Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Chương trình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu, do Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện từ vụ hè thu năm 2016 tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Để đánh giá hiệu quả, Ban cố vấn chương trình vừa tổ chức chuyến thăm tới tất cả các mô hình. Tại mỗi điểm, các nhà khoa học đã xuống tận ruộng xem từng vạt lúa, rồi trực tiếp trao đổi, giải đáp thắc mắc, với nhiều nông dân tham gia.
Sạ thưa, đỡ tốn giống
Cuộc trao đổi giữa nhà khoa học với nông dân về canh tác lúa thông minh. Ảnh: Trần Thế
Canh tác lúa thông minh là cả gói giải pháp kỹ thuật, từ làm đất, sạ hạt, bón phân, quản lý dịch hại, đến chăm sóc, thu hoạch… nói cách khác là chương trình khuyến cáo nông dân phấn đấu giảm bằng được chi phí đầu vào trong sản xuất mà vẫn đạt được, thậm chí vượt cả năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong đó, việc giảm lượng lúa giống khi gieo sạ sẽ có tác động dây chuyền đến toàn bộ gói kỹ thuật sản xuất lúa.
Tại ấp Tân Hưng Tây, xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, ông Thiệu Quang Sự – nông dân tham gia mô hình cho hay: “Trước nay bà con mình vẫn sạ từ 200 – 250kg lúa giống cho 1ha. Cá biệt có hộ sạ tới 350 – 400kg/ha. Nay, các nhà khoa học bảo tui sạ 80kg/ha, tui làm theo, nhưng được 7 ngày, thấy cây mạ lên thưa thớt, sốt ruột quá, tui mua thuốc xịt, xịt liền cho nở bụi”.
TS Hồ Văn Chiến – thành viên ban cố vấn chương trình giải đáp ngay cho ông Sự: “Cái này chúng tôi nói hoài rồi, 1m2 đất chỉ cần tối đa 600 bông lúa, mà sạ 80kg giống/ha thì mỗi m2 có trên 350 hạt, mỗi hạt chỉ cần 2 chồi là có 700 chồi, dư rồi. Còn gieo dày hay thúc cho nó nở bụi tới 1.200- 1.500 chồi thì phân nửa số đó sẽ là chồi vô hiệu. Số còn lại nằm trong đám rậm rạp kia sẽ ráng ngoi lên mà ra bông, nhưng bông sẽ nhỏ, ngắn, hạt ít, nhỏ, lại nhiều lép. Thân cây yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công, dễ đổ, ngã, phải xịt nhiều thuốc. Nhiều cây thì phải bón nhiều phân… Rốt cục số lượng thóc đẹp thu được sẽ không bằng sạ thưa. Ấy là chưa nói sạ thưa thì ít phải xịt thuốc, đỡ công bón phân, đỡ tổn hại sức khỏe, lại góp phần bảo vệ môi trường sống. Còn xịt thuốc cho nở bụi như vậy chỉ là để coi cho mát mắt, đêm ngủ ngon giấc thôi”…
Các lão nông tri điền, cả người ở trong và ngoài mô hình cùng à lên khi nghe TS Chiến nói.
Video đang HOT
Ông Quách Trường An ở ấp Bàu Cát, thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng có sáng kiến chắc ăn là trên 3 mảnh ruộng liền kề, ông sạ một mảnh 80kg giống/ha, mảnh tiếp theo 100kg, mảnh cuối cùng 115kg. Cả 3 mảnh ruộng lúa cùng phát triển, nhưng càng sạ thưa chồi lúa càng to, cứng, lá đứng thẳng, còn đám sạ dày cây lúa nhỏ, yếu, lá xòe ngang, dễ gập xuống. “Rõ ràng càng sạ dày, càng phải bón nhiều phân và xịt nhiều thuốc hơn mà chắc gì năng suất đã cao hơn đám sạ thưa”- ông nói.
GS-TS Mai Văn Quyền – Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công ty Bình Điền, nhấn mạnh: “Chúng tôi đã khuyến cáo bà con giảm giống từ lâu, nhưng để bà con tâm phục, khẩu phục thì phải làm từ từ, từ 250kg, xuống 200, 150, 100, rồi 80kg/ha. Thực tế ở huyện Tân Thạnh, Long An, bà con đã sạ 60kg, 50kg rồi và khẳng định vẫn đạt năng suất và chất lượng hạt lúa cao hơn sạ dày. Chỉ có điều bà con lưu ý phải làm đất cho kỹ, san lấp mặt ruộng cho phẳng, chủ động được nguồn nước tưới và nhất thiết phải dùng lúa giống xác nhận”.
