Cao Bằng: Chuẩn bị điều kiện sẵn sàng các kịch bản ứng phó nCoV
Kịch bản tình huống 1 đã triển khai, khu vực tiếp nhận, cách ly và theo dõi công dân từ Trung Quốc trở về Việt Nam cũng đã được khảo sát, đánh giá với khả năng thu dung lên đến 400 người. Tỉnh Cao Bằng đã chuẩn bị điều kiện, sẵn sàng triển khai tiếp các kịch bản tình huống ứng phó với nCoV.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra, tỉnh Cao Bằng đã khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống nCoV với kế hoạch cụ thể từ tuyên truyền trong dân, tạm ngừng lễ hội, hạn chế các hoạt động tập trung đông người đến lập chốt tại các đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới Việt – Trung, thành lập đội phản ứng nhanh…
Ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, việc phòng, chống dịch bệnh hiện nay tại Cao Bằng vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, tỉnh Cao Bằng hiện còn khoảng 400 người đang lao động bên Trung Quốc, các tỉnh khác không thống kê được vì có nhiều trường hợp bị giữ bằng đường biển, về bằng đường bộ qua Cao Bằng.
Tính đến ngày 4/2, đã có hơn 50 người được đưa vào khu vực cách ly để theo dõi 14 ngày theo quy định. Số người này đa phần ngoại tỉnh, không ai trong số này có biểu hiện sốt.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, các Bộ, ngành và tỉnh, đến nay Cao Bằng đã triển khai đầy đủ, xây dựng kế hoạch với 3 kịch bản. Kịch bản 1: Trong điều kiện chưa có dịch. Kịch bản 2: Khi có dịch. Kịch bản 3: khi dịch bùng phát với nội dung ứng phó với nCoV.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng (thứ 2 từ trái sang) Nguyễn Trung Thảo kiểm tra công tác phòng, chống dịch Viêm phổi cấp do virus Corona tại Khoa Truyền nhiễm – BVĐK tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nguyễn Khoa.
Đội ngũ y, bác sĩ thực hành trang bị bảo hộ phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Báo Cao Bằng.
Phun khử trùng, tiêu độc trong trường học. Ảnh: Báo Cao Bằng
Video đang HOT
Mỗi kịch bản có các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Kịch bản 1 hiện nay đã triển khai hết, lễ hội đã dừng, học sinh cũng đã được cho tạm nghỉ học để tiêu trùng khử độc tại các cơ sở, hạn chế các hoạt động đông người, hoạt động nào không thực sự cần thiết đã được cho dừng.
Bộ đội biên phòng Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cấp khẩu trang miễn phí và tuyên truyền cho người dân về nCoV. Ảnh: Đồn Biên phòng Trà Lĩnh
Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Quang Long tuyên truyền phòng, chống dịch tại xã Quang Long, huyện Hạ Lang. Ảnh: Báo Cao Bằng.
Đường mòn lên cột mốc 745 đã được bà con nhân dân rào lại và có lực lượng biên phòng chốt trực.
Bộ đội biên phòng Đồn Biên phòng Trà Lĩnh tuần tra tại các đường mòn, lối mở.
Theo ông Hoàng Xuân Ánh, hiện lực lượng biên phòng đã lập 70 chốt dọc tuyến 333km đường biên giới của Cao Bằng để làm thủ tục tiếp nhận người Việt Nam từ Trung Quốc về nước. Những người từ Trung Quốc về Việt Nam sẽ được đưa vào khu vực cách ly các huyện đã bố trí sẵn.
“Trước đó, có 3 trường hợp có biểu hiện sốt, ho, đã được đưa vào phòng cách ly tại bệnh viện để kiểm tra. Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Hà Nội, cả 3 trường hợp này đều cho kết quả âm tính. Do đó, việc phòng, chống dịch bệnh hiện nay tại Cao Bằng vẫn đang trong tầm kiểm soát”, ông Ánh nói.
Ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng (người thứ 2 bên phải) kiểm tra khu vực tiếp nhận và theo dõi công dân từ Trung Quốc trở về Việt Nam. Ảnh: Báo Cao Bằng.
