Cảnh trong Medal of Honor bị kênh tin tức tại Iran tưởng nhầm là chiến trường thực tế
Câu chuyện hi hữu vừa xảy ra giữa giới truyền thông thời sự với video game khi một kênh tin tức tại Iran vô tình lấy một cảnh trong tựa game Medal of Honor của EA đưa vào bản tin và bị nhầm rằng đây là chiến trường thực tế mô tả lại một đơn vị bắn tỉa của phiến quân Hezbollah.
6 năm kể từ lúc ra mắt, Medal of Honor vẫn nằm trong danh sách game FPS rất đáng chơi của ngành công nghiệp giải trí này. Tuy đã lùi vào dĩ vãng nhưng sức ảnh hưởng của nó có vẻ như còn lâu mới tắt ít nhất là với một kênh tin tức tại Iran khi họ nhầm tưởng một cảnh bắn tỉa qua kính dò nhiệt trong game là một trường đoạn chiến đấu có thật ngoài đời. Không biết là họ cố tình đưa lên như vậy hay vô tình vì đồ họa trong game trông giống như thật.
Kênh tin tức này đưa video lên và nhận định rằng đây là một cảnh bắn tỉa bạo lực tại Syria và được ghi lại bởi các chiến binh Hezbollah khi đang trong quá trình hạ gục mục tiêu. Và nếu như bạn để ý kĩ hơn 1 chút, nó sẽ có cả biểu tượng… headshot ngay ở HUD (Giao diện người dùng).
Đây cũng không phải lần đầu tiên một kênh tin tức thời sự bị nhầm giữa đời thật và game. Cách đây 3 năm, một kênh truyền hình tại Đan Mạch đã sử dụng backdrop (hình nền) của mình là thành phố Damascus trong Assassin’s Creed trong khi họ đang nói về các xung đột tại Syria. Ngoài ra, một chương trình quân đội của Trung Quốc còn nhận nhầm bộ giáp của Master Chief trong Halo là bộ giáp mới nhất của quân đội Mỹ. Đồ họa càng ngày càng phát triển, và cũng càng ngày càng dễ dàng bị nhận nhầm thành các cảnh ngoài thực tế vì vậy mà bản thân đội ngũ truyền hình cũng cần phải nâng cao hiểu biết hơn chứ để nhận nhầm tới mức như thế này thì quả nhiên là không hề ổn chút nào.
Video đang HOT
Phản ứng sau vụ việc đương nhiên là không tốt khi nhiều người lên tiếng phản đối hành động trên của phiến quân Hezbollah vì có rất nhiều người tin rằng, mục tiêu bị hạ gục là các binh lính đóng giả thường dân của Israel (Phiến quân Hezbollah là kẻ thù không đội trời chung với Israel và đồng minh Mỹ nhưng bản thân họ khẳng định rằng không có liên quan tới Osama Binladen, Al-Qaeda hay tổ chức khủng bố ISIS). Việc gắn các cảnh hành động trong game vào một cuộc chiến đầu đầu rơi máu chảy như vậy cũng gây hại cho cả ngành công nghiệp nói chung.
Với Medal of Honor, vốn được đánh giá cao khi mô tả lại các sự kiện có thật trong cuộc chiến của đặc nhiệm Mỹ tại Trung Đông nhưng lại có một cái kết khá mờ nhạt và khiến EA buộc phải loại bỏ sản phẩm này khỏi danh sách phát triển của mình trong nhiều năm tới.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật về vụ việc trên và phản ứng, cũng như cách xử lý khủng hoảng của kênh truyền hình tại Iran.
Mời các bạn tiếp tục truy cập chuyên mục PC-Console của Game4V để cập nhật các thông tin game mới nhất.
Theo Game4V
"Tôi đã chán ngấy việc so sánh XONE và PS4 rồi! Dừng ngay lại"
Liệu việc so sánh đồ hoạ giữa các hệ máy console này có thực sự cần thiết và nó có ảnh hưởng gì đến việc trải nghiệm game của bạn hay không?
Khi một tựa game mới phát hành trên cả hai hệ máy là PlayStation 4 và Xbox One (hoặc PC), chắc chắn rằng bạn sẽ tìm thấy ngay những bài viết hay video clip so sánh về chất lượng đồ hoạ giữa hai hệ máy console nổi tiếng này. Đây dường như là thói quen thường xuyên mỗi khi một tựa game thuộc dạng AAA ra mắt, nhưng thực sự có nên quá quan trọng những kiểu so sánh như thế này? Chính người viết đã phải thốt lên rằng: &'Tôi đã chán ngấy việc so sánh XONE và PS4 rồi! Dừng ngay lại'.
