Cảnh sát thế giới dùng xe gì: Ưu tiên xe nội, không thì phải đỉnh cao, đắt khét như siêu xe
Các tài xế thường không mấy thích thú khi nhìn thấy xe cảnh sát trên đường. Nhưng “soi” xe cảnh sát thuộc “hàng” nào thì cũng là một thú vui nho nhỏ khi đi đường.
Truyền thống “cây nhà lá vườn” được các sở cảnh sát phát huy triệt để. Đó chắc chắn cũng là những mẫu xe tốt nhất của những tên tuổi hàng đầu nội địa. Nhưng nhiều nơi cũng phải dùng hàng nhập khẩu, do không có nền công nghiệp ô tô hoặc nền sản xuất đó đã chết, như Úc.
Phần lớn, những chiếc xe cảnh sát thuộc hàng hiệu suất cao, nhưng đôi khi siêu xe cũng chỉ để nằm một chỗ, nhường vị trí cho những chiếc xe thực dụng hơn dù không “oai” bằng.
Mỹ
Cảnh sát tiết kiệm tiền bằng cách mua xe số lượng lớn, giống như đi siêu thị vậy. Đó là lý do tại sao chiếc Ford Crown Victoria đáng kính đã phục vụ gần như mọi cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ trong nhiều thập kỷ. Ngày nay, cảnh sát Mỹ hay đi cùng mẫu xe chuyên dụng Ford Police Interceptor 400 mã lực. Ngoài ra có “quái thú” Dodge Charger – một đỉnh cao trong cơ quan thực thi pháp luật trên đường của Mỹ.
Đôi khi, có những sự xuất hiện hy hữu như một chiếc Chevrolet Corvette Z06, được độ lên sức mạnh 1.000 mã lực, được biên chế sau một cuộc đột kích lớn. Nhưng sức mạnh đó bị lãng phí vì chỉ được dùng để diễu hành.
Hòa vào xu hướng chung, một số sở cảnh sát cũng sử dụng xe điện làm nhiệm vụ như Tesla ở Fremont, California hay BMW i3 ở Los Angeles. Tuy nhiên, việc biến xe điện thành xe cảnh sát nói dễ hơn làm. Có vẻ như các sĩ quan cảm thấy việc cứ phải sạc sau 130-160km ở một đất nước buộc phải di chuyển rất nhiều như Mỹ thực sự bất tiện nên chúng không được sử dụng nhiều như những mẫu khác.
Trong nhóm xe hộ tống dẫn đoàn thì ngoại trừ limousine Cadillac nổi tiếng còn phải kể đến Chevrolet Suburban ‘Jammer’, phát ra một loạt các tín hiệu gây nhiễu để chống bom, lựu đạn, các tia laser.
Anh
Khác với các nước hay dùng xe nội, người Anh dùng cả xe Anh và Đức. Phương tiện phản ứng có vũ trang sử dụng BMW X5. Đơn vị kiểm soát đường bộ (RPU) dùng xe có hiệu suất cao, cốp lớn để chứa cọc tiêu giao thông, biển báo, như Vauxhall Senator, Jaguar Mark 2, Rover. Cảnh sát đô thị dùng BMW 525d, 530i, Ford F450.
Gần đây có thêm sự xuất hiện của Lexus IS-F, nhưng chi phí lên tới 137.000 USD/xe đã gây ra làn sóng phản đối bất chấp mọi lời ngợi ca như “gói trang bị đáng gờm và chắc chắn là một trong những phương tiện cảnh sát tiên tiến nhất trên thế giới”. Hay chiếc Ariel Atom ở hạt Somerset, nhìn mãi chẳng ra vì… quá lùn.
Chiếc xe “chú lùn” Ariel Atom – tiếng đi trước, “người” thấy sau
Còn xứ Wales – nổi tiếng với bờ biển gồ ghề, địa hình băng và núi – là nơi hoàn hảo để Ford Ranger Raptor trở thành xe cảnh sát. Động cơ diesel 2.0L chỉ tạo ra hơn 210 mã lực, vì vậy nó sẽ không phải là thứ nhanh nhất để truy đuổi tội phạm, nhưng nó đủ bền bỉ.
