Cảnh sát Thái Lan bắt 21 người biểu tình
21 người bị bắt trong một cuộc biểu tình ở Bangkok, khiến hàng trăm người khác đụng độ với cảnh sát và ném sơn xanh vào họ.
Trong số những người bị bắt giữ hôm 13/10 có lãnh đạo phong trào biểu tình Jatupat Boonpattararaksa và ca sĩ Chaiamorn Kaewwiboonpan. Cảnh sát cho biết những người bị bắt sẽ bị buộc tội thích đáng.
“ Người biểu tình hôm nay không tuân thủ luật pháp, vì vậy cảnh sát phải hành động để lập lại trật tự và không có hành động nào không phù hợp”, phát ngôn viên chính phủ Anucha Burapachai nói.
Ngay sau khi 21 người bị bắt, hàng trăm người biểu tình đã xô xát và ném sơn xanh vào cảnh sát, đồng thời hét lớn “hãy thả bạn của chúng tôi ra” khi đoàn xe chở Vua Maha Vajiralongkorn đi qua.
Một người biểu tình giơ 3 ngón tay biểu tượng cho phong trào chống chính phủ giữa hàng rào cảnh sát ở Bangkok hôm 13/10. Ảnh: Reuters.
Hồi đầu ngày, vài giờ trước khi đoàn xe hoàng gia dự kiến đi qua Tượng đài Dân chủ Bangkok, người biểu tình đã đối đầu với hàng rào cảnh sát và một số người ném sơn xanh. Cảnh sát đã dỡ bỏ một căn lều được dựng lên cho cuộc biểu tình và kéo một số người lên xe công vụ.
Video đang HOT
Sau căng thẳng, đoàn xe chở nhà vua Thái Lan đi qua phía bên kia đường. Người biểu tình giơ cao 3 ngón tay biểu tượng cho phong trào chống chính phủ và yêu cầu thả những người bị bắt.
Phong trào biểu tình dâng cao ở Thái Lan từ giữa tháng 7 nhằm yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, cải cách chế độ quân chủ, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức bầu cử. Cung điện Hoàng gia đến nay chưa đưa ra bình luận nào về cuộc biểu tình hay yêu cầu cải cách.
Vua Vajiralongkorn, 68 tuổi, người dành phần lớn thời gian sống ở Đức, đang có chuyến trở về Thái Lan hiếm hoi nhân kỷ niệm 4 năm ngày mất của cha ông, Quốc vương Bhumibol Adulyadej được nhân dân tôn kính.
Khi rời cung điện cuối ngày hôm nay, Vua Vajiralongkorn và Hoàng hậu vẫn được hàng nghìn người ủng hộ hoàng gia đứng dưới mưa chào đón. Nhiều người chỉ trích đám đông biểu tình.
“Họ có thể được dạy rằng chế độ quân chủ không có ý nghĩa gì với đất nước này. Nhưng tôi muốn nhắc nhở họ rằng quốc gia của chúng tôi tồn tại tới ngày nay là nhờ có thể chế mạnh mẽ”, Narongsak Poomsisa-ard, một người ủng hộ hoàng gia 67 tuổi, nói.
Bạo động ở Kyrgyzstan, gần 600 người bị thương
Đụng độ nổ ra khi người biểu tình bao vây nhà quốc hội để phản đối kết quả bầu cơ quan lập pháp Kyrgyzstan, buộc cảnh sát dùng vũ lực đáp trả.
Biểu tình tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan nổ ra sau cuộc bầu cử quốc hội hôm 4/10, với 16 đảng tham gia tranh 120 ghế trong quốc hội. Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, chỉ 4 đảng đạt tối thiểu 7% số phiếu để vào quốc hội, khiến các đảng khác phản đối.
Sáng 5/10, thành viên hai đảng thua trong cuộc bầu cử tổ chức biểu tình tại quảng trường trung tâm thành phố Bishkek. Người ủng hộ các đảng khác cũng kéo tới tham gia, khiến quy mô đoàn biểu tình sau đó lên tới 5.000-6.000 người.