Tỉnh Cao Bằng đã bố trí một trung đoàn quân đội có đầy đủ điều kiện, khu vệ sinh, ăn uống, sân chơi, xung quanh có hàng rào lưới làm khu cách ly, theo dõi công dân từ Trung Quốc trở về Việt Nam, có quân đội làm nhiệm vụ giám sát tránh trường hợp người bị cách ly theo dõi tự ý bỏ về, đi vào cộng đồng dẫn đến mất soát được.
Khu vực cách ly theo dõi tại Trung đoàn 852 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm TP.Cao Bằng 10km, thuộc xã Ngũ Lão huyện Hòa An, biệt lập, xung quanh là núi. Khu vực này hiện đang bố trí 3 nhà ba tầng liền nhau, có khả năng thu dung khoảng 400 người và vẫn có thể tăng thêm; có lực lượng quân sự giám sát và có nhân viên y tế phun tiêu trùng, khử độc 2 lần/ngày.
“Cao Bằng đang triển khải hiệu quả kịch bản 1 và chuẩn bị điều kiện sẵn sàng cho kịch bản tình huống 2 và 3. Kế hoạch ứng phó với nCoV của tỉnh Cao Bằng đã có sẵn các kịch bản, tùy tình hình thực tế, ở tình trạng nào sẽ thực hiện theo kịch bản đó”, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết thêm.
Cao Bằng đã tạm dừng các hoạt động xuất nhập cảnh và lưu thông hàng hóa tại các cửa khẩu.
Trước đó, tại cuộc họp với các sở, ngành, lực lượng vũ trang và lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, ông Hoàng Xuân Ánh đã chỉ đạo tạm dừng các hoạt động qua lại các đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới; kiểm soát chặt chẽ người xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu.
Theo danviet.vn
Nhiều nơi học sinh được nghỉ, phụ huynh nháo nhào tìm người trông con
Sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, nhiều tỉnh thành khắp cả nước cho học sinh nghỉ học 1 tuần từ ngày 3/2.
Học sinh đeo khẩu trang kín mít trong giờ học
Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Lào Cai, Cao Bằng, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, Hải Phòng, Đồng Nai, Tây Ninh... đã có thông báo cho học sinh nghỉ học.
Tối 2/2, UBND thành phố Hà Nội quyết định cho học sinh toàn thành phố nghỉ học 1 tuần (từ ngày 3/2 đến hết ngày 9/2). Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 2 triệu học sinh từ mầm non đến THPT. Cùng ngày, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 01 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra trên địa bàn thành phố.
Theo đó, UBND thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện nghiêm việc các học sinh, sinh viên có biểu hiện nhiễm bệnh không đến trường; áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, sử dụng chất sát khuẩn; phun thuốc khử khuẩn tất cả các trường học trên địa bàn; thường xuyên theo dõi nắm tình hình dịch bệnh tại các trường học, cơ sở giáo dục và phối hợp với cơ quan y tế có biện pháp xử lý kịp thời; chủ trì phối hợp với Sở Y tế xem xét sẵn sàng thực hiện việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học khi dịch bùng phát; chỉ đạo các trường học, cơ sở đào tạo có học sinh, sinh viên đi về từ vùng có dịch để phối hợp tổ chức quản lý, giám sát nhằm phát hiện sớm trường hợp bệnh.
Tại Hà Nội, trong 2 ngày cuối tuần, các đơn vị đã phun thuốc khử trùng khoảng 3.000 trường học. Một số trường ngoài công lập ở Hà Nội đã thông báo lùi lịch học của học sinh từ 7 đến 10 ngày. Bà Vương Hương Giang, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cho biết, trên địa bàn có 39 trường công lập, 5 trường tư thục. Trong 2 ngày trở lại trường học sau Tết, số học sinh nghỉ lên đến 3.944 em. Các trường ngoài công lập như: Đoàn Thị Điểm, Vinschool, Trường liên cấp Newton, Trường PTLC Olympia... cũng đã thông báo lùi lịch học.
