Cảnh sát trưởng Sri Lanka bị bắt giữ do các sai sót về an ninh
Cảnh sát Sri Lanka đã bắt giữ Tổng thanh tra cảnh sát Pujith Jayasundara vì đã phớt lờ các cảnh báo an ninh liên quan đến loạt vụ đánh bom kinh hoàng vào dịp Lễ phục sinh, khiến 258 người thiệt mạng.
Tổng thanh tra cảnh sát Sri Lanka, ông Pujith Jayasundara đã bị bắt. (Ảnh: AFP)
Cảnh sát Sri Lanka ngày 2/7 đã bắt giữ Tổng thanh tra cảnh sát Pujith Jayasundara và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hemasiri Fernando vì đã không ngăn chặn được loạt vụ đánh bom xảy ra vào dịp Lễ Phục sinh vừa qua khiến 258 người thiệt mạng.
Người phát ngôn của cảnh sát Sri Lanka, ông Ruwan Gunasekera cho biết ông Jayasundara cùng ông Fernando bị bắt giữ một ngày sau khi Tổng Công tố Dappula de Livera cho rằng việc các quan chức này phớt lờ những cảnh báo an ninh đã dẫn tới loạt vụ đánh bom kinh hoàng nói trên.
Trước đó, trong một bức thư gửi quyền cảnh sát trưởng Sri Lanka hôm 1/7, Tổng Công tố Dappula de Livera cho biết Tổng thanh tra cảnh sát Jayasundara và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Fernando đã không phản ứng với các cảnh báo nguy cơ đánh bom vào dịp Lễ Phục sinh, do đó họ cần phải bị xét xử vì tội bất cẩn gây hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí, ông Livera cho rằng 2 quan chức này có thể bị coi là “phạm tội ác chống lại loài người” theo luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Ông Fernando đã buộc phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka, trong khi Tổng thanh tra cảnh sát Jayasundara bị đình chỉ công tác sau khi 2 quan chức này nói rằng Tổng thống Maithripala Sirisena đã không tuân thủ các quy tắc riêng trong xử lý các cảnh báo do tình báo Ấn Độ cung cấp. Ngoài 2 quan chức trên, Tổng Công tố Dappula de Livera cho rằng 9 sĩ quan cảnh sát cấp cao khác cũng cần bị truy tố vì các sai sót về an ninh.
Chính quyền Sri Lanka ngày 20/6 đã mở cuộc điều tra hình sự đầu tiên đối với các nhân viên an ninh vì “nhiều sai sót” trước khi xảy ra loạt vụ đánh bom liều chết dịp Lễ Phục sinh. Trước đó, chính quyền Sri Lanka thừa nhận rằng một số cảnh báo về âm mưu tấn công do nước láng giềng Ấn Độ gửi tới đã bị bỏ qua. Cơ quan Tình báo nhà nước (SIS) bị chỉ trích vì không hành động sau khi nhận được các cảnh báo từ Ấn Độ.
Loạt vụ đánh bom dịp Lễ Phục sinh vừa qua là vụ bạo lực nghiêm trọng nhất ở Sri Lanka kể từ khi cuộc nội chiến ở nước này kết thúc cách đây một thập kỷ. 45 công dân nước ngoài nằm trong số những người thiệt mạng và 500 người bị thương trong 8 vụ tấn công xảy ra gần như đồng thời. Sri Lanka đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp kể từ sau vụ việc kinh hoàng trên./.
Theo Thùy An (TTXVN/Vietnam )
An ninh 'tận chân răng' bảo vệ Tổng thống Sri Lanka dự sự kiện
Cảnh sát Sri Lanka áp dụng một số biện pháp an ninh đặc biệt nhằm bảo vệ đương kim Tổng thống Maithripala Sirisena tham dự lễ tưởng niệm 26 năm ngày cố Tổng thống Ranasinghe Premadasa bị ám sát.
