Cảnh sát Mỹ lại bắn chết người da đen
Một đoạn video mới công bố cho thấy cảnh sát Mỹ lại bắn chết một người đàn ông da đen, một lần nữa làm dấy lên những căng thẳng giữa lực lượng thực thi pháp luật Mỹ với cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Hiện trường vụ việc
Trong đoạn băng hình ghi lại từ camera trong xe ô tô của cảnh sát, ngày 30/12/2014, Jerame Reid, 36 tuổi, đi cùng một người bạn và bị viên cảnh sát Braheme Days yêu cầu dừng lại kiểm tra tại một chốt giao thông ở New Jersey. Mọi việc trở nên căng thẳng khi ông Days, cũng là người da đen, phát hiện một khẩu súng trong ngăn đựng găng tay của chiếc xe ô tô.
Ông Days liền lấy súng của mình ra và nói với Reid: “Nếu anh với lấy thứ gì (súng) đó, anh sẽ chết”. Reid khẳng định không có ý định lấy súng ra và có vẻ cố gắng ra khỏi xe với hai tay giơ lên. Sau đó, ông Days và đồng nghiệp của ông, Roger Worley, cùng nổ súng. Đối tượng Jerame Reid, từng thụ án 13 năm tù giam vì bắn cảnh sát, đã tử vong vì những viên đạn của Days và Worley.
“Đoạn video tự cho thấy Jerame Reid không phải một mối đe dọa và anh ta không có vũ khí trong người. Anh ta tuân thủ mệnh lệnh của cảnh sát và họ bắn anh ta”, Walter Hudson, người sáng lập và chủ tịch nhóm quyền dân sự Liên minh nhận thức quốc gia, nói.
Các công tố viên cho hay một khẩu súng đã được tìm thấy ở hiện trường. Cả hai sĩ quan cảnh sát đều đang bị đình chỉ công tác trong khi văn phòng công tố địa phương đang điều tra vụ việc.
Video đang HOT
Theo Hạnh Nhân (theo Telegraph)
baotintuc.vn
Người Mỹ lại biểu tình sau vụ cảnh sát bắn chết người da đen
Vụ cảnh sát Mỹ bắn chết một thanh niên da đen ở trạm xăng ở bang Missouri tối 23/12 đã làm bùng phát cuộc biểu tình mới nhất phản đối hành vi sử dụng vũ lực quá mức trong lực lượng thực thi pháp luật Mỹ.
Cảnh sát cố gắng kiểm soát một nhóm biểu tình tại Berkeley ngày 24/12.
Các nguồn tin tại Mỹ cho biết khoảng 300 người biểu tình đã tụ tập tại hiện trường vụ nổ súng ở thị trấn Berkeley thuộc bang Missouri, cách không xa địa điểm nơi thanh viên da màu Michael Brown bị cảnh sát da trắng Darren Wilson bắn chết ở thị trấn Ferguson lân cận hôm 19/8 vừa qua.
Những người biểu tình ném gạch đá vào lực lượng an ninh, khiến ít nhất hai người bị thương và buộc cảnh sát dùng hơi cay để giải tán. 4 người biểu tình quá khích cũng đã bị bắt giữ.
Cuộc biểu tình nổ ra chưa đầy 24 giờ sau khi xảy ra vụ một cảnh sát da trắng bắn chết thanh niên da đen 18 tuổi Antonio Martin tại một trạm xăng.
Đoạn băng từ camera an ninh của trạm xăng cho thấy Martin và một thanh niên khác đã chủ động tiến về phía xe cảnh sát và rút súng chĩa thẳng vào nhân viên thực thi công vụ, buộc người này phải nổ 3 phát súng tự vệ. Giới chức thị trấn Berkeley đã lên tiếng bảo vệ hành động của viên cảnh sát, cho rằng đây là việc làm "chính đáng và hợp lý" trong hoàn cảnh bị đe dọa tính mạng.
"Mọi người không chết giống nhau. Có người chết do lỗi của cảnh sát nhưng cũng có người chết do lỗi của chính họ. Trong vụ việc này, chúng tôi cho rằng lỗi không xuất phát từ phía cảnh sát", Thị trưởng Theodore Hoskins nói.
Ông cũng cho rằng có sự khập khiễng khi so sánh hai vụ việc ở Berkeley và Ferguson, lý do là vì hầu hết quan chức và cảnh sát ở Berkeley đều là người Mỹ gốc Phi.
"Không thể so sánh vụ việc này với vụ ở Ferguson hay New York. Những nhân viên cảnh sát của chúng tôi thận trọng hơn nhiều trong các vấn đề liên quan đến chủng tộc", ông Hoskins khẳng định.
Thượng nghị sĩ da màu của bang Missouri, bà Maria Chappelle-Nadal, cũng tin tưởng phản ứng của viên cảnh sát ở Ferguson là hợp lý.
"Việc một thanh niên sở hữu súng trái phép và chĩa súng vào cảnh sát là không thể chấp nhận được", bà Chappelle-Nadal bày tỏ.
Thị trấn Berkeley nằm ở khu vực ngoại ô hạt St. Louis và hiện có 9.000 dân cư sinh sống, trong đó 85% là người da màu. Trước khi bị bắn chết tối 23/12, Martin từng bị buộc tội hành hung và trộm cướp. Hiện cảnh sát đang truy tìm đối tượng đi cùng Martin khi xảy ra vụ nổ súng.
Đây là vụ cảnh sát nổ súng bắn người da đen thứ 4 ở Mỹ chỉ trong 4 tháng qua, sau vụ Brown bị bắn chết ở Ferguson, Rumain Brisbon bị bắn chết ở Phoenix, Arizona, và cậu bé 12 tuổi T. Rice bị bắn chết tại một trung tâm giải trí ở Cleveland.
Những vụ việc này đã gây phẫn nộ trong dân chúng Mỹ, đặc biệt là cộng đồng người da màu, đồng thời châm ngòi cho làn sóng biểu tình bùng phát trên cả nước và làm dấy lên nguy cơ trả thù nhằm vào lực lượng cảnh sát.
Cuối tuần trước, hai cảnh sát thành phố New York đã bị bắn chết tại khu Brooklyn. Kẻ tấn công là Ismaaiyl Brinsley, 28 tuổi, thành viên của một tổ chức xã hội đen ở Baltimore. Tên này đã tự sát ngay sau khi thủ ác.
Được biết, trước khi ra tay sát hại, Brinsley đã rêu rao trên tài khoản Instagram về ý đồ này để trả thù cho công dân da màu Eric Garner bị ghì cổ chết ngạt trong hành động khống chế quá tay của một cảnh sát da trắng.
Trước nguy cơ trên, cảnh sát New York đã tăng cường điều tra và phát hiện 40 âm mưu tấn công cảnh sát. Bốn đối tượng đã bị bắt giữ trong chiến dịch điều tra này.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Thêm vụ cảnh sát Mỹ bắn chết người da đen Một cảnh sát da trắng Mỹ lại bắn chết một thiếu niên da đen tại một trạm xăng ở vùng ngoại ô St. Louis, thành phố Berkeley thuộc bang Missouri. Vụ việc xảy ra gần thị trấn Fegurson nơi cậu thiếu niên da đen Michael Brown bị một cảnh sát da trắng bắn chết hồi tháng 8, theo Reuters. Những người biểu tình...