là trúng gió nên thường người nhà để bệnh nhân ở nhà cạo gió, bôi dầu mà bỏ qua thời gian vàng để cứu sống người bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, các bác sĩ đã gặp nhiều trường hợp bỏ qua giai đoạn "cửa sổ vàng" khi bệnh nhân bị đột quỵ do gia đình đưa đến viện muộn. Nhiều người bị tai biến nhưng theo quan niệm dân gian gọi là trúng gió và vì nghĩ là trúng gió nên thường người nhà để bệnh nhân ở nhà cạo gió, bôi dầu cao mà bỏ qua thời gian vàng đưa bệnh nhân đến viện sớm nhất.
"Cửa sổ vàng" đối với các bệnh nhân đột quỵ là trong khoảng thời gian từ 3 - 6 giờ sau khi xảy tai biến. Nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sớm hoàn toàn có thế xử lý tốt nhất cho bệnh nhân.
Cũng theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, tỉ lệ đột quỵ không ngừng gia tăng ảnh hưởng nhiều từ các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh lý tăng huyết áp.
Theo thống kê tại Việt Nam có 25,1 % dân số tuổi từ 25 trở lên bị bệnh lý cao huyết áp. Điều này tương đương với tỉ lệ cứ 4 người trưởng thành có 1 người cao huyết áp. Tăng huyết áp được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng", bởi hầu hết người bệnh không hề có triệu chứng gì, và khi mà có triệu chứng trên lâm sàng thì đã biến chứng.
Tăng huyết áp được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng", bởi hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng gì. Đa số họ không biết mình có bệnh đến khi có triệu chứng trên lâm sàng đã có biến chứng, ví dụ như khó thở do suy tim, đau ngực do suy vành hoặc tê biến nửa người do tai biến.
"Đây là biến chứng trầm trọng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuốc sống, tuổi thọ, kinh tế gia đình mà rộng hơn ảnh hưởng đến cả kinh tế xã hội. Điều này cảnh báo cho bệnh nhân thấy cần phải quan tâm hơn đến huyết áp của mình để tránh cơn đột quỵ"- GS.TS Nguyễn Quang Tuấn cho biết.
Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:
Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
CSCĐ cấp cứu trẻ động kinh tại sân Thiên Trường có đúng cách? Những điều cần tránh khi gặp người bị động kinh là thái độ hốt hoảng quá mức; tránh tụ tập quá đông quanh bệnh nhân; không được cố đè để kiềm chế cơn co giật; không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn thìa, đũa vào miệng trẻ. Hình ảnh cảnh sát cơ động sơ cứu trẻ bị động kinh...