Lực lượng an ninh Sri Lanka tuần tra tại thủ đô Colombo ngày 27/4/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Chính phủ Sri Lanka đã tăng cường các biện pháp an ninh trong bối cảnh các đảng chính trị tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động (1/5), sau khi nhà chức trách kêu gọi hoãn các cuộc mít tinh do lo ngại tấn công khủng bố.
Giới chức Sri Lanka cho biết đã triển khai thêm nhiều cảnh sát cho chiến dịch bao vây và truy quét tại nhiều nơi trên cả nước, trong khi quân đội cũng tăng cường tuần tra và kiểm soát.
Một số tuyến đường tại thủ đô Colombo cùng ngày đã bị chặn khi Tổng thống Maithripala Sirisena và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe tham dự buổi lễ tưởng niệm 26 năm ngày cố Tổng thống Ranasinghe Premadasa bị ám sát.
Cảnh sát đã áp dụng một số biện pháp an ninh đặc biệt nhằm bảo vệ đương kim Tổng thống Sirisena khi xuất hiện trước công chúng tại buổi lễ trên. Một sĩ quan cảnh sát cho biết lực lượng an ninh của ông Sirisena đã dùng 3 đoàn xe hộ tống giống nhau để đưa ông đến dự buổi lễ. Cựu Tổng thống Premadasa đã bị một đối tượng đánh bom liều chết sát hại trong buổi lễ kỷ niệm ngày 1/5/1993.
Đảng Tự do Sri Lanka (SLFP) của ông Sirisena đã hủy các hoạt động kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động và dự kiến tổ chức một cuộc họp kín với những thành viên cấp cao sau ngày này. Trong khi đó, cựu Tổng thống và cũng là thủ lĩnh của đảng đối lập tách ra khỏi SLFP, Mahinda Rajapakse, cũng hủy một sự kiện nhân ngày 1/5 và dự kiến tham dự một buổi lễ khác ở ngoại ô Colombo.
Chính phủ Sri Lanka hiện vẫn áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia kể từ loạt vụ tấn công đẫm máu xảy ra đúng vào ngày lễ Phục sinh (21/4) làm 253 người thiệt mạng và khoảng 500 người bị thương tại 3 nhà thờ và 3 khách sạn hạng sang cùng 2 địa điểm khác.
Theo sắc lệnh tình trạng khẩn cấp, cảnh sát và quân đội được trao quyền nhanh chóng bắt và giam giữ những nghi phạm trong một thời gian dài. Cảnh sát cho biết đến nay đã bắt giữ trên 150 đối tượng nghi dính líu tới các phần tử thánh chiến thực hiện loạt vụ đánh bom trên. Thủ tướng Wickremesinghe ngày 30/4 cho rằng một số nghi phạm vẫn ở ngoài vòng pháp luật.
Cho tới nay, giới chức Sri Lanka cáo buộc 2 nhóm Hồi giáo trong nước là NTJ và Jammiyathul Millathu Ibrahim thực hiện loạt vụ tấn công trên. Tuy nhiên, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã nhận là thủ phạm, dù không đưa ra bằng chứng.
Cùng ngày 1/5, Tổng thống Sirisena tiết lộ với hãng tin Sky News rằng một người nước ngoài có thể là chủ mưu đứng sau loạt vụ đánh bom khủng bố trên. Hãng tin Sky News dẫn lời Tổng thống Sirisena cảnh báo có thể IS đã tung ra một "chiến lược mới" bằng cách tấn công các nước nhỏ hơn.
Nguyễn Hằng (TTXVN)
Theo Tintuc
Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka bất ngờ từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Hemasiri Fernando hôm 25/4 đã gửi một lá đơn xin từ chức tới Tổng thống Maithripala Sirisena. Lá đơn từ chức được ông Fernando đưa ra bốn ngày sau khi Sri Lanka hứng chịu một loạt vụ tấn công khủng bố, khiến ít nhất 359 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Theo ông Fernando,...