Cao Bằng: Độc đáo hang Ngườm Bang
Huyện Hạ Lang là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh chứa đựng nhiều huyền tích. Trong đó, Ngườm Bang với tỉnh lộ 207 xuyên qua hang động tạo nên nét độc đáo về cảnh quan trên địa bàn.
Đường tỉnh 207 xuyên qua hang Ngườm Bang
Ngườm Bang nối liền hai xóm Bản Thuộc, xã Đồng Loan và xóm Bang Trên (nay là xóm Hợp Nhất), xã Lý Quốc (Hạ Lang). Năm 2003, hang được cải tạo lại và trở thành tuyến đường chính của người dân nơi đây với chiều dài gần 100 m, rộng hơn 10 m, cao 10 m.
Hang động xuyên qua Phja Rân, nối liền các dãy núi hùng vỹ bao quanh ngôi làng, xung quanh hai bên cửa hang đều là đồng ruộng mênh mông. Khí hậu trong hang mát mẻ vào mùa hè, ấm áp về mùa đông. Trong hang còn có nhiều thạch nhũ hình dạng rất đẹp, vào mùa mưa sẽ có dòng nước chảy qua hang động.
Đến vùng đất nơi đây, du khách sẽ biết đến nhiều huyền tích thú vị gắn liền với lịch sử được người dân truyền miệng, trong đó, hang Ngườm Bang với câu chuyện về “tua ngưởc” được người dân lưu truyền đến ngày nay. Theo các cụ cao niên, “tua ngưởc” là loài động vật rất bí ẩn, rất ít người từng nhìn thấy và nó không có hình dáng nhất định.
Tương truyền rằng, những người khi nhìn thấy “tua ngưởc” là sự báo hiệu cho cái chết sắp đến gần bởi hồn sẽ lìa khỏi xác, vẫn có một số ít người có thể sống sót nhưng bị ốm triền miên. Khi nhìn thấy “tua ngưởc” phát ra ánh sáng màu đỏ, chiếu sáng lấp lánh cả hang động là lúc nó đến bắt hồn người. Tuy nhiên, khi nhìn thấy màu đen, con người có cơ hội sống sót.
Nhũ thạch độc đáo trong hang Ngườm Bang
Ngày xưa rất ít người dám đi qua Ngườm Bang, thay vì đi qua hang người ta làm một con đường nhỏ trên núi để đi và phải đi cùng nhiều người. Mỗi lần qua ngọn núi trên hang, người dân sẽ bỏ mũ, xuống ngựa thể hiện sự tôn trọng đối với “tua ngưởc”. Mỗi năm vào dịp Tết, người dân hai xóm Bản Thuộc và Bang Trên sẽ tế lợn cho “tua ngưởc”, nếu nó nhận con lợn tế thì người dân được yên bình sống quanh năm, còn nếu nó không nhận sẽ phải trả giá bằng con người. Cũng có người kể rằng, những người bị bắt đi chủ yếu đều là con gái, “tua ngưởc” bắt họ về làm vợ…
Sau khi hang động được cải tạo đã trở thành con đường chính của người dân, cũng là một phần thuộc đường tỉnh 207 nối từ thị trấn Thanh Nhật (Hạ Lang) đến khu vực Bằng Ca về Trùng Khánh. Huyền tích “tua ngưởc” luôn được người già kể lại cho con cháu mỗi khi ngồi quây quần bên bếp lửa.
Video đang HOT
Hang Ngườm Bang tuy đã cải tạo nhưng còn giữ được nét độc đáo của thiên tạo. Đây là điểm đến thú vị dành cho những du khách yêu thích khám phá địa chất và tìm hiểu về văn hóa, con người bản địa.
Cận cảnh ghép đá độc đáo trong lòng giếng cổ hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An
Tồn tại qua hàng trăm năm, giếng Lèn làng Vĩnh Tuy, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành không chỉ là nguồn nước quý, mà còn là giếng cổ có kiến trúc độc đáo gắn liền với những huyền tích xa xưa.
Làng Vĩnh Tuy nằm bên bàu Rộc Cửa, dưới chân lèn Vĩnh Tuy là một làng cổ có cảnh quan đẹp và bề dày văn hóa lâu đời. Ảnh: Huy Thư
Ảnh: Huy Thư
Theo cụ Trần Long (93 tuổi) một người dân địa phương, giếng Lèn làng Vĩnh Tuy được đào từ thời Trần để lấy nước sinh hoạt cho người dân trong làng. Mạch giếng được một thầy địa lý giỏi đương thời chọn vị trí. Bên giếng có 2 cây giới cổ thụ tỏa bóng im mát cũng có tuổi đời hàng mấy trăm năm.