Giảm lượng phân bón
Đây là cái đích thứ hai của chương trình. Để bảo đảm nội dung này, Công ty Bình Điền đã đưa ra bộ phân bón đặc chủng NPK Đầu Trâu phèn mặn, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới độ nhiễm mặn và chua phèn của đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh ven biển.
Ông Mai Hữu Tuấn ở ấp 4, xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, Bến Tre, khẳng định: “Phân bón lót Đầu Trâu phèn mặn của Bình Điền giúp giải mặn, hạ phèn thấy rõ”.
Ông Út Nhỏ (ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) làm gần 2ha lúa, trong đó có 0,5ha tham gia mô hình, cho biết: “Ruộng nhà tôi liền kề nên tui có dịp so sánh giữa bên mô hình và bên ngoài. Phân Đầu Trâu phèn mặn của Bình Điền rất tốt, lúa bên mô hình hơn hẳn bên ngoài dù bên ngoài đầu tư cao hơn. Đã qua 30 ngày tuổi mà không phải xịt thuốc, trong khi bên ngoài phải xịt trừ bệnh đạo ôn rồi. Bón tiếp Đầu Trâu TE A1, Đầu Trâu TE A2 theo đúng hướng dẫn, tui dám chắc lúa mô hình sẽ vượt xa bên ngoài mà tổng chi phí hạ hơn”.
Để cho chi phí sản xuất thấp mà vẫn đạt năng suất cao, cùng với bộ sản phẩm Đầu Trâu phèn mặn, Bình Điền đã đưa tới nông dân phân đạm hạt vàng 46A và DAP Avail, giúp bà con giảm lượng bón từ 30-50% so với sản phẩm cùng loại, cũng tức là tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.
Theo Danviet
Cần cơ chế hợp tác chủ động về nguồn nước sông Mê Kông
Lượng nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về khu vực ĐBSCL đã tăng lên đáng kể, giúp một số địa phương có thêm nguồn nước chống chọi với hạn hán.
Trong chuyến công tác mới đây đến đập Tiểu Loan và Cảnh Hồng trên sông Mê Kông qua tỉnh Vân Nam (còn gọi là sông Lan Thương) do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, phóng viên Đài TNVN có bài viết liên quan đến thông tin về quy trình vận hành, xả nước đập thủy điện thượng nguồn ở Trung Quốc và cơ chế hợp tác, cung cấp thông tin giữa các nước lưu vực sông Mê Kông - Lan Thương trong việc đối phó với hạn hán, mặn xâm nhập khu vực hạ du của dòng sông này.
Trên dòng sông Lan Thương qua tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hoàn thành 6 đập thủy điện gồm: Công Quả Kiều, Tiểu Loan, Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Ngọa Trát Độ và Cảnh Hồng.
Cảnh Hồng là con đập cuối cùng trên sông Lan Thương tính đến thời điểm hiện nay xả nước qua phát điện vào sông Mê Kông qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Mặt trước của đập Tiểu Loan - nơi nước xả xuống đập Cảnh Hồng phía hạ du
Ông Đường Thanh Đệ, Phó giám đốc Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng cho biết, đập thủy điện Cảnh Hồng xây dựng tháng 7/2013, phát điện vào tháng 6/2008, với 5 tổ máy phát điện, tổng công suất 1.750 MW. Đập nước Cảnh Hồng độ cao 108m, chiều ngang 746m, dung tích trữ nước khoảng 1,2 tỷ m3.
Ông Đường Thanh Đệ nói: "Về mặt điều hành, quy chế vận hành của đập Cảnh Hồng chủ yếu là dựa theo yêu cầu của cấp trên và tình hình sử dụng điện, cũng như tình hình nước đến từ thượng nguồn. Cơ chế vận hành chia thành 2 giai đoạn, mùa khô và mùa lũ. Cơ chế này được vận hành hợp lý tùy thuộc vào lưu lượng nước về từ thượng nguồn bởi vì trên đập nước Cảnh Hồng còn có một số đập nước khác".
Báo cáo của Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng cho thấy, trong thời gian từ 15/3 đến 31/5 vừa qua, đập Cảnh Hồng đã xả nước qua phát điện vào sông Mê kông theo 3 giai đoạn, với tổng lượng nước xả đạt khoảng 12,6 tỷ m3, gấp 1,96 lần so với lượng nước tự nhiên, và gấp 1,4 lần so với lượng nước điều tiết thông thường. Theo ông Vương Hồng Minh, đại diện Cục Khoa học và Công nghệ, Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc đang phối hợp với các nước hạ nguồn trong đó có Việt Nam để đánh giá tình hình xả nước lần này.
