Cảnh sát Trung Quốc tuần tra tại Ý
Việc cảnh sát Trung Quốc tham gia tuần tra tại thủ đô Rome và thành phố Milan của Ý đang gây nhiều tranh luận tại nước này.
Các cảnh sát Trung Quốc vẫn mặc cảnh phục của họ khi tuần tra ở nước ÝẢnh: The Guardian
Từ ngày 3.5, 4 cảnh sát Trung Quốc đã bắt đầu tham gia tuần tra tại Rome và Milan cùng các đồng nghiệp người Ý. Đây là đợt thử nghiệm kéo dài 15 ngày theo thỏa thuận được chính phủ 2 nước thông qua từ năm 2014.
Tháng 5 được lựa chọn để thử nghiệm vì đây là giai đoạn cao điểm của du lịch tại Ý. Mục đích chính của thỏa thuận vào năm 2014 là hỗ trợ hơn 3 triệu du khách Trung Quốc đến Ý hằng năm đối phó với nạn cướp giật, móc túi, theo tờLes Echos. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến phản đối vì cho đến nay những kế hoạch hợp tác điều chuyển cảnh sát qua lại giữa các nước để phối hợp tuần tra tại khu vực EU chỉ diễn ra trong nội bộ khối này.
Tham gia điều tra
Theo Les Echos, các cảnh sát Trung Quốc tham gia đợt thử nghiệm trực thuộc Sở Công an Bắc Kinh. Để chuẩn bị, từ nhiều tháng qua, Rome đã gửi một số quan chức ngành cảnh sát sang Bắc Kinh để tuyển chọn và đào tạo. Những người được chọn tham gia đợt thử nghiệm đều thông thạo tiếng Ý. Đáng chú ý là ngoài nhiệm vụ hỗ trợ các du khách đồng hương, cảnh sát Trung Quốc có thể tham gia điều tra các vụ án liên quan đến những tổ chức tội phạm gốc Hoa tại những khu phố có đông Hoa kiều sinh sống. Các sở cảnh sát của Rome và Milan sẽ quyết định khu vực và số lượng cảnh sát Trung Quốc tham gia tuần tra, thường là 2 hoặc 4 người, cùng nhóm cảnh sát Ý.
Tại Milan, các đội tuần tra có cảnh sát Trung Quốc chủ yếu hoạt động tại đường Paolo Sarpi và các tuyến đường lân cận. Từ thập niên 1970 – 1980, khu vực này đã có nhiều người nhập cư từ tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đến lập nghiệp. Nơi đây dần trở thành khu phố của người Hoa, chủ yếu kinh doanh các lĩnh vực như nhà hàng, buôn bán quần áo, giày da…
Video đang HOT
Tuy nhiên, khu Paolo Sarpi cũng là “điểm nóng” của các tổ chức tội phạm gốc Trung Quốc, chuyên về buôn bán ma túy, đặc biệt là ketamine. Trong 10 năm qua, cảnh sát Ý đã nhiều lần mở chiến dịch truy quét tại đây nhưng chưa thể giải quyết được hoàn toàn.
Pháp đã nói “không”
Những luồng ý kiến phản đối tại Ý đặc biệt nhấn mạnh việc Pháp từng có một kế hoạch tương tự vào năm 2014 nhưng sau cùng đã hủy bỏ. Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn của kinh tế Pháp, trong đó, lượng du khách ngày càng tăng từ Trung Quốc là nguồn thu đáng kể. Đặc biệt khi khách du lịch nước này thường dành tới 60% chi phí của chuyến đi để mua sắm. Mặt khác, du khách Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý của các nhóm tội phạm vì thường mang nhiều tiền mặt bên mình, theo tờ Le Figaro.
Năm 2003, một đoàn khách du lịch Trung Quốc bị cướp khi đứng chờ trước một nhà hàng ở Bourget, khu ngoại ô đông bắc thủ đô Paris. Vụ việc khiến Hiệp hội Du lịch Trung Quốc phản đối dữ dội. Tháng 5.2014, trả lời tờ Nhân Dân nhật báo, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve thông báo sẽ có một số cảnh sát Trung Quốc tham gia tuần tra tại Paris để hỗ trợ khách du lịch đồng hương. Họ được mặc cảnh phục Trung Quốc để dễ nhận diện nhưng không được mang vũ khí và nhiệm vụ chủ yếu chỉ là phiên dịch, hướng dẫn chứ không tham gia điều tra.