Ford Ranger Raptor trèo đèo vượt băng
Úc
Trong nhiều thập kỷ, cảnh sát Úc đã dựa vào những chiếc xe Holden và Ford được trang bị động cơ V8, dẫn động cầu sau để tuần tra. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp ô tô nước này sụp đổ, các sĩ quan buộc phải chuyển sang dùng xe nhập khẩu.
Nổi bật trong số này là Kia Stinger GT với động cơ 3.3L tăng áp kép V6 cho 365 mã lực, chủ yếu làm phương tiện đánh chặn tác chiến và chỉ huy đường bộ. Ngoài ra có thể kể đến Mercedes E43 AMG, BMW M5 Competition… Nhưng bình thường thì cảnh sát Úc ưa dùng Hyundai Sonata an toàn hơn mà cũng rẻ hơn.
Áo
Cảnh sát Áo hay dùng xe Đức, Volkswagen, Audi, Mercedes-Benz, nhưng đôi khi có bổ sung thêm xe Nhật như Nissan Pathfinder hay xe Mỹ như Ford Transit.
Đình đám nhất có thời còn đặt Porsche Carrera 911. Nhưng sau khi dùng thử thấy đắt quá, nên nó chủ yếu làm nhiệm vụ diễu hành trên đường để cho mọi người thấy là hoàn toàn có thể lái xe thể thao mạnh mẽ một cách có trách nhiệm. Chẳng ai phàn nàn gì. Porsche được quảng bá rộng rãi, Áo có được một chiếc Porsche cho sở cảnh sát mà không tốn tiền thuế. Đôi bên cùng có lợi.
Pháp
Renault, Citron và Peugeot là những mẫu xe cảnh sát quen thuộc ở Pháp. Một số xe dịch vụ thì có thêm Ford và Opel.
Video đang HOT
Renault Megane RS tốt nhưng quá đắt để làm “xe công chức”
Lực lượng Hiến binh Pháp từng có đội Renault Megane RS, có thể đạt tốc độ tối đa 254km/h. Nhưng chúng đã bị cho nghỉ hưu dần. Lý do rất đơn giản: tiền. Chúng quá đắt để sắm cũng như để duy trì bảo dưỡng. Trong cái khó ló cái khôn, các sĩ quan cảnh sát Pháp chuyển sang sử dụng những chiếc xe hiệu suất cao thu giữ được từ tội phạm để truy bắt những kẻ chạy xe quá tốc độ. Chúng miễn phí, đó là một điểm cộng cực kỳ lớn.
Đức
Cảnh sát Đức thường sử dụng xe hơi Đức. Mercedes-Benz, Volkswagen, Audi, Opel và BMW thường được sử dụng làm xe tuần tra. Nhưng họ thường thuê hơn là mua, và gần như không thể tự chọn xe theo ý thích do quy định của EU. Nhìn chung, bang nào có nhà sản xuất nào thì dùng ô tô đó. Như Bavaria chủ yếu dùng BMW và Audi, Đông Đức thích Volkswagens, Baden-Wrttemberg chủ yếu sử dụng xe Mercedes-Benz và Volkswagen, vùng gần Pháp lại xài xe Pháp.
Nhiều xe cảnh sát không thực sự làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm, dù có nhanh đến đâu. Brabus CLS Rocket là một trong số đó.
Brabus CLS Rocket là mẫu xe nổi tiếng của cảnh sát Đức. Nhưng sản phẩm của hãng độ xe Mercedes-Benz chủ yếu dùng để nâng cao nhận thức độ xe an toàn hơn là rượt đuổi tội phạm.
Ý
Cảnh sát Ý đã may mắn khi đất nước sở hữu những nhà sản xuất siêu xe hàng đầu thế giới. Ferrari 250 GTE chính là cái tên nổi tiếng nhất. Trang web đấu giá chiếc xe viết: “Sự kết hợp giữa Armando Spatafora và chiếc Ferrari trong chuyến tuần tra ban đêm đã trở thành huyền thoại đến nỗi bất kỳ tay tội phạm nào có thể đánh bại ông trong một cuộc rượt đuổi bằng ô tô cũng sẽ trở nên đầy quyền uy ở Rome. Tỷ lệ thành công của Spatafora là đáng kinh ngạc, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng lái xe của ông ấy là sự kết hợp gây chết người cho bất kỳ nơi nào.”