Hãy đến với nạn nhân gần đây nhất là Far Cry Primal, sản phẩm mới nhất của Ubisoft trong series Far Cry nức tiếng. Nếu bạn đã có dịp theo sát những bước tiến của thương hiệu game này từ phiên bản Far Cry đầu tiên đến phần mới nhất là Far Cry Primal, bạn sẽ đồng ý với tôi rằng đây là một tựa game hành động cực kì hấp dẫn, cốt truyện lôi cuốn và có một nền đồ hoạ vô cùng đẹp mắt. Từ những khu rừng nhiệt đới, bãi cát dài tuyệt đẹp cho đến vùng Kyrat với những khu rừng xanh bạt ngàn hay những dãy núi quanh năm tuyết phủ... Hễ nhắc đến Far Cry là game thủ sẽ nghĩ ngay đến một sát thủ phần cứng, mà nếu muốn tận hưởng hết vẻ đẹp của game thì bắt buộc gamer phải có bên mình những hệ máy chơi game tân tiến như PlayStation 4, Xbox One hay một cỗ máy PC với cấu hình cao chót vót.
Hãy cùng tôi quan sát các screenshot dưới đây. Tôi thật sự không nhìn thấy một điểm khác nhau nào về đồ hoạ của PlayStation 4 và Xbox One trên bức ảnh này. Vâng, có thể bạn sẽ nhìn thấy trán của người đàn ông bên máy này "sáng" hơn bên máy kia một tí, hay gương mặt này nhạt hơn bên kia ? Và có lẽ bạn đang rơi vào cảm giác rằng một khác biệt nhỏ về đồ hoạ giữa hai máy có nghĩa là game bên hệ máy này sẽ mang lại trải nghiệm game tốt hơn bên kia. Đây là minh chứng rõ ràng rằng dường như chúng ta đang sống trong một xã hội bị ám ảnh bởi "ngoại hình" đúng không?
Video game là một phương tiện mang những cái nhìn rất trực quan, hãy nhớ về những tựa game cổ điển, chúng vẫn được yêu thích và sẽ sống mãi trong mỗi game thủ dù đồ hoạ không hề tuyệt vời. Vậy tại sao chúng ta cứ phải chăm chăm soi mói về đồ hoạ của hệ máy này so với hệ máy kia, mặc dù chúng gần như tương đồng nhau đến hơn 99%.
Tôi quan tâm đến việc mọi người sẽ tranh luận với nhau về việc chơi game, cảm nhận cốt truyện ra sao hoặc làm thế nào để hoàn thành game một cách hoàn hảo nhất? Một trong những trò chơi yêu thích của tôi là Call of Duty, tôi quan tâm đến việc mặt đất, công trình, cây cối của game được mô tả thực tế như thế nào? Không, nó không ảnh hưởng đến lối chơi của tôi, việc tôi quan tâm là sẽ cho kẻ địch vài viên vào đầu hay bỏ chạy mỗi khi nguy hiểm! Hoặc như tựa game Dying Light, việc bỏ chạy trối chết khi đối đầu lũ zombie quan trọng hơn việc bạn cắm đầu chạy trên mặt đất được mô tả đẹp như thế nào!
Hơn nữa, có lẽ đa số game thủ hài lòng với những gì đang có. Họ hài lòng khi game chạy ở 720p hoặc những người khác chạy ở 30FPS, điểm duy nhất khiến đồ hoạ game trở thành một chủ đề của cuộc tranh luận là nếu nó thật sự có sự khác biệt nghiêm trọng giữa hai giao diện, và nó ảnh hưởng đến lối chơi của game thủ. Đối với trường hợp hiếm gặp như tỷ lệ khung hình hay các lỗi khác xứng đáng được mổ xẻ thì việc tranh luận độ trung thực hình ảnh giữa hai hệ máy là hoàn toàn không cần thiết.
Đừng quá tập trung vào hình ảnh bên ngoài của game, giống câu nói của ông bà ta đấy, tốt gỗ hơn tốt nước sơn" (dù thời đại này cần tốt cả sơn và gỗ). Việc so sánh đồ hoạ chỉ làm nóng thêm cuộc chiến giữa các game thủ console, trong khi nó hoàn toàn vô lý và không cần thiết.
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi chuyên mục PC-Console của Game4V để cập nhật các thông tin game mới nhất.
Theo Game4V
Nhờ Nvidia, Rise of the Tomb Raider trên PC có bộ mặt khác hẳn console Nhiều người nghi ngờ rằng phiên bản trên PC của Rise of the Tomb Raider chỉ là một bản port đơn thuần từ console lên và sẽ chẳng có nhiều khác biệt. Game thủ thậm chí chỉ mong nó không lỗi mà thôi. Tuy nhiên, dường như Nvidia và Crystal Dynamics đã làm tốt hơn hẳn mong đợi. Đoan video mới nhất của...