Ảnh: Huy Thư
Nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng của giếng cổ này là việc ghép đá trong lòng giếng. Giếng sâu khoảng 5m được ghép đá từ dưới lên trên theo 3 cách khác nhau. Đáy giếng cũng được lát một lớp đá khá bằng phẳng.
Ảnh: Huy Thư
Từ đáy giếng lên ngang mặt đất, lòng giếng được ghép bằng nhiều lớp đá dày từ 0,15 - 0,2m. Bên trong các phiến đá này được cắt gọt hình cung để khi ghép lại tạo thành lòng giếng hình tròn.
Ảnh: Huy Thư
Ngang mặt đất, giếng được ghép bằng 4 phiến đá dày khoảng 0,2m tạo thành lòng giếng hình vuông. Thành giếng là hình trụ lục giác được ghép bởi 6 phiến đá cao khoảng 0,8m, cạnh phía trong rộng 0,6 m.
Ảnh: Huy Thư
Anh Phan Văn Hoan, một người dân địa phương cho hay, giếng Lèn không chỉ cung cấp nước cho các hộ dân quanh vùng mà trước đây còn là nguồn nước sinh hoạt của các đơn vị bộ đội và nay còn cung cấp nước sinh hoạt cho trường mầm non trên địa bàn. Những năm 80 của thế kỷ trước, giếng Lèn làng Vĩnh Tuy đã được tôn tạo, xây cao thêm thành giếng, nền giếng, cửa giếng...
Ảnh: Huy Thư
Sau hàng trăm năm tồn tại, giếng Lèn làng Vĩnh Tuy vẫn là nguồn nước mát, ngọt, phục vụ sinh hoạt cho người dân quanh vùng. Trước đây, người dân đến lấy nước bằng cách múc gàu thì nay các gia đình đều lắp đường ống, lắp đầu hút vào trong lòng giếng. Mùa hè, nước giếng Lèn trong suốt, mát lạnh, người già muốn tắm nhiều khi vẫn phải pha thêm nước nóng.
Ảnh: Huy Thư
Điều đặc biệt là giếng không sâu lắm, có nhiều đầu hút cùng lúc, nhưng nước trong giếng chưa bao giờ cạn. Anh Nguyễn Thế Kiên sống cạnh giếng Lèn cho biết, có năm nắng hạn, người dân Diễn Châu đã dùng xe ô tô chở thùng nhựa đến đây hút nước đưa đi bán. Do giếng Lèn chưa bao giờ cạn nên dân làng muốn khảo giếng cũng khó. Để bảo vệ nguồn nước, những năm qua, miệng giếng được bà con đậy bằng một nắp tôn có khoan lỗ.
Ảnh: Huy Thư
Bên cạnh giếng, xóm cũng dựng một tấm bảng dưới gốc cây cổ thụ ghi nội quy giếng Lèn làng Vĩnh Tuy, nghiêm cấm mọi hoạt động xâm phạm di tích. Tại địa phương còn truyền tụng nhiều giai thoại, huyền thoại gắn với giếng Lèn làng Vĩnh Tuy. Hiện nay, giếng Lèn đã xuống cấp, người dân địa phương đang có ý định tôn tạo để gìn giữ nguồn nước quý, bảo vệ một di tích cổ kính của quê hương.
Ảnh: Huy Thư
Cách giếng Lèn tầm 100 m về phía Tây - Bắc là mỏm đá hình mỏ phượng cao tầm 30 m nhô lên giữa trời xanh. Dân gian cho rằng đây là một mỏm đá thiêng của lèn Vĩnh Tuy. Dưới chân mỏm đá là chùa Văn Sơn mới được khôi phục trên dấu tích của chùa làng Vĩnh Tuy.
Ảnh: Huy Thư
Cách giếng Lèn tầm 200 m về phía Nam là đền Cố Đá - một di tích có cảnh quan đẹp, linh thiêng trong vùng. Cùng với lèn Vĩnh Tuy, giếng Lèn, bàu Rộc Cửa, chùa Văn Sơn, hang Trống... đã tạo nên một quần thể di tích danh thắng độc đáo, điểm đến hấp dẫn của du khách khi về thăm Vĩnh Thành.
Độc đáo những ngôi nhà cây mọc "xuyên mái" ở Hà Nội Nhiều gia đình ở Hà Nội chấp nhận để cây đâm xuyên ngôi nhà như một cách tạo cảnh quan và giữ gìn sự tồn tại lâu đời của cây cổ thụ. Ảnh: Bảo Ngọc. Nhiều năm qua, những ngôi nhà có cây đâm xuyên mái không phải là hiếm ở Hà Nội. Điển hình là căn nhà Motor servicc ở đê Long...