Chiếc xe cảnh sát huyền thoại Ferrari 250 GTE – nỗi ám ảnh của tội phạm Ý
Ngày nay, cảnh sát Ý sử dụng nhiều loại xe khác nhau. Ngoài các thương hiệu Ý như Fiat, Alfa Romeo, thì có Subaru Legacy SW, Subaru Forester, Volvo XC70, Land Rover Defender… Lực lượng Hiến binh dùng Jeep Grand Cherokee bọc thép, chống đạn. Còn cảnh sát Venice dùng xuồng.
Lamborghini Huracan vì quá ăn ảnh mà trở thành “gương mặt đại diện” cho cảnh sát Ý chứ chẳng thực chiến mấy
Nhưng nổi bật hơn cả là Lamborghini Huracan, thường được gửi đến các sự kiện đặc biệt do… ăn ảnh, đôi khi giám sát mạng lưới đường cao tốc, sử dụng trong trường hợp y tế khẩn cấp nhờ trang bị cả máy khử rung tim, cốp trước được làm lạnh để chứa nội tạng.
Một chiếc Ferrari 458 Spider sau khi bị cảnh sát Milan trưng dụng song không tuần tra mà… đi sự kiện nhằm nhắc nhở mọi người rằng: Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó lọt.
Hà Lan
Cảnh sát Hà Lan hay dùng hàng Đức với Volkswagen, Volvo, Mercedes-Benz, Audi. Nhìn chung khá bình thường nhưng cũng có những khoảnh khắc thú vị. Chẳng rõ lý do gì mà trong lực lượng cảnh sát Hà Lan lại có xe mui trần như chiếc Spyker C8 Spyder của Audi. Nó được chế tạo thủ công, công suất 400 mã lực, nhưng làm việc chẳng được mấy bữa.
Audi Spyker C8 Spyder mui trần nhưng lại là xe cảnh sát?!
Thụy Điển
Cảnh sát Thụy Điển hay dùng những chiếc xe như BMW 5 Series, Volkswagen Passat, Toyota Land Crusier, Mercedes-Benz E-Class. Nhưng không rõ lý do nào lại đưa chiếc xe gia đình Volvo V90 cũng nhập đội. Có lẽ nhờ điểm kiểm tra. Đạt 9,2/10, đây là mức đánh giá cao nhất của bất kỳ chiếc xe nào được thử nghiệm.
Volvo V90
Nhật Bản
Người Nhật đi xe Nhật. Hình ảnh gắn bó với cảnh sát Nhật thường là Subaru, Toyota (đặc biệt là Toyota Crown), Mitsubishi và Nissan. Tất nhiên cũng có lúc họ đổi vị. Chẳng hạn món quà từ Lexus – LC500 coupe tuyệt đẹp. Hay Nissan 370Z Nismo coupe được cấu hình cho nhiệm vụ tuần tra và chắc chắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ với công suất 350 mã lực. Nhưng giống như những siêu xe Dubai, chúng chủ yếu được sử dụng cho các mục đích quảng cáo hơn.
Lexus LC500 là một trong những thành viên mới của cảnh sát Nhật
Afghanistan
Hiếm có chiếc xe cảnh sát nào được cải tiến bằng việc gắn thêm một khẩu súng máy hạng nặng. Nhưng ở Afghanistan thì chuyện đó lại hết sức bình thường. Đất nước này không được an toàn cho lắm, nên không khó hiểu vì sao chiếc Ford Ranger của cảnh sát lại được trang bị khẩu súng cỡ nòng 50-caliber.
Nếu không phải lực lượng cực kỳ đặc biệt thì ít sở cảnh sát nào lại trang bị vũ khí nặng đô như thế này trên xe cảnh sát
Dubai
Cảnh sát Dubai nổi tiếng về độ chịu chơi. Danh sách dài dằng dặc: Aston-Martin One-77, Bentley Bentayga, BMW i8, Bugatti Veyron, Ferrari LaFerrari, Lamborghini Aventador, McLaren, Porsche 918 Spyder, BMW i8…
BMW i8
Nhưng đừng tưởng họ thường dùng siêu xe. Xe tuần tra chủ yếu là Chevrolet, Toyota, Mazda và Nissan. Còn đội quân siêu xe đi đâu? Hầu hết các xe cảnh sát công suất lớn trong hạm đội Dubai đều được triển khai ở các khu vực du lịch và mang tính chất phô trương hơn là để đi.
