Cảnh sát Nhật khẩn trương cứu hộ vụ sập hầm
Chính phủ Nhật đã huy động lực lượng cứu hộ đông đảo đến hiện trường vụ sập hầm Sasago, tỉnh Yamanashi và cũng mở cuộc điều tra toàn diện đối với những hầm tương tự.
Lượng lớn các xe cứu hộ tập trung tại hiện trường vụ tai nạn. Công tác cứu nạn vẫn đang tiếp tục kể từ khi vụ việc xảy ra vào trưa ngày 2/12. Ảnh: AFP
Một xe ôtô biến dạng vì sập trần, được kéo ra khỏi hầm Sasago. Ảnh: AP
Đường hầm xuyên qua núi Sasago có chiều dài 4,7 km, là một trong những đường hầm dài nhất ở Nhật và là tuyến đường huyết mạch. Ảnh: AFP
Cảnh sát và bác sĩ túc trực bên ngoài đường hầm mù khói. Ảnh: AP
Video đang HOT
Ông Takekazu Kanedo (áo vest đen), giám đốc công ty Đường cao tốc Nippon, đơn vị vận hành hầm Sasago, cũng tới tham gia cứu hộ. Ảnh: AFP
Các quan chức cho rằng nhiều khả năng các thanh kim loại đỡ các mảng bê tông bị lỏng. Ảnh: AP
Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Yuichiro Hata (giữa) hôm nay cũng đến kiểm tra hiện trường. Ảnh: AFP
Chính phủ Nhật đã yêu cầu một cuộc điều tra đầy đủ đối với vụ tai nạn. Ảnh: EPA
Các hầm tương tự như hầm Enasan trên đường cao tốc Chuo tại Achimura của tỉnh Nagano cũng được tiến hành kiểm tra sau vụ việc. Ảnh: AP
Theo VNE
Nhật "báo động" một loạt đường hầm sau vụ sập làm 9 người chết
Chính phủ Nhật hôm nay đã yêu cầu rà soát 49 đường hầm cao tốc cũ sau vụ sập đường hầm nghiêm trọng làm 9 người thiệt mạng vào ngày hôm qua. Hiện nguyên nhân của vụ sập được cho là do hệ thống trần đỡ bị mục nát.
Các khối bê tông trên trần đường hầm bị sập theo hình chữ V.
Chính phủ Nhật đã cam kết rà soát kỹ lưỡng và cho biết sẽ cần "đầu tư lớn" cho hệ thống đường cao tốc khắp nước.
"Chúng tôi nghi ngờ nguyên nhân chính là do tình trạng "lão hóa" của đường hầm, một quan chức của NEXCO, cơ quan quản lý đường cao tốc, cho biết về thảm họa tại đường hầm Sasago, chạy xuyên qua các ngọn đồi gần núi Phú Sỹ, cách tây Tokyo 80km. Đường hầm bị sập được xây dựng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế những năm 1960 và 1970.
Hình ảnh từ bên trong đường hầm cho thấy các tấm bê tông bị sập theo hình chữ V, dấu hiệu cho thấy các cột chống đỡ trần trung tâm có thể bị suy yếu.
Trong khi đó, các kỹ sư ngày hôm nay đã bắt đầu kiểm tra 3 đường hầm khác trong khu vực có cùng thiết kết giống đường hầm Sasago.
Ngoài ra, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Nhật đã yêu cầu kiểm tra khẩn cấp tất cả 49 đường hầm cao tốc có cùng thiết kế ở khắp nước này.
NEXCO cho biết việc kiểm tra an toàn chủ yếu gồm kiểm tra bằng mắt thường, như tìm kiếm các vết nứt, các dấu hiệu bất thường khác, đập búa để nghe độ vang của bê tông và các cấu trúc kim loại.
Giới chức trách thừa nhận, trong đợt kiểm tra trần hầm 5 năm một lần vào tháng 9 vừa qua, họ đã không kiểm tra độ vang trên các cấu trúc kim loại đỡ các tấm bê tông nặng tới 1,5 tấn.
Trong khi đó các nhân viên cứu hộ vẫn đang khẩn trương làm việc trong đường hầm dài gần 5km. Tuy nhiên, hiện công tác cứu hộ chủ yếu chuyển sang dọn dẹp đống đổ nát.
Mạng lưới đường cao tốc rộng lớn của Nhật đan xen "chằng chịt" khắp quốc gia chủ yếu là đồi núi này, với hơn 1.500 đường hầm. Theo Bộ Giao thông Nhật, khoảng 1/4 đường hầm này đã hơn 30 năm tuổi.
Nhật là nước thường xuyên phải hứng chịu động đất, vì vậy mặc dù nước này đã thắt chặt quy định về an toàn trong suốt 20 năm qua, nhưng giới chuyên gia cảnh báo các cấu trúc đường cũ hơn có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn bởi động đất.
Nhật Bản đã trải qua thời kỳ bùng nổ về xây dựng hạ tầng vào những năm 1960 và 1970 khi kinh tế có những bước phát triển ngoạn mục. Các chuyên gia cảnh báo, trải qua nhiều năm, nhiều đường hầm và cây cầu cần phải được thay thế - nhưng đây lại là nhiệm vụ không dễ dàng đối một chính phủ đã bị nợ hơn gấp đôi số tiền nền kinh tế nước này mang lại.
Theo Dantri
Nhật công bố video bên trong đường hầm bị sập Ít nhất 9 người đã thiệt mạng khi một đoạn đường hầm thuộc một tuyến đường cao tốc chính ở Nhật bị sập vào sáng qua 2/12. Trong khi đó, số người chết có thể còn tăng bởi rất nhiều xe cộ bị mắc kẹt bên trong hầm khi xảy ra tai nạn. Bên trong đường hầm bị sập. Thi thể của 9...