Người biểu tình tập trung trước trụ sở Quốc hội Kyrgyzstan, ngày 5/10. Ảnh: TASS.
Người biểu tình bao vây trụ sở quốc hội Kyrgyzstan và không cho quan chức cùng nhân viên chính quyền rời khỏi đây. Tòa nhà này cũng là nơi đặt văn phòng tổng thống, chính phủ, tổng công tố Kyrgyzstan và thị trưởng Bishkek.
Các lực lượng thực thi pháp luật sử dụng lựu đạn choáng và đạn cao su để giải tán đoàn biểu tình và bắt một số người. Tuy nhiên, người biểu tình chiếm được tòa nhà quốc hội sau 6 tiếng đụng độ và giải thoát cho cựu tổng thống Almazbek Atambayev, người bị Ủy ban An ninh Quốc gia Nhà nước Kyrgyzstan bắt hồi tháng 8/2019.
Ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy người biểu tình tràn vào bên trong tòa nhà quốc hội, đập phá, dỡ quốc kỳ và xịt sơn lên cửa. Tòa nhà sau đó bị phóng hỏa, buộc lực lượng cứu hỏa Bishkek điều xe chữa cháy đến hiện trường để dập lửa.
Khoảng 590 người bị thương và một người chết trong các vụ đụng độ ở thủ đô Bishkek ngày 5/10, Bộ Y tế Kyrgyzstan cho biết trong thông cáo hôm nay.
Trung tâm Chống tra tấn Kyrgyzstan cho biết khoảng 190 nhân viên hành pháp bị thương trong các vụ đụng độ với người biểu tình, 6 người trong tình trạng nguy kịch.
"Đêm qua, một số thế lực chính trị cố gắng chiếm đoạt quyền lực nhà nước bất hợp pháp, lấy cái cớ phản đối kết quả bầu cử để vi phạm trật tự công cộng. Họ không tuân thủ yêu cầu của nhân viên thực thi pháp luật, hành hung các bác sĩ và làm hư hại nhiều tòa nhà", Tổng thống Kyrgyzstan Sooronbay Jeenbekov nói trong cuộc họp báo ngày 6/10.
Jeenbekov khẳng định đã yêu cầu cảnh sát "không nổ súng" và "tránh xảy ra đổ máu để không làm nguy hại đến tính mạng của công dân". Tổng thống Kyrgyzstan nói các lãnh đạo nước này đang "tiến hành mọi biện pháp có thể để ngăn chặn căng thẳng leo thang".
Lực lượng thực thi pháp luật Kyrgyzstan tham gia giải tán người biểu tình tại thủ đô Bishkek, ngày 5/10. Ảnh: RIA Novosti.
Chính phủ Kyrgyzstan tiếp tục hoạt động trong "chế độ đặc biệt", bộ phận báo chí của văn phòng nội các chính phủ cho biết trong thông cáo. Nội các chính phủ Kyrgyzstan kêu gọi người biểu tình giải quyết tình hình một cách hòa bình.
Một cuộc tuần hành khác diễn ra tại thành phố Osh, tây nam Kyrgyzstan, với khoảng 500 người tham gia để bày tỏ sự ủng hộ với Tổng thống Jeenbekov. Một số người tham gia tuần hành đồng ý với kết quả bầu cử hôm 4/10, số khác phản đối.
Cảnh sát dắt xe đạp qua đầu người biểu tình Một cảnh sát Seattle bị đình chỉ công tác sau khi dắt xe đạp đè qua đầu người biểu tình nằm trên đường. Sở Cảnh sát thành phố Seattle hôm 24/9 ra thông cáo cho biết hành động của sĩ quan không được công bố danh tính này đang được văn phòng cảnh sát trưởng hạt King, bang Washington, Mỹ, điều tra độc...