Abu Dhabi
Đừng gây rối với cảnh sát ở Abu Dhabi vì nếu bạn làm vậy, họ sẽ bám đuôi bạn với tốc độ chóng mặt. Có khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng trong UAE về độ chịu chơi, Abu Dhabi đã mua siêu xe trị giá 3,4 triệu USD vào giữa năm 2015 để chứng minh rằng họ cũng có tiêu chuẩn cao đối với xe cảnh sát: Lykan HyperSport 740 mã lực.
Lykan HyperSport
Ngoài ra, họ còn có Bugatti Veyron tốc độ tối đa 420km/h. Dù vậy, kể từ khi trở thành một phần của lực lượng vào năm 2014, Veyron chưa bao giờ thực sự rời khỏi nhà kho. Hẳn vẫn chưa có một cuộc rượt đuổi xứng đáng để giải phóng con quái vật này.
Ukraine
Một quyết định gây khó hiểu của cảnh sát Ukraine là sử dụng Mitsubishi Outlander PHEV. Nó là một chiếc SUV tốt, nhưng lại không có hiệu suất cần có của một chiếc xe cảnh sát.
Gu lựa xe cảnh sát Ukraine hơi khó hiểu
Lắp ráp tại Việt Nam, Ford Ranger tăng sức mạnh
Sau đúng 20 năm có mặt trên thị trường với doanh số bán hơn 100.000 xe, Ford Ranger đã được xuất xưởng tại Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn mới.
DNA dẫn đầu
Trong lễ khởi động chiến dịch thương hiệu cho dòng xe Ford Ranger với triết lý toàn cầu mới - Sống "chất" như Ranger (Live The Ranger Life) vào tháng 12/2020, ông Phạm Văn Dũng, Tổng giám đốc Ford Việt Nam đã chia sẻ rằng, là niềm tự hào của di sản Ford, các dòng xe bán tải Ranger luôn mang trong mình sức mạnh và cảm hứng sống dồi dào, không ngừng thay đổi để hoàn thiện, không ngừng khuất phục khó khăn, sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng để khơi dậy cảm hứng phiêu lưu và tiến tới chinh phục những hành trình mới.
Ông Phạm Văn Dũng, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam phát biểu tại sự kiện
Điều này dường như giúp lý giải cho việc doanh số bán của Ford Ranger ở Việt Nam vượt xa nhiều thương hiệu khác cùng loại. Riêng năm 2020, thị phần của Ranger đã chiếm 70% trong phân khúc bán tải tại Việt Nam.
Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001, Ford Ranger đã vượt lên mọi định kiến về xe bán tải chuyên chở hàng hóa để trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy trên chặng đường chinh phục mục tiêu của mỗi người chủ xe tại Việt Nam.
Sau đúng 20 năm có mặt trên thị trường nội địa với thành tích đáng nể khi có hơn 100.000 xe được đưa tới tay khách hàng toàn quốc, Ford Ranger Việt Nam sẽ chính thức được xuất xưởng từ nhà máy Ford Hải Dương, áp dụng quy trình lắp ráp toàn cầu của Ford Motor.
Đây chính là kết quả đáng mong đợi đến từ việc hoàn thành giai đoạn một của dự án đầu tư nâng cấp mở rộng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Ford Hải Dương trị giá 2.000 tỷ đồng, được khởi động từ đầu năm 2020 của Ford Việt Nam.
"Chúng tôi tự hào khi nói rằng, Ford Ranger là mẫu xe khai mở phân khúc bán tải đa dụng tại thị trường ô tô Việt Nam. Cột mốc 20 năm có mặt tại thị trường với thành tích 100.000 xe của Ranger sẽ là động lực lớn để đội ngũ Ford Việt Nam tiếp tục cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng những tiêu chuẩn ngày một cao đến từ khách hàng", ông Phạm Văn Dũng, Tổng giám đốc Ford Việt Nam chia sẻ.
