Cao Bằng: Băng qua vùng đất từng bị vàng tặc “thống lĩnh”
Các xã Quang Trọng, Minh Khai, Canh Tân thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng từng là khu vực bị vô số “ vàng tặc” “ thống lĩnh”, tụ tập khai thác trái phép, khiến chính quyền đau đầu nghĩ cách đối phó.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhiều khu vực đồi núi nằm trên địa bàn huyện Thạch An (Cao Bằng) được dư luận đồn thổi là có nguồn tài nguyên khoáng sản vàng bất tận. Theo đó, nhiều thợ vàng, bưởng vàng từ khắp mọi nơi, đặc biệt là các “thầy vàng” đến từ tỉnh Thái Nguyên, chen nhau đổ về mua đất, dựng lán, liên kết với người dân bản địa tìm cơ hội tận thu vàng bằng mọi cách để làm giàu bất chính. Cho đến tận thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Thạch An vẫn chưa có cơ sở nào được cơ quan chức năng nào có thẩm quyền cấp phép khai thác càng chính thống. Tất cả đều là khai thác lậu nhưng tất cả đều hoạt động rầm rộ suốt bao nhiêu năm qua.
Xe chở PV Dân trí di chuyển vào điểm nóng “vàng tặc” trong sự để ý đặc biệt của nhiều người dân 2 bên đường.
Xuất phát từ Quốc lộ 3 đi Cao Bằng, chúng tôi men theo con đường mòn liên huyện chạy qua các xã Đức Vân – Thượng Quang thuộc huyện Ngân Sơn (một huyện vùng cao Bắc Kạn được mệnh danh là núi vàng của núi rừng Việt Bắc) đến xã Quang Trọng. Đây được coi là một điểm nóng khai thác vàng trái phép mà rất nhiều đời “vàng tặc” chỉ vì tranh giành lãnh địa đã ra tay “tàn sát” nhau, gây nên những cuộc đổ máu kinh hoàng, khiến nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo huyện, xã phải “bó tay”.
Người dẫn đường cho hay, từ những năm 90, muốn đi vào điểm nóng vàng tặc tại xã Quang Trọng chỉ có phương tiện hữu hiệu nhất là ngựa thồ. Hoặc không phải cuốc bộ. Những năm đó, thợ vàng chỉ có thể khai thác vàng bằng phương pháp thủ công như dùng cuốc xẻng đào hố, mở moong tát nước bằng gầu sòng, vận chuyển đất cát sỏi từ hố vàng đến thoòng (nơi chứa nước đãi vàng).
Video đang HOT
Một điểm “vàng tặc” đang khai thác
Đến những năm giữa thập kỷ 90, số lượng “vàng tặc” tăng nhanh với sự góp sức của nhiều máy móc hỗ trợ hiện đại hơn, như máy khoan, máy bơm nước, máy nghiền đá… Đặc biệt là máy sàng lọc vàng xuất hiện cùng với hoá chất Xianua tàn phá môi trường. Công nghệ mới này đã giúp hàng trăm bưởng vàng, thợ vàng bỗng trở thành đại gia phố núi. Cũng từ đây, nhiều đại gia “vàng tặc” đã bạo tay hơn trong việc cải thiện “quan hệ” tại địa phương, họ xây dựng nhiều ngôi nhà cao tầng và mua sắm thêm nhiều vật dụng đắt tiền.
Hình ảnh các nông dân “chân đất” bần hàn lột xác thành những “chủ bưởng” giàu có tiếng tăm, khiến việc khai thác vàng trái phép tại các tỉnh Cao – Bắc – Lạng trở thành công việc lý tưởng để đổi đời, khiến nhiều người thèm muốn.
Phương tiện khai thác vàng mà các “vàng tặc” bỏ lại
Đến khu Khau Liểm – đầu xã Quang Trọng, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là dãy lều lán, nhà dân mọc san sát hai bên đường. Các thiết bị mà “vàng tặc” sử dụng để khai thác vàng như vòi bơm nước, máy khoan, máy nghiền đá… nằm chỏng chơ. Phía sau khu lán trại là những hang hố trống rỗng, đất núi bị “vàng tặc” cày xới tan hoang chưa được hoàn lấp hết. Hiện trường các bãi vàng là nham nhở những hố sâu nằm ven suối mà trước đó đã từng là những cánh đồng màu mỡ.
Khi chúng tôi dừng xe để quan sát bãi vàng Khau Liểm, hai người đàn ông trạc tuổi 40 lập tức xuất hiện với vẻ mặt rất cảnh giác và thiếu thân thiện. Người có khuôn mặt xương gầy truy xét: “Các ông làm gì ở đây?”. Không đợi chúng tôi trả lời, người này rút điện thoại ra báo tin cho ai đó rồi nói tiếp: “Ở đây không có gì. Các ông đi ngay cho”.
Theo con đường độc đạo, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào “đại bản doanh” của nạn khai thác vàng phía xã Minh Khai. Đập vào mắt chúng tôi là la liệt máy xúc nằm hai bên đường, nhiều máy bơm cũng nằm “ngửa bụng” phơi nắng trước các ngôi nhà đóng kín cửa.
