Cạnh tranh Mỹ – Trung tại châu Phi: Washington sẽ là lựa chọn tốt hơn?
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vào ngày 13/12 đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ – Châu Phi tại Washington bằng cách nêu bật về dân số trẻ của Châu Phi – phản ánh nhân khẩu học chắc chắn sẽ khiến “Lục địa Đen” trở thành một nhân tố toàn cầu quan trọng trong những thập niên tới.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu ngày 13/12. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), bà Harris đã đưa ra chủ đề lạc quan khi khởi đầu sự kiện kéo dài ba ngày quy tụ các nhà lãnh đạo từ 49 quốc gia châu Phi và Liên minh châu Phi tham dự các cuộc đàm phán cấp cao. Khoảng 60% dân số châu Phi dưới 25 tuổi và đến năm 2050, con số này dự kiến tăng lên 80%.
Phó Tổng thống Harris cũng thông báo rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ đầu tư thêm 100 triệu USD để mở rộng Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ châu Phi. Bên cạnh đó, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ đang làm việc về các biên bản ghi nhớ mới, được kỳ vọng sẽ dọn đường cho 1 tỷ USD tài trợ thương mại ở Châu Phi.
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan vào ngày 12/12 thông báo Mỹ cam kết chi 55 tỷ USD tại châu Phi trong 3 năm tới vào nhiều lĩnh vực để xử lý “những thách thức cốt lõi của thời đại chúng ta”.
Sự hiện diện của phó Tổng thống Harris tại diễn đàn là một trong một loạt các sự kiện được lên kế hoạch để thể hiện sự quan tâm và cam kết của Mỹ đối với châu Phi sau nhiều năm một số quan chức than phiền Washington thiếu gắn bó với lục địa nơi đang trở thành địa điểm tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Châu Phi rất quan trọng đối với các cường quốc vì nơi đây có sự tăng trưởng dân số tăng nhanh, nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể và là khối bỏ phiếu khá lớn tại Liên hợp quốc.
Châu Phi vẫn mang tầm chiến lược quan trọng lớn khi Mỹ điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình, tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Biden coi Trung Quốc là đối thủ hàng đầu về kinh tế và quân sự của Mỹ.
Video đang HOT
Cùng ngày 13/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu: “Chúng tôi vui mừng khi thấy rằng tất cả các bên của cộng đồng quốc tế đang chú ý nhiều hơn đến châu Phi, nhưng chúng tôi kiên quyết phản đối việc sử dụng châu Phi như một địa điểm cạnh tranh và sử dụng chiến lược châu Phi như một công cụ để hạn chế và công kích sự hợp tác của các nước khác với châu Phi”.
Về phần Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông có lịch trình gặp gỡ các lãnh đạo châu Phi vào ngày 14/12. Trước khi hội nghị thượng đỉnh được tổ chức, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Biden ủng hộ Liên minh châu Phi trở thành thành viên thường trực của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đồng thời bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu về “Lục địa Đen” Johnnie Carson đóng vai trò thi hành các ý tưởng.
Theo AP, trước khi bế mạc hội nghị thượng đỉnh, có khả năng Tổng thống Biden sẽ tuyên bố chương trình công du nhiều nước châu Phi trong năm 2023.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin gặp gỡ lãnh đạo Djibouti, Somalia, Niger ngày 13/12. Ảnh: AP
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin vào ngày 13/12 đã gặp Tổng thống các nước Angola, Djibouti, Niger và Somalia. Djibouti là quốc gia nơi có sự hiện diện của căn cứ quân sự Mỹ lẫn Trung Quốc. Niger và Somalia là tâm điểm của các hoạt động khủng bố từ Boko Haram, al-Shabab cùng một số nhóm có liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Quốc gia giàu dầu mỏ Angola trong khi đó đã nhận đầu tư lớn từ Trung Quốc trong những năm gần đây.
Ông Blinken phát biểu: “Chúng tôi đơn giản muốn sử dụng buổi sáng này để tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ mà chúng ta từng thảo luận, đặc biệt là hợp tác an ninh và các ưu tiên chung khác, bao gồm khí hậu, y tế, giáo dục, an ninh lương thực”.
Theo AP, mục đích của chính quyền Tổng thống Biden khi tổ chức sự kiện này là thuyết phục các khách mời châu Phi rằng Mỹ là một sự lựa chọn tốt hơn.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết Washington đã cáo buộc Bắc Kinh tạo “bẫy nợ” qua việc mở rộng các khoản vay không bền vững cho những nước nghèo, đang phát triển với mục đích thu hồi các dự án được hỗ trợ vốn vay khi những nước này không thể trả nợ.
Mỹ gửi tín hiệu đến các quốc gia châu Phi rằng đầu tư của Mỹ hấp dẫn hơn Trung Quốc bởi chúng minh bạch hơn.