Chiều tối 2/2, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM ký văn bản chính thức cho phép học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ học thêm 1 tuần. Văn bản ghi rõ: "Học sinh, sinh viên, học viên các cấp học, bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố được nghỉ học từ ngày 3/2 đến hết ngày 9/2. Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT quận, huyện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức tốt các biện pháp phòng, chống dịch nCoV".
Các trường học tại TPHCM những ngày qua đã khử khuẩn, tổng vệ sinh và liên lạc thông tin cho phụ huynh, học sinh về dịch bệnh cũng như hướng dẫn các cách phòng tránh.
Ngày 1/2 và 2/2, nhiều trường tư thục, quốc tế trên địa bàn có văn bản cho học sinh nghỉ học thêm 1 tuần so với thời gian đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Riêng các trường đại học, nhiều trường cũng đã chủ động cho sinh viên nghỉ học thêm 1 tuần.
Ngày 2/2, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận cho phép trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên trong toàn tỉnh được nghỉ học từ ngày 3 đến 9/2.
Tại Đồng Nai, Phòng GD&ĐT thành phố Biên Hòa đã ra thông báo về việc cho học sinh nghỉ học trong hai ngày 3 và 4/2 để thực hiện các biện pháp phòng dịch như: phun xịt hóa chất khử trùng trường học, chuẩn bị nước rửa tay, khẩu trang, khảo sát lịch trình học sinh nghỉ Tết xem học sinh có đi đến các vùng có dịch hoặc tiếp xúc với người đến từ vùng có dịch.
Ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết, ngành y tế tạm cấp hóa chất cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trong tỉnh để khử trùng trường học. Đồng thời hướng dẫn nồng độ phun và hỗ trợ máy cho một số địa phương.
Tại cuộc họp ngày 2/2, ông Huỳnh Thanh Tạo, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona tỉnh Hậu Giang cho biết, học sinh, sinh viên trên địa bàn sẽ nghỉ học thêm 1 tuần sau kỳ nghỉ Tết.
Theo bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hậu Giang, Sở thông báo và yêu cầu tất cả các trường học trong thời gian học sinh nghỉ học phải vệ sinh, dọn dẹp trường lớp nhiều hơn nữa, đồng thời đề xuất ngành y tế phun xịt khử trùng toàn bộ trường học trên địa bàn.
ến ngày 2/2, tại Hậu Giang chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh, song tỉnh tích cực phòng chống dịch bệnh, vì tỉnh có nhiều người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc cư trú, làm việc.
Ngày 2/2, Sở GD&ĐT Kiên Giang và Sở GD&ĐT Vĩnh Long có công văn về việc cho phép học sinh nghỉ học một tuần và bố trí học bù vào thời gian thích hợp.
Tạm dừng lễ hội, công bố đường dây nóng
Trước đó, ngày 1/2, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành công văn yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tạm dừng tổ chức các lễ hội chưa khai mạc, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, hội thảo... để tập trung phòng, chống dịch. Đối với các lễ hội đã tổ chức khai mạc, phải giảm quy mô, thời gian tổ chức lễ hội, giảm các hoạt động trong lễ hội; hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người tham gia, đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. UBND tỉnh cũng đã ra thông báo về việc tạm dừng tổ chức chương trình nghệ thuật "Kiên Giang 20 năm lấn biển dựng quê hương" vào lúc 20 giờ ngày 3/2.
Tại Hậu Giang, nhằm đảm bảo việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, để kịp thời phát hiện những hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với trang thiết bị y tế, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang thông báo tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân qua số điện thoại đường dây nóng 0939.884.555 và 0939.838.979, tiếp nhận 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần và được bảo đảm bí mật theo quy định.
Theo Tiền phong
11 tỉnh nguy cơ thành ổ dịch viêm phổi Vũ Hán Bộ Y tế yêu cầu 11 tỉnh phối hợp ngành y tế điều tra, xử lý ổ dịch trong trường hợp phát hiện ca mắc hoặc nghi ngờ viêm phổi do virus nCoV. Các tỉnh gồm Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Kiên Giang. 11 tỉnh thành này phải...