La liệt thùng phuy đựng hoá chất, nhiên liệu và máy xúc không có biển kiểm soát nằm ì san sát hai bên đường
Hầu hết người dân hai bên đường đều “săm soi” khách lạ với một sự tiếp đón thiếu thiện cảm
Phát hiện cuộc hành trình của chúng tôi, một số đối tượng đã mật báo cho nhau. Vì vậy, quãng đường xe chúng tôi đi đến đến địa phận thôn Nà Kể (xã Minh Khai – Thạch An) yên ắng lạ lùng. Ngay sát nhà người dân hai bên đường, la liệt thùng phuy được sử dụng để đựng nhiên liệu phục vụ cho máy xúc, máy nổ. Cách không xa nhà dân, một chiếc máy xúc đang nằm giữa ruộng, bên cạnh nhiều moong nước cũng không thấy có động tĩnh gì.
Chúng tôi vừa cầm máy để ghi lại hình ảnh chiếc máy xúc dưới ruộng lúa thì lại có hai người đàn ông mang khuôn mặt dữ dằn áp sát. Một người giơ ngay máy ảnh chụp lại xe chúng tôi.
Hai người đàn ông theo dõi và chụp ảnh mọi hoạt động của các phóng viên.
Một người phụ nữ địa phương cho biết, trước đây khu vực xã Quang Trọng luôn là điểm nóng về nạn “vàng tặc”. Từ hơn một tháng trở lại đây, chính quyền vào cuộc quyết liệt hơn nên khu vực này đang tạm yên ắng. Hầu hết các chủ bưởng vàng đã rời bỏ địa bàn. Nhiều máy móc phương tiện phục vụ cho việc đào trộm vàng đã được đưa lên để hai bên ven đường nằm “chết” một chỗ; khiến nhiều hàng quán, nhà cửa nơi đây cũng phải đóng kín chờ… “vàng tặc” quay lại mới có cơ hội hoạt động.
Người phụ nữ cũng lý giải nguyên nhân của sự im ắng lạ kỳ tại điểm nóng khai thác vàng trái phép này là do cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng vừa có đợt ra quân kiểm tra xử phạt. “Có công an tìm về điều tra, truy bắt “vàng tặc” nên một số đã bỏ trốn, số còn lại thì chỉ biết nằm im mà thôi”.
Ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng – cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 30 – CT/TU ngày 9/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức lực lượng truy quét các đối tượng “vàng tặc” nhằm ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm nguồn nước sông Hiến, sông Bằng, vừa qua, huyện Thạch An đã thành lập 2 tổ công tác trực 24/24h để ngăn chặn hoạt động khai thác vàng trái phép tại điểm nóng 3 xã Quang Trọng – Minh Khai – Canh Tân. Cùng đó, CQĐT Công an tỉnh Cao Bằng cũng đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự ” khai thác khoáng sản trái phép” xẩy ra trên địa bàn 3 xã Quang Trọng – Minh Khai – Canh Tân thuộc huyện Thạch An và đang tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ những đối tượng có liên quan để xử lý theo quy định pháp luật. Đến thời điểm này, tình trạng khai thác vàng trái phép tại điểm nóng đã được dẹp bỏ, tuy nhiên, nguy cơ tái diễn hoạt động khai thác vàng trái phép vẫn còn rất lớn. Để giải quyết vấn đề này về lâu dài thì địa phương sẽ tiếp tục tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu để không còn tái diễn việc khai thác vàng trái phép trên địa bàn.
Theo Dân Trí
Giải tỏa 21 điểm khai thác vàng trái phép ở Đắk Nông
Từ ngày 15 đến 17.5, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Đắk G'long và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quảng Sơn, đơn vị quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn xã Quảng Hòa và Quảng Sơn, H.Đăk Glong, tiến hành kiểm tra truy quét, giải tỏa 21 điểm hoạt động khai thác vàng trái phép.
Truy quét vàng tặc ở các tiểu khu 1660, 1661 và 1673
Các điểm khai thác này nằm rải rác dọc theo suối Phèn và suối Thần có chiều dài khoảng 7 km thuộc các tiểu khu 1660, 1661 và 1673.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã lập biên bản tháo dỡ, tiêu hủy 41 lán trại, 35 máy nổ, 35 đầu bơm nước các loại, 39 dàn sàn các loại, khoảng 3.550 m ống nước, 960 lít dầu diezel, 1 máy phát điện, 1 máy nén hơi, 1 cối xay đất, đá và nhiều phương tiện vật dụng dùng để đào đãi vàng sa khoáng.
Theo Thanh Niên
Sông Mã bị "băm nát" vì "dân" đào vàng sa khoáng Nhiều tháng nay, tình trạng một số cá nhân, Công ty chưa được cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản đã lợi dụng mực nước Sông Mã xuống thấp, dùng xà lan để khai thác vàng sa khoáng một cách "vô tội vạ" trên thượng nguồn đoạn chảy qua địa phận huyện Quan Hóa và Bá Thước (Thanh Hóa). Theo tìm...