Giáo sư Zhu Feng tại Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) nhận định Mỹ đã đi sau Trung Quốc trong đầu tư vào châu Phi do vậy qua hội nghị thượng đỉnh, Washington muốn đóng thêm nhiều vai trò tại châu Phi. Ông Zhu Feng nhận định: “Khi quan hệ của Trung Quốc với châu Phi ngày càng gần gũi hơn, đặc biệt là qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Mỹ không thể ngồi yên”.
Theo cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, các thỏa thuận của Trung Quốc với 632 doanh nghiệp tại châu Phi đạt tổng trị giá 735 tỷ USD vào năm 2020. Vào năm 2021, 800 thỏa thương mại và đầu tư ở 45 quốc gia châu Phi trị giá 50 tỷ USD. Trong cùng thời kỳ, Mỹ đã đầu tư 22 tỷ USD vào 80 công ty ở châu Phi.
Giáo sư Pang Zhongying tại Đại học Tứ Xuyên cho rằng Trung Quốc có thể gặp khó khi cạnh tranh với Mỹ ở châu Phi sau khi Nhà Trắng đưa ra cam kết về 55 tỷ USD. Ông Pang Zhongying nói: “Đối với Mỹ nó không phải là quá nhiều tiền nhưng với châu Phi lại là câu chuyện khác”.
Bộ trưởng Quốc phòng Austin: Mỹ không ngăn Ukraine phát triển năng lực tấn công tầm xa
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Mỹ không ngăn chặn Ukraine phát triển năng lực tấn công tầm xa của riêng mình với khả năng nhắm mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao ở Thủ đô Washington ngày 6/12. Ảnh: AFP/Getty Images
"Chúng tôi không làm việc để ngăn cản Ukraine phát triển năng lực của chính họ", ông Austin tuyên bố ngày 6/12 (theo giờ địa phương).
Bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được đưa ra sau khi một quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao nước này cùng ngày ám chỉ người Ukraine đứng sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây vào hai căn cứ của Nga và cáo buộc trực tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin phạm tội ác chiến tranh bằng cách nhắm mục tiêu tấn công vào dân thường và cơ sở hạ tầng.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland nói với CNN rằng "không ai nhận trách nhiệm" về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào căn cứ Nga, nhưng lưu ý rằng "người dân Ukraine rất sáng tạo; họ đang chế tạo máy bay không người lái, trên không và trên biển của riêng mình, những thứ đó cực kỳ hiệu quả."
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong ngày 6/12 rằng Washington "không khuyến khích cũng như không tạo điều kiện cho người Ukraine tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga".
Phát biểu trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và những người đồng cấp Australia, Ngoại trưởng Blinken nói ông biết về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào lãnh thổ Nga, nhưng không có thêm thông tin.
Ảnh vệ tinh cho thấy một máy bay tại sân bay Engels ở Saratov (Nga), nơi vừa bị tấn công bằng UAV. Ảnh: Maxar
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine tấn công 2 căn cứ không quân trong lãnh thổ Nga, nơi có nhiều máy bay ném bom, trong khi Ukraine không đưa ra bình luận chính thức.
Theo hãng tin RIA Novosti, Bộ Quốc phòng Nga cho hay các vụ tấn công xảy ra tại các khu vực Saratov và Ryazan, nhưng đã bị ngăn chặn bởi lực lượng phòng không. "Vào sáng 5/12, chính quyền Kiev, nhằm vô hiệu hóa các máy bay tầm xa của Nga, tìm cách tấn công bằng UAV phản lực do Liên Xô sản xuất tại sân bay quân sự Diaghilevo ở vùng Ryazan và sân bay Engels tại vùng Saratov", thông cáo của Bộ trên được RIA dẫn cho biết.
"Lực lượng phòng không của Nga đã đánh chặn các UAV của Ukraine bay tầm thấp. Có 3 binh sĩ Nga thiệt mạng và 4 người khác bị thương trong vụ tấn công. Hậu quả của vụ các UAV rơi và nổ tại các sân bay của Nga khiến bề ngoài của 2 máy bay bị thiệt hại nhẹ", thông cáo cho hay.
Sân bay Engels có nhiều máy bay ném bom tầm xa của Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ảnh: Maxar
Ukraine chưa xác nhận về việc tấn công bất cứ nơi nào trong số 2 sân bay trên. Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy số lượng lớn các máy bay ném bom chiến lược của Nga xuất hiện tại căn cứ không quân Engels ở Saratov.
Theo tờ The Guardian (Anh), những thông tin và video trên mạng xã hội cho thấy một vụ nổ xảy ra vào sáng 5/12 tại căn cứ không quân Engels ở Saratov, nơi có các oanh tạc cơ Tu-95 tham gia phóng tên lửa hành trình tại Ukraine.
Libya đứng đầu danh sách các nước sản xuất dầu châu Phi Theo báo cáo hàng tháng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vừa công bố, Libya đứng đầu châu Phi về sản xuất dầu vào tháng trước, với 1.163.000 thùng/ngày. Một cơ sở lọc dầu ở thị trấn Ras Lanuf, Libya. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trước đó, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Libya (NOC) công bố trên website chính...