Trong khuôn khổ hợp tác, các nước lưu vực sông Mê kông - Lan Thương đang ở mức nhóm công tác chung với các cuộc họp hàng năm. Nếu gặp vấn đề khẩn cấp, Bộ trưởng của 6 nước sẽ nhóm họp. Trong khuôn khổ hợp tác cứ 2 năm sẽ tổ chức hội nghị cấp cao giữa lãnh đạo Mê kông - Lan Thương.
Ông Vương Hồng Minh cho biết: "Phía Trung Quốc với thái độ cởi mở đối với việc hợp tác về nguồn nước tài nguyên với 6 nước. Đã có cơ chế đối thoại Trung Quốc - Myanmar và 4 nước Ủy hội Mê Kông. Đồng thời cũng có cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê kông, trong đó lấy hợp tác về nguồn tài nguyên nước là một trong những trọng điểm và sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề này".
Ông Paradis Someth, chuyên gia thuộc Phòng Kế hoạch Phát triển Lưu vực của Ủy hội sông Mê Kông cùng tham gia chuyến công tác chia sẻ: hiện nay, Trung Quốc mới chỉ cung cấp cho Ủy hội sông Mê Kông thông tin về mực nước, quy trình vận hành xả nước của các đập thủy điện của mình trên phần sông Lan Thương trong mùa lũ, còn trong mùa khô thì chưa có, hoặc chỉ trong trường hợp khẩn cấp mới thông tin.
Ủy hội Sông Mê kông đang phối hợp Bộ Thủy lợi Trung Quốc để đánh giá hiệu quả đợt xả nước này. Báo báo sẽ được gửi cho các nước thành viên trong Ủy hội trước khi công bố, dự kiến trong tháng 7/2016.
Ông Paradis Someth nói: "Hiện nay, Trung Quốc và các nước thành viên Ủy hội sông Mê Kông đang cùng hợp tác. Tôi rất hy vọng việc hợp tác tiếp tục được tăng cường và chặt chẽ hơn. Trong thời gian tới chúng tôi mong muốn được chia sẻ thông tin nhiều hơn. Thông qua nội dung bản báo cáo đánh giá chung giữa Trung Quốc và Ủy hội sông Mê Kông, đây cũng là khởi đầu từ phía Trung Quốc cung cấp thông tin trong mùa khô".
Dịp này, bà Trần Thị Bích Vân, Vụ Phó Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu đoàn phóng viên khảo sát tình hình xả nước tại đập Cảnh Hồng bày tỏ, Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê Kông để sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn trước những tác động của biến đổi khí hậu.
Bà Vân nói: "Chúng tôi đánh giá cơ chế đem lại kết quả bước đầu hỗ trợ các nước hạ du sông Mê Kông ứng phó biến đổi khí hậu. Chúng tôi mong rằng, trong thời gian tới cơ chế hợp tác giữa các nước Mê kông - Lan Thương có những hoạt động thiết thực và trách nhiệm hơn để hỗ trợ cho các nước hạ lưu sông Mê Kông ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời thông qua đó cũng là kênh để trao đổi thông tin giúp cho các nước ở hạ lưu sông Mê Kông phát triển bền vững và sử dụng nguồn nước hiệu quả nhất".
Vào tháng 3/2016, theo đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc và Lào đã thực hiện xả nước tại các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông để hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với tình trạng hạn hán và mặn xâm nhập do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về khu vực ĐBSCL đã tăng lên đáng kể, giúp một số địa phương có thêm nguồn nước chống chọi với hạn hán và đẩy mặn.
Cũng vào tháng 3 vừa qua, tại Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Kông - Lan Thương lần thứ nhất với chủ đề "Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai".
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung Tam Á "Vì một cộng đồng chung tương lai hòa bình và thịnh vượng giữa các nước Mê kông - Lan Thương" và khẳng định cam kết của sáu nước đối với hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại tiểu vùng Mê kông, đồng thời đề ra các định hướng lớn cho hợp tác Mê Kông - Lan Thương./.
Theo VOV
Mỹ viện trợ bổ sung cứu trợ hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL Theo tin từ TLSQ Mỹ tại TP.HCM, Đại sứ Ted Osius ngày 5.7 công bố Washington vừa thông qua khoản viện trợ khẩn cấp bổ sung trị giá 500.000 USD để hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Việt Nam hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên "Khoản viện...