Cảnh sát Thái Lan dùng vòi rồng chống biểu tình
Hôm 9/5, cảnh sát Thái Lan đã phải sử dụng tới súng bắn hơi cay và vòi rồng để đối phó với hàng trăm người biểu tình đang cố gắng xông vào khu vực trụ sở Trung tâm Quản lý hòa bình và trật tự.
Cuộc biểu tình của lực lượng chống chính phủ diễn ra hai ngày sau khi Tòa án Hiến pháp lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Hơn 10.000 người đã diễu hành trên các con phố trong thủ đô Bangkok để chính phủ thấy rằng chỉ phế truất bà Yingluck thôi là chưa đủ. Lực lượng biểu tình yêu cầu chính phủ ra mặt và tổ chức cải cách hệ thống chính trị.
Cảnh sát đã phải dùng tới hơn 7 hộp đạn hơi cay và vòi rồng để ngăn chặn lực lượng biểu tình đông đảo.
Theo báo cáo mới nhất từ hãng tin Associated Press, đã có 5 người bị thương trong vụ đụng độ do cố gắng trèo qua bờ rào dây thép gai.
Người biểu tình bị cảnh sát bắn súng hơi cay và vòi rồng
Hãng tin The Nation của Thái Lan cho hay những người biểu tình cũng đã tổ chức chiếm đài truyền hình và buộc đài phát sóng các thông báo của họ. Tuy nhiên cảnh sát chống bạo động đã ngăn chặn được sự việc này.
Lực lượng biểu tình báo cho rằng chính quyền của bà Yingluck bị kiểm soát bởi anh trai bà, cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.
Video đang HOT
Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban nói chuyện với những người ủng hộ tại một công viên, ông kêu gọi họ tập hợp bên ngoài nghị viện, văn phòng thủ tướng và 5 đài truyền hình lớn với mục đích không để chính phủ điều hành những nơi này.
Lực lượng biểu tình chống chính phủ
Ông Suthep (cựu phó thủ tướng của Đảng Dân chủ) tuyên bố: “Chúng tôi sẽ quét sạch tàn dư của chế độ Thaksin ra khỏi đất nước… Chúng tôi sẽ lấy lại sức mạnh chủ quyền của chúng tôi và thiết lập một chính quyền nhân dân, hội đồng lập pháp nhân dân”.
Trong khi đó, phe áo đỏ (những người ủng hộ chính quyền của bà Yingluck) cũng lên kế hoạch cho cuộc biểu tình tại Bangkok vào ngày mai (10/5). Phe áo đỏ cho rằng Tòa án Hiến pháp đã có thành kiến với bà Yingluck và khẳng định họ xem những động thái chống lại bà là một cuộc đảo chính tư pháp.
Cảnh sát chống bạo động bên ngoài đài truyền hình
Sự hiện diện của cả hai phe đối lập trên các đường phố Thái Lan đã làm gia tăng mối lo ngại về bạo lực. Thủ tướng lâm thời của Thái Lan Niwatthamrong Boonsongphaisan phát biểu trước các phóng viên rằng ông không mong muốn tình trạng bạo lực lại xảy ra.
Cho đến nay, 25 người đã thiệt mạng kể từ khi những người biểu tình chống chính phủ bắt đầu chiến dịch của họ hồi tháng 11 năm 2013.
Theo Khampha
Tòa án Thái Lan sẽ phế truất bà Yingluck trong hôm nay?
Nhiều khả năng Tòa án Hiến pháp sẽ ra phán quyết bất lợi đối với bà Yingluck.
Ngày 7/5, Tòa án Hiến pháp Thái Lan sẽ ra phán quyết cuối cùng về cáo buộc lạm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, và nhiều khả năng phán quyết này của tòa án sẽ khiến bà Yingluck mất chức, làm gia tăng nguy cơ nổ ra các cuộc biểu tình phản đối của phe Áo Đỏ.
Phán quyết này của Tòa án Hiến pháp có thể dẫn tới cuộc đối đầu giữa phe Áo Đỏ với các nhóm biểu tình chống chính phủ đã bám trụ ở thủ đô Bangkok suốt 6 tháng qua để tìm cách lật đổ chính phủ của bà Yingluck.
Thủ tướng Yingluck có thể mất chức vì phán quyết của Tòa án Hiến pháp
Bà Yingluck bị tố cáo lạm quyền trong việc điều chuyển vị trí của ông Thawil Pliensri, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan nhằm trục lợi cho đảng Pheu Thai cầm quyền và gia đình bà. Bà Yingluck đã kịch liệt phản đối cáo buộc này.
Ông Thawil bị mất chức Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia vào năm 2011 khi bị chuyển sang vị trí cố vấn cho thủ tướng. Ông này cho rằng việc điều chuyển công tác này chỉ có lợi cho gia tộc Shinawatra và đảng cầm quyền.
Ông này bị thay thế bằng Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Wichien Podposri, trong khi chức vụ đứng đầu lực lượng cảnh sát được trao lại cho Priewpan Damapong, em rể của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Thawil được phục chức vào hồi tháng Ba, và Tòa án Hiến pháp cho rằng có căn cứ để tổ chức phiên tòa xét xử cáo buộc tội lạm quyền của thủ tướng do 27 thượng nghị sĩ Thái Lan đề xuất. Nếu bị phán quyết là có tội, bà Yingluck sẽ bị cách chức và bị cấm hoạt động chính trị trong vòng 5 năm.
Ra trước tòa án ngày hôm qua, bà Yingluck vẫn rất bình tĩnh và cho rằng một ủy ban gồm nhiều bộ trưởng trong chính phủ đã đưa ra quyết định điều chuyển ông Thawil chứ không phải là quyết định của cá nhân thủ tướng.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng nếu tòa án đưa ra phán quyết bất lợi, toàn bộ chính phủ của bà Yingluck cũng sẽ phải theo chân bà từ chức. Nhận định này bị những người ủng hộ bà Yingluck quyết liệt bác bỏ.
Ông Poppadon Pattama, cố vấn pháp lý của cựu Thủ tướng Thaksin nói: "Không có lý do gì để toàn bộ nội các phải từ chức cùng với thủ tướng. Điều đó giống như là một bản án kép."
Phe Áo Đỏ cáo buộc Tòa án Hiến pháp thiên vị trong việc thường xuyên đưa ra các phán quyết bất lợi cho chính phủ. Hồi năm 2008, chính tòa án này đã buộc 2 thủ tướng có liên quan đến ông Thaksin phải từ chức.
Phe Áo Đỏ tuyên bố sẽ tổ chức những cuộc tuần hành lớn ở thủ đô Bangkok trong thời gian sắp tới nếu như Tòa án Hiến pháp phán quyết bất lợi cho bà Yingluck.
Việc bà Yingluck bị tòa án lật đổ có thể sẽ là một hành động "đổ thêm dầu vào lửa", thổi bùng căng thẳng trong gần một thập kỷ đối đầu giữa những người ủng hộ ông Thaksin và tầng lớp bảo hoàng ở Bangkok vốn coi ông Thaksin là mối đe dọa với lợi ích của họ.
Theo Khampha
Phe biểu tình Thái Lan bất ngờ "mở cửa Bangkok" Lãnh đạo biểu tình ở Thái Lan bất ngờ tuyên bố chấm dứt chiến dịch đóng cửa Bangkok sau 6 tuần phong tỏa đường phố thủ đô. Ngày 28/2, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban đã bất ngờ tuyên bố rằng Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) chống chính phủ sẽ chấm dứt chiến dịch Đóng cửa Bangkok vào ngày...