Cao Bằng: Nuôi vỗ béo trâu, con nào cũng to khỏe như lực sỹ, chưa là tỷ phú đã mua ô tô giá 700 triệu
Đến nay, trong chuồng nuôi của gia đình anh Trương Văn Du, dân tộc Mông, xóm Thăng Sặp, xã Cao Chương ( huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) luôn có 7 – 8 con trâu nuôi vỗ béo. Mỗi năm anh Du thu nhập trên 100 triệu đồng nhờ nuôi trâu vỗ béo…Anh đã mua được ô tô giá 700 triệu đồng.
Với mô hình nuôi trâu vỗ béo và làm việc vì lợi ích chung, anh Trương Văn Du, dân tộc Mông, xóm Thăng Sặp, xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) là tấm gương điển hình về học và làm theo Bác.
Anh Trương Văn Du, dân tộc Mông, xóm Thăng Sặp, xã Cao Chương (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) chăm sóc đàn trâu nuôi vỗ béo của gia đình.
Sau khi lập gia đình, anh Du gặp nhiều khó khăn do ruộng đất ít, thiếu kinh nghiệm canh tác.
Năm 2014, anh Du vay Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trùng Khánh 250 triệu đồng đầu tư chăn nuôi gia súc, trong đó có nuôi trâu vỗ béo.
Đến nay, trong chuồng nuôi của gia đình anh Du luôn có 7 – 8 con trâu vỗ béo, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình anh còn nuôi thêm ong mật, lợn, gà, vịt.
Video đang HOT
Năm 2019 – 2020, anh Du đầu tư mua máy cày trị giá 150 triệu đồng phục vụ nhu cầu của nhân dân; mua thêm 1 xe ô tô trị giá 700 triệu đồng để chở nguyên vật liệu.
Gia đình anh Du thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Từ một hộ nghèo, hiện nay gia đình anh Du là một trong những hộ có thu nhập khá trong xóm.
Không chỉ giỏi phát triển kinh tế, nuôi trâu vỗ béo giỏi, năm 2001, anh Du được người dân tin tưởng, tín nhiệm bầu giữ chức trưởng xóm.
Với tinh thần trách nhiệm cao và vì lợi ích chung của cộng đồng, anh Du tuyên truyền bà con trong xóm thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Anh sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của bản thân cho bà con trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.
Anh còn vận động người dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động, vật chất xây dựng nông thôn mới. Anh Du tự nguyện đóng góp trên 700 m2 đất làm đường liên xóm, giúp 34 hộ chăn nuôi trâu vỗ béo, chăn nuôi bò vỗ béo; vận động nhân dân trồng hơn 7 ha cỏ voi…
Năm 2020, anh Du được Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng tặng Bằng khen có thành tích tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020.
TP.HCM sẵn sàng đồng hành, giúp đỡ.. đồng bào dân tộc thiểu số
Bì thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định TP.HCM sẵn sàng đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc.
Tối 23-9, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức giao lưu với đại biểu già làng, trưởng bản tiêu biểu các dân tộc vùng biên giới - lịch sử cách mạng các tỉnh phía Bắc đến thăm TP.HCM năm 2020.
Đến dự có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông, cùng nhiều lãnh đạo khác.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu phát biểu tại giao lưu. Ảnh: TÁ LÂM
Phát biểu tại giao lưu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu, cho biết nhiều năm qua, TP luôn chú trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, huy động cao nhất mọi nguồn lực xã hội chăm lo cho nhân dân, nhất là thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc thực hiện có hiệu quả 6 chính sách dân tộc đặc thù trong đó các chính sách về giáo dục đã hỗ trợ, khuyến khích học tập cho gần 9.000 lượt học sinh, sinh viên người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hơn 12 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, TP đã tạo động lực để đồng bào các dân tộc TP tích cực hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động của TP, của địa phương và địa bàn dân cư; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của TP.HCM
Một tiết mục văn nghệ tại buổi giao lưu. Ảnh: TÁ LÂM
Đại diện già làng, trưởng bản tiêu biểu các dân tộc vùng biên giới - lịch sử cách mạng các tỉnh phía Bắc, ông Vàng Xín Dư (dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang) cho biết bản thân luôn gương mẫu đi đầu thực hiện, tuyên truyền vận động những người thân trong gia đình thực hiện trước. Ông thường xuyên gần gũi, nắm bắt tâm tư, tình cảm, chia sẻ những khó khăn đối với bà con; tuyên truyền, giải thích để bà con hiểu rõ và thực hiện tốt những quy định của pháp luật...
Phát biểu tại giao lưu, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, cho biết người dân TP và cả nước luôn biết ơn đồng bào dân tộc ở biên giới đã góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương của Tổ quốc.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, các tỉnh biên giới phía Bắc là "cái nôi" cách mạng, đồng bào dân tộc đã luôn bảo vệ, đồng hành cùng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước và công cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển Tổ quốc hiện nay.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại giao lưu. Ảnh: TÁ LÂM
Ông cũng bày tỏ mong muốn các già làng, trưởng bản tiếp tục làm tốt vai trò nòng cốt trong vận động nhân dân tại địa phương thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó, đóng góp tích cực vào gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Ông tin tưởng các già làng, trưởng bản tiếp tục là nhân tố quan trọng trong phát huy và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống cộng đồng, trở thành những "thư viện, bảo tàng sống" về sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ông khẳng định TP.HCM sẵn sàng đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc và mong muốn các già làng, trưởng bản trở thành "cầu nối" giữa đồng bào các dân tộc với nhân dân TP, tiếp tục đồng hành, ủng hộ công cuộc xây dựng và phát triển TP ngày càng văn minh, hiện đại.
Hà Giang: Tỷ phú nông dân người Mông xây nhà đẹp, mua xe hơi nhờ trồng cây đặc sản, bắt đất "nhả vàng" Anh Sùng Diu Sì, dân tộc Mông ở xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang trồng 6ha cam đặc sản và nhãn, mỗi năm thu nhập gần 1 tỷ đồng. Vườn cây đặc sản của anh cho trái trĩu cành, nhiều người bảo anh Sì xây được nhà đẹp, mua được xe hơi, cho các con ăn học thành người...