Xuất phát điểm là một chiếc xe bán tải chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng hay viễn thông, Ford Ranger cùng 3 thế hệ cải tiến với những nâng cấp về cả công năng và thiết kế trong suốt 20 năm đã đưa chiếc xe này trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong phân khúc.
Từ đó, vượt qua khuôn khổ của một cỗ máy bán tải, Ranger đã thành công thay đổi thói quen sử dụng xe ô tô của người Việt để trở thành một phương tiện đa dụng, thân thiện không chỉ với các doanh nghiệp, tổ chức mà còn đối với từng cá nhân, gia đình.
10 năm liên tiếp giữ vững vị trí "ngôi vương" trong phân khúc bán tải với hơn 60% thị phần chính là lời khẳng định cho sức hút mạnh mẽ và vị thế vững chắc của Ford Ranger trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Tính đến tháng 6 năm 2021, Ford Ranger đã cán mốc 100.000 xe được đưa tới tay khách hàng trên toàn quốc. Đây cũng là kết quả đến sự nỗ lực tuyệt vời của đội ngũ Ford Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn "bình thường mới" với nhiều khó khăn và thách thức hiện nay.
Ford Ranger Việt Nam được trang bị đầy đủ các tính năng công nghệ hiện đại, an toàn và thông minh giống như phiên bản nhập khẩu từ Thái Lan. Giá bán của các dòng xe không thay đổi và được cập nhật tại website của công ty: www.ford.com.vn
Kỷ nguyên phát triển mới
Không chỉ đánh dấu cột mốc 20 năm hành trình của Ford Ranger tại Việt Nam, năm 2021 còn mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho Ford Việt Nam với việc hoàn thành giai đoạn một của gói đầu tư dự án nâng cấp mở rộng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Ford Hải Dương trị giá 2.000 tỷ đồng.
Với công suất được nâng từ 14.000 xe lên 40.000 xe/năm, dự án mở rộng nhà máy Ford Hải Dương giúp đảm bảo nguồn cung, thời gian cung ứng sản phẩm cũng như tối ưu hoá các chi phí logistic.
Tính đến thời điểm hiện tại, với 80% tổng đầu tư được hoàn thành, nhà máy Ford Hải Dương đã được trang bị nhiều công nghệ mới tiến tiến, cùng những cải tiến sâu rộng về kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng cho việc đưa những chiếc Ranger Việt Nam mang chất lượng toàn cầu tới tay người tiêu dùng.
Cụ thể, xưởng hàn mới (Body Shop) đạt mức tự động hóa lên tới 90%, với hệ thống Interlock giúp kiểm soát an toàn vận hành, quy trình hàn, chất lượng mối hàn đảm bảo 100% không có lỗi.
Xưởng Hàn đạt mức tự động hoá tới 90% tại nhà máy Ford Hải Dương
Xưởng sơn mới cũng được trang bị hệ thống băng tải tự động để vận chuyển xe từ đầu vào đến đầu ra, hỗ trợ tối ưu thời gian và sức lao động. Sử dụng robot hiện đại nhất của tập đoàn Durr (CHLB Đức), quy trình sơn mỗi chiếc xe tại nhà máy sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động, đảm bảo chất lượng bề mặt sơn, độ dày và độ bóng theo tiêu chuẩn Ford Motor.
Quy trình sơn được tự động hoá hoàn toàn giúp đảm bảo chất lượng cao nhất cho bề mặt sơn theo tiêu chuẩn của Ford Motor
Công nghệ tách sơn khô qua các lõi lọc X- dry, tuần hoàn khí cho buồng phun robot giúp tiết kiệm sơn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường nhờ lọc được toàn bộ hạt bụi sơn. Không dừng lại ở đó, xưởng lắp ráp hoàn thiện cũng được nâng cấp với băng tải tự động, có thể lật để lắp ráp theo hai chiều, với các dụng cụ siết lực của Thụy Điển, kiểm soát chính xác mô men xoắn.
Khu vực kiểm tra chất lượng tại nhà máy Ford Hải Dương được trang bị thêm hệ thống chỉnh lái sử dụng công nghệ mô phỏng 3D hiện đại nhất của Đức, chỉnh lái động, tự động cân bằng xe với độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng tối ưu của mỗi chiếc xe khi xuất xưởng.
