Cảnh sát Myanmar phun vòi rồng giải tán biểu tình
Cảnh sát lần đầu tiên sử dụng vòi rồng giải tán người biểu tình phản đối đảo chính ở thủ đô Naypyidaw.
Cảnh sát Myanmar phun vòi rồng giải tán biểu tình ở thủ đô Naypyidaw hôm 8/2. Video: AFP .
“Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng để dẹp đường”, Kyaw Kyaw, một người dân Naypyidaw tham gia biểu tình hôm nay cho biết.
Phóng viên ảnh nhìn thấy hai người bị thương. Video trên mạng xã hội cho thấy hai người gục ngã sau khi bị phun nước vào người. Cuộc biểu tình vẫn tiếp tục sau khi cảnh sát sử dụng vòi rồng trong 30 phút, từ 10h đến 10h30, theo các nhà báo địa phương.
Đây là lần đầu tiên cảnh sát dùng vòi rồng dẹp biểu tình từ khi phong trào phản đối đảo chính bắt đầu ba ngày trước.
Hàng nghìn người dân đã xuống đường phản đối khắp Myanmar. Y bác sĩ đình công, giáo viên và học sinh, sinh viên nghỉ học, yêu cầu trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và loạt quan chức chính phủ bị quân đội bắt giữ hôm 1/2.
Các cuộc biểu tình cuối tuần qua phần lớn diễn ra trong hòa bình. Nhưng truyền thông địa phương đưa tin tại thành phố Myawaddy, cảnh sát đã bắn chỉ tiên giải tán một nhóm biểu tình.
Cảnh sát phun vòi rồng vào người biểu tình ở thủ đô Naypyidaw sáng nay. Ảnh: Twitter/Hazel
Myanmar trong suốt tuần qua gần như rơi vào cảnh hỗn loạn, khi biểu tình xảy ra khắp cả nước, Internet bị gián đoạn, quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm nhằm giải quyết cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm ngoái, khi đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo.
Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích gay gắt cuộc đảo chính ở Myanmar. Các nước ASEAN như Thái Lan, Campuchia và Philippines nhận định đây là “vấn đề nội bộ của Myanmar”, còn Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế không “làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar”.
Aung San Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu
Cảnh sát Myanmar cáo buộc Aung San Suu Kyi nhập trái phép thiết bị liên lạc và bà sẽ bị giữ cho đến ngày 15/2 để điều tra.
"Chúng tôi có thông tin đáng tin cậy rằng tòa án Dakhinathiri yêu cầu giữ Aung San Suu Kyi 14 ngày, từ ngày 1/2 đến ngày 15/2 với cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu", Kyi Toe, thư ký báo chí của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) viết trên Facebook hôm nay.
Một tài liệu của cảnh sát nói rằng họ phát hiện ít nhất 10 bộ đàm và các thiết bị liên lạc khác được nhập khẩu và sử dụng trái phép khi khám nhà Suu Kyi tại Naypyidaw. Bà có thể đối mặt án tù lên tới ba năm nếu bị kết tội.
Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw tháng 9/2017. Ảnh: AFP .
Kyi Toe cho biết Tổng thống Win Myint, người cũng bị quân đội giữ trong cuộc đảo chính hôm 1/2, bị cáo buộc vi phạm luật Xử lý Thảm họa Quốc gia. Các tài liệu của cảnh sát nói rằng Win Myint, vợ và con gái ông đã tham gia một sự kiện vận động tranh cử vào tháng 9 thu hút hàng trăm người, vi phạm các hạn chế chống Covid-19.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 đột kích bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng NLD sau nhiều ngày leo thang căng thẳng về cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020.
Sau cuộc đảo chính, thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar, được trao lại mọi quyền lực cho đến khi cuộc bầu cử mới được tổ chức vào năm sau. Tướng Hlaing khẳng định việc quân đội Myanmar tiếp quản quyền lực là "phù hợp với luật pháp" vì chính quyền không thể phản hồi những bất bình của họ về cáo buộc gian lận bầu cử. Trong khi đó, NLD nói rằng cáo buộc của quân đội là vô căn cứ và cho biết văn phòng của họ tại một số khu vực đã bị đột kích.
Các ngoại trưởng G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ đã ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Myanmar và hối thúc quân đội nước này thả những người bị bắt.
Myanmar: Nhóm nổi dậy thả 3 con tin, xây dựng lòng tin với chính phủ Người phát ngôn của Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) xác nhận 3 chính trị gia bị Lực lượng nổi dậy ở miền Tây Myanmar bị bắt cóc đã được đưa đến một doanh trại quân đội ở bang Chin. Cảnh sát Myanmar tại một trạm gác ở bang Rakhine. (Ảnh: EPA) Lực lượng nổi dậy ở miền Tây Myanmar ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đương kim MU và MG 'chạm trán', 'gà cưng' Nawa' nguy cơ chìm nghỉm, fan hào hứng

Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ

Ngân sách Liên bang Nga chịu áp lực từ giá dầu thấp

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'
Có thể bạn quan tâm

Áo sơ mi + chân váy: Combo "nữ thần" đầu hè mà nàng nào cũng nên thử ít nhất một lần!
Thời trang
12:40:36 29/04/2025
Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế
Tin nổi bật
12:29:56 29/04/2025
VNPay bị lên án vì tranh thủ PR khi duyệt drone mừng lễ 30/4
Netizen
12:21:14 29/04/2025
Tại sao càng lớn tuổi da người lại càng nhăn nheo, xuống cấp?
Làm đẹp
12:14:08 29/04/2025
Maextro S800: Sedan Trung Quốc sang trọng, dự kiến ra mắt cuối năm 2025
Ôtô
12:09:28 29/04/2025
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
Pháp luật
11:58:40 29/04/2025
Indian Motorcycle ra mắt bộ đôi xe đường trường phiên bản giới hạn
Xe máy
11:47:20 29/04/2025
Giải mã cung Song Tử: Bí quyết thành công trong sự nghiệp và tình yêu
Trắc nghiệm
11:46:15 29/04/2025
Doechii kỳ thị Châu Á 'chung mâm' Jennie, lộ quá khứ 'bất hảo' dính chất cấm?
Sao âu mỹ
11:39:29 29/04/2025
Xiaomi ra mắt dòng smartphone phổ thông Redmi A5
Đồ 2-tek
11:39:05 29/04/2025