Cảnh sát nhường áo cho người bị tai nạn
Liang Liqing, một cảnh sát giao thông ở Fenyang (Trung Quốc), đã được cộng đồng mạng tán dương sau khi nhường áo khoác cho một người gặp nạn trên đường.
Hành động đẹp của Liang đã được ghi lại vào hôm 24/1, khi một chiếc xe lăn từ đường cao tốc Qingyin xuống rãnh mương và bốc cháy. Tài xế bị văng ra phía sau cách chiếc xe khoảng 20m.
Khi cảnh sát tới hiện trường, chiếc xe vẫn đang cháy dữ dội. “Chúng tôi thấy một người đàn ông nằm trên đường, anh ta yếu tới nỗi không có phản ứng gì”, theo An Lebao, đồng nghiệp của Liang Liqing.
Trong lúc An gọi xe cứu thương và bảo vệ hiện trường, thì Liang cởi áo khoác và choàng qua người nạn nhân, đồng thời cố gắng giúp nạn nhân tỉnh táo bằng cách trò chuyện cho tới khi xe cấp cứu tới.
Toàn bộ sự việc đã được một người qua đường quay phim và đăng tải trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc. “Xem những hình ảnh này trong ngày đông giá rét khiến tôi cảm thấy ấm áp hơn”, một cư dân mạng viết.
Video đang HOT
Liang (trái) và đồng nghiệp của anh
Đáp lại những lời ca ngợi của cộng đồng mạng, Liang nói rằng đó chỉ là “thói quen” của anh. Anh cho biết lúc đó không cảm thấy lạnh, vì không thể nghĩ gì khác ngoài việc hy vọng xe cấp cứu sẽ tới sớm.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Quan chức dùng "đội quân nhiễm HIV" để giải phóng mặt bằng
Chỉ trong vòng chưa đầy 20 ngày bà Lưu đã 2 lần bị đột quỵ vì bị người nhiễm HIV cầm bơm kim tiêm đe dọa khiến bà khiếp sợ.
Tờ China News ngày 30/12 đưa tin, thành ủy thành phố Nam Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ra thông báo xử lý kỷ luật đảng đối với 25 quan chức địa phương này liên quan tới việc tập trung những người nhiễm HIV thành lập đội "giải phóng mặt bằng" và nhận phong bì của chủ đầu tư.
Chính quyền Nam Dương hôm 27/12 đã xác nhận, nhà thầu là Công ty Khai thác bất động sản Ức An ở Nam Dương đã thuê những người nhiễm HIV trong địa bàn thành đội "giải phóng mặt bằng" để đe dọa, uy hiếp những hộ dân không đồng ý với phương án đền bù. Bốn quan chức tiếp tay cho hành động này cũng đã bị xử lý.
Bà Lưu, một người dân có nhà nằm trong diện giải tỏa mặt bằng cho biết đã nhiều lần báo công an, nhưng không ai hồi đáp.
Bà đã sinh sống tại khu vực này hơn 20 năm qua, chỉ trong vòng chưa đầy 20 ngày bà Lưu đã 2 lần bị đột quỵ vì bị người nhiễm HIV cầm bơm kim tiêm đe dọa khiến bà khiếp sợ.
Thủ đoạn của nhóm người nhiễm HIV này là ban ngày nằm giữa cửa các hộ không chịu giao mặt bằng để "tắm nắng", tối đến chúng đốt pháo, đập vỡ cửa kính, gõ cửa liên tục và cầm bơm kim tiêm đe dọa chủ nhà.
Doanh nghiệp và ban quản lý dự án còn sai những người nhiễm HIV sử dụng bình phun sơn đỏ phụt lên cửa, tường nhà các hộ không giao mặt bằng nội dung: "Đội giải phóng mặt bằng HIV" để khủng bố tinh thần những người dân ở đây.
Hôm 28/12 Tân Hoa Xã cho biết, danh sách nhận phong bì của công ty Ức An ngoài 59 nhân viên của công ty này còn có 31 người khác ở khu Ngọa Long và Mai Khê, trong đó bao gồm nhiều quan chức địa phương như Bí thư chi bộ Mai Khê, Chủ nhiệm Ban quản lý dự án Mai Khê, Trưởng phòng Xây dựng khu Ngọa Long...
Một người nhiễm HIV được doanh nghiệp Ức An thuê vào đội giải phóng mặt bằng.
Cả khu đất dự án có tổng cộng 58 hộ, từ năm 2011 bắt đầu triển khai dự án, nhưng thỏa thuận đền bù giải tỏa giữa doanh nghiệp với người dân không thỏa đáng nên mới có 10 hộ đồng ý di dời. Tuy nhiên từ khi có "đội giải phóng mặt bằng HIV", chỉ trong vòng nửa tháng đã có 10 hộ đồng ý chuyển nhà. Hiện tại vẫn còn 38 hộ kiên quyết bám trụ.
Theo QQ News ngày 29/12, đứng sau "đội giải phóng mặt bằng HIV" này là đầy đủ quan chức các bộ phận: Ban quản lý dự án, Ban giải phóng mặt bằng, điện lực, nhà cung cấp gas, địa chính, quy hoạch, công an. Tất cả các quan chức này đều được nhận phong bì từ công ty Ức An.
Đào hào bao vây giải phóng mặt bằng
Liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, trước đó, theo tin tư Tân Hoa xã ngày 4/2/2013, những người dân sống tại ngôi làng Dương Cơ, nằm ở phía Đông Nam của thành phố Quảng Châu, Trung Quốc cũng phản đối việc xây những hao nươc sâu bao quanh các ngôi nhà như thời chiến "xây hào để bảo vệ tường thành".
Hãng thông tấn xã của Trung Quốc cũng cho biết thêm một số ngôi nhà trong làng đã hoàn toàn bị bao vây tứ phía bởi những chiến hào sâu tới gần 2m, có chỗ sâu tới 3,6m.
Ông Trần, một người dân làng đang bám trụ trong những ngôi nhà bị cách ly ở Dương Cơ, cảm thấy rất bức xúc trước những động thái này của chính quyền:
Việc xây dựng các chiến hào này thực chất là một chiến thuật "thù địch" khiến người dân tự động bỏ nhà nhường đất cho các dự án. Ông Trần cũng cho biết thêm kể từ cuối tháng 11/2012 tình hình cung cấp điện, nước sinh hoạt cho những người dân ở làng Dương Cơ cũng rất thất thường.
Theo tờ Nhật báo Trung Quốc, từ năm 2010, làng Dương Cơ và 138 ngôi làng khác ở Quảng Châu đã nằm trong diện quy hoạch phục vụ cho chiến dịch phá hủy hết "trung tâm thành phố cũ, các làng đô thị và những nhà máy lỗi thời" đê mang đến một bộ mặt đô thị mới. Kế hoạch này đã khiến cho khoảng 600.000 người dân bị mất nhà cửa và buộc phải "di cư" đến vùng đất mới.
"Là một trong những thành phố quan trọng ở phía Nam Trung Quốc, Quảng Châu hiện đang rất nhiều đất phục vụ cho các dự án xây dưng mới", tờ Nhật báo Trung Quốc dẫn lời một quan chức địa phương cho biết.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc: Nông dân giả tướng lĩnh lừa tiền Ba nông dân Trung Quốc đã giả làm một thứ trưởng quốc phòng, thượng tá và tướng thuộc Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) để thu phí của 19 doanh nghiệp muốn xây dựng căn cứ giáo dục quốc phòng ven biển. Các nông dân trên đến từ tỉnh Thiểm Tây và Sơn Đông. Họ giả làm các quan chức quân đội cấp...