Cáo buộc Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32 là ‘không có cơ sở’
Cáo buộc của tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Chính phủ Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32 là không có cơ sở.
Liên quan tới báo cáo của tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Chính phủ Việt Nam hỗ trợ APT32, nhóm hacker nhiều lần tấn công mạng vào các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp trên thế giới, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết:
“Đây là những thông tin không có cơ sở. Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng vào các tổ chức, cá nhân, dưới bất kỳ hình thức nào. Các hành vi tấn công, đe doạ an ninh mạng phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật”.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng.
Video đang HOT
Ông Thắng đồng thời nhấn mạnh Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức hay cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào. Các hành vi tấn công, đe doạ an ninh mạng cần bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
“Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh phòng và chống các hành vi tấn công mạng dưới mọi hình thức”, ông cho biết thêm.
Trước đó hôm 22/4, tờ Reuters dẫn báo cáo từ tổ chức an ninh mạng FireEye cáo buộc nhóm tin tặc APT32 với sự hậu thuẫn của Chính phủ Việt Nam đã tìm cách thâm nhập vào trang mạng của Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc và chính quyền thành phố Vũ Hán vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát.
Nhóm tin tặc APT32 bị các hãng an ninh mạng nước ngoài cáo buộc từng thực hiện nhiều vụ tấn công để lấy thông tin từ các hãng công nghệ nước ngoài cũng như các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp trên thế giới.
SONG HY
Hacker Trung Quốc mở chiến dịch gián điệp quy mô lớn
Hãng bảo mật FireEye cảnh báo về chiến dịch gián điệp với quy mô lớn nhất trong những năm gần đây của một nhóm hacker Trung Quốc.
Theo FireEye, nhóm tin tặc này được gọi là APT41, bị nghi nằm dưới sự điều hành của một nhà thầu làm việc cho chính phủ Trung Quốc. Hãng ghi nhận số lượng các cuộc tấn công tăng đột biến từ 20/1. Mục tiêu hacker nhắm đến chủ yếu là các nhà sản xuất, công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công ty truyền thông và tổ chức phi lợi nhuận.
Trả lời Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không trực tiếp giải quyết cáo buộc liên quan và Trung Quốc "cũng là nạn nhân của các tội phạm mạng và tấn công mạng".
APT41 bị nghi do một nhà thầu của chính phủ Trung Quốc điều hành.
APT41 khai thác lỗ hổng trong phần mềm của Cisco, Citrix, Zoho... để xâm nhập vào mạng lưới của Mỹ, Canada, Anh, Mexico, Singapore và hơn mười quốc gia khác. Tuy nhiên, FireEye không công khai danh tính khách hàng bị ảnh hưởng.
Cisco và Citrix cho biết đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng và sẽ sớm khắc phục lỗi tồn tại trên hệ thống.
Matt Webster, chuyên gia bảo mật của nhóm an ninh mạng Secureworks, xác nhận về hoạt động gia tăng của hacker Trung Quốc trong vài tuần qua. Cụ thể, nhóm của ông phát hiện một cuộc tấn công của APT41 nhằm vào hạ tầng của công ty Bronze Atlas (Mỹ).
Việc hacker nhằm vào các tổ chức và doanh nghiệp không mới. Tuy nhiên, John Hultquist, đứng đầu nhóm phân tích rủi ro của FireEye, nhận định chiến dịch lần này "rất đáng ngạc nhiên" vì nhắm tới các mục tiêu tập trung. Theo ông, sự kiện này chỉ là khởi đầu cho các cuộc tấn công quy mô lớn hơn trong tương lai.
Việt Anh
Năng lực của hacker Iran đến đâu, có tấn công được Mỹ? Tấn công mạng nhiều khả năng sẽ là hình thức trả đũa đầu tiên của Iran cho vụ ám sát tướng Qasem Soleimani. Những căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã kéo dài nhiều năm. Ngay những ngày đầu năm 2020, sự căng thẳng được đẩy lên cao khi Mỹ không kích sân bay Baghdad, tiêu diệt tướng Qasem Soleimani của Iran. Thế...