Máy hiệu chỉnh hệ thống lái tự động, sử dụng công nghệ mô phỏng 3D
Ngoài những lợi ích trong sản xuất, dự án mở rộng và nâng cấp nhà máy Ford Hải Dương còn hứa hẹn sẽ đem tới những giá trị thiết thực cho sự phát triển của tỉnh Hải Dương.
Theo dự kiến, vào thời điểm toàn bộ dự án mở rộng được hoàn thành, Ford Việt Nam sẽ nâng lượng công nhân tại nhà máy lên 1.200 người, tạo thêm điều kiện việc làm mới cho hơn 600 người lao động tại địa phương.
Việc chuyển giao công nghệ với các chuyên gia nước ngoài cũng sẽ đem tới cơ hội phát triển về kỹ năng chuyên môn và trình độ cho đội ngũ nhân sự tỉnh. Bên cạnh đó, Ford Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong việc tích cực đóng thuế cũng như đảm bảo quyền lợi cho mỗi công nhân viên tại đây.
"Việc đầu tư mở rộng và nâng cấp nhà máy Ford Hải Dương là một phần trong kế hoạch phát triển bền vững của Ford tại thị trường Việt Nam, khẳng định cam kết lâu dài của chúng tôi trong việc củng cố tiềm lực của toàn ngành ô tô nội địa. Bắt đầu với Ranger Việt Nam, chúng tôi mong muốn sẽ đem đến cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm ưu việt, an toàn và đa năng với những công nghệ tiên tiến nhất trên toàn cầu. Bởi tại Ford, chúng tôi luôn chia sẻ một tầm nhìn về thế giới mà bất cứ ai cũng có thể tự do di chuyển và theo đuổi ước mơ của mình", ông Phạm Văn Dũng chia sẻ.
Kết nối sức mạnh cùng cộng đồng chủ xe giàu bản sắc
"Chúng tôi không chỉ thuần tuý bán một phương tiện đi lại mà với Ranger đó còn là tạo ra một phong cách sống, cảm xúc lâu dài với khách hàng" là chia sẻ của CEO Ford Việt Nam khi nói về DNA của dòng xe này.
Hơn cả một giải pháp di chuyển, Ford Ranger còn đại diện cho một lối sống truyền cảm hứng, được lan rộng bởi mọi chủ sở hữu Ranger - những con người có cá tính và khát vọng mạnh mẽ. Trong nửa cuối năm 2021, Ford Việt Nam và những cộng đồng chủ xe trên toàn quốc sẽ tiếp tục nâng tầm giá trị "Chung tay gánh vác" và "Chia sẻ hành trình" của Ranger thông qua việc đẩy mạnh những hoạt động có ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội, đặc biệt là sau những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19 tại nhiều địa phương.
Cụ thể, trong thời gian tới, Ford Việt Nam sẽ phối hợp với các CLB bán tải ba miền và các tổ chức phi lợi nhuận để cùng chung tay hành động vì "những thành phố đáng sống", bao gồm các sáng kiến thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng không gian công cộng cũng như cải thiện đời sống cho người lao động tại TP. Hà Nội, TP.HCM và TP. Đà Nẵng.
Mang trong mình phong cách sống "Chất như Ranger", Ford Việt Nam tự hào trở thành doanh nghiệp tiên phong trong công cuộc đồng hành cùng những khách hàng của mình - kết nối sức mạnh để kiến tạo nên những giá trị tích cực tại chính những thành phố mà chúng ta đang sinh sống và làm việc, nơi mà người dân cũng đang phải chịu những tác động vô cùng nặng nề của đại dịch trên mọi khía cạnh.
BMW Vision M Next - Mẫu xe kế nhiệm i8 một thời nức lòng đại gia Việt Trái với BMW i8, phiên bản hoàn chỉnh của BMW Vision M Next sẽ sử dụng động cơ thuần điện. Việc Lamborghini mang Countach trở lại trong tuần trước đã khiến không ít người nhớ về trường hợp của M1 - dòng tên huyền thoại từng được BMW hé mở cánh cửa trở lại không ít lần (chẳng hạn concept M1 Homage 2008)...