Tuy nhiên, thông báo này bị phản ứng dữ dội tại Pháp, từ các chính trị gia, giới truyền thông đến người dân. Trong bài xã luận vào tháng 6.2014, tờ Mariannenhận định: “Việc cảnh sát Trung Quốc hoạt động ngay tại Paris có thể gây nhiều lo ngại về an ninh và tình báo, đặc biệt vì 2 ngành này ở Trung Quốc có liên hệ rất chặt chẽ. Làm sao một cơ quan phản gián của Pháp có thể chấp nhận để cảnh sát Trung Quốc “làm việc” và ghi nhận mọi thứ ngay trong lòng Sở cảnh sát Paris?”.
Nhiều nghị sĩ đảng UMP (hiện đã đổi tên thành đảng LR) ở Paris cũng cho rằng việc “nhờ vả” cảnh sát Trung Quốc sẽ làm “xấu mặt” cảnh sát Pháp vì không tự giải quyết được các vấn đề như móc túi hoặc cướp giật. Sau cùng, Paris đã quyết định không thực hiện kế hoạch vì “nhiều rào cản về mặt kỹ thuật và hành chính”.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Tàu pháo mạnh nhất Việt Nam tuần tra chung với Thái Lan
Thực hiện Quy chế tuần tra chung giữa Hải quân Việt Nam và Thái Lan, từ 28 30/4/2016, biên đội tàu 264, 265 đã lên đường làm nhiệm vụ.
Tuần tra chung
Được biết, Biên đội tàu 264, 265 (thuộc Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã tiến hành thành công chuyến tuần tra chung lần thứ 33 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Với mục đích duy trì trật tự an ninh trên vùng biển giáp ranh giữa hai nước; tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác, tăng cường sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Thái Lan.
Từ đó, nâng cao khả năng phối hợp huấn luyện các nội dung thông tin cơ bản, tìm kiếm cứu nạn cho các lực lượng tham gia tuần tra chung. Thông qua kết quả tuần tra, sẽ làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu các hình thức và phương pháp phối hợp hoạt động giữ hải quân hai nước trong những năm tiếp theo.
Tàu pháo 265 và tàu Thái Lan tuần tra chung.
Trong chuyến tuần tra chung lần này, hai bên xác định tập trung phối hợp tiến hành các nhiệm vụ như: ngăn chặn các hoạt động nghề cá bất hợp pháp khi vượt qua ranh giới, trấn áp cướp biển, các hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma túy, nhập cư bất hợp pháp, ngăn cản các hoạt động trái phép trong khu vực biển tuần tra chung, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
Ngoài ra, trong thời điểm cùng đồng hành tuần tra, các lực lượng của hai bên đã phối hợp tiến hành huấn luyện cờ tay, cờ hiệu theo luật thông tin, tín hiệu quốc tế.
Với sự hiệp đồng chặt chẽ, chuyến tuần tra chung lần thứ 33 giữa Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã kết thúc thành công. Các lực lượng của hai nước đã để lại cho nhau những tình cảm tốt đẹp trong hoạt động tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển giáp ranh giữa hai nước.
Trang bị cực mạnh
Được biết, Biên đội tàu đội 264, 265 đều thuộc tàu pháo Svetlyak của Hải quân Việt Nam. Tàu pháo Svetlyak project 10412 do công ty đóng tàu Almaz (Nga) thiết kế làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, hộ tống tàu và bảo vệ căn cứ trước các cuộc tấn công kẻ địch trên không và trên mặt nước.
Năm 2002, hai chiếc tàu Svetlyak đầu tiên được chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tới năm 2008 Việt Nam ký mua thêm 4 tàu Svetlyak project 10412. Trong năm 2012, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã nhận đủ 4 tàu Svetlyak.
Tàu pháo Svetlyak (project 10412) có lượng giãn nước 375 tấn, dài 49,5m, thủy thủ đoàn 28 người. Svetlyak trang bị hỏa lực "quen thuộc" xuất hiện nhiều trên các chiến hạm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là pháo hạm Ak-176 có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển, trên không, trên bộ.
Hỏa lực phòng không của tàu Svetlyak trang bị 2 tổ hợp pháo cao tốc tự động Ak-630 và một tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M (16 đạn). Tàu còn được trang bị 2 súng máy 14,5mm có thể bắn máy bay bay thấp hoặc mục tiêu cỡ nhỏ trên biển.
Tàu pháo Svetlyak (project 10412) trang bị 3 động cơ diesel M504 cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động 3.500km.
Thùy Dung(tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Malaysia trục xuất nghi phạm Đài Loan về Trung Quốc: Quả lắc đung đưa Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Đài Loan, Malaysia đã dẫn độ một số người Đài Loan phạm tội, bị bắt giữ và đưa ra xét xử ở Malaysia sang Trung Quốc. Cảnh sát Trung Quốc đưa 32 nghi phạm Đài Loan xuống máy bay ở sân bay Quảng Châu tối 30.4 sau khi họ bị Malaysia trục xuất về đại...