Cảnh sát Mỹ ghì chết người da màu: Minnesota điều Vệ binh quốc gia ngừa bạo động
Thổng đốc bang Minnesota (Mỹ) triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia giúp khôi phục trật tự sau 2 ngày biểu tình liên quan tới cái chết của một người da màu.
Theo Reuters, cùng với việc ban hành tình trạng khẩn cấp, Thống đốc Tim Walz điều động lực lượng Vệ binh hỗ trợ cảnh sát khi lực lượng thực thi pháp luật tiểu bang và liên bang tìm cách giảm bớt căng thẳng chủng tộc liên quan tới vụ George Floyd – người đàn ông Mỹ gốc Phi chết sau khi bị một sĩ quan cảnh sát Mỹ ghì cổ đến ngạt thở trong vụ bắt giữ tại thành phố Minneapolis.
Người biểu tình phản đối lực lượng cảnh sát tại Minnesota.
4 nhân viên cảnh sát liên quan tới vụ việc, bao gồm viên sỹ quan ghì đầu gối vào cổ của nạn nhân khi Floyd đang nằm áp mặt xuống đất bị đuổi việc ngay ngày hôm sau.
Trong cuộc họp báo mới đây, Cảnh sát trưởng Medaria Arradondo đã lên tiếng xin lỗi gia đình Floyd, thừa nhận những thiếu sót của cảnh sát Minneapolis.
Thống đốc bang Minnesota triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đối phó với bạo động. (Ảnh: Getty Images)
“Tôi gửi lời xin lỗi vì sự đau đớn, tàn phá mà cái chết của ông Floyd để lại cho gia đình, những người thân yêu và cộng đồng của chúng tôi”, ông Arradondo nói.
Trong một cuộc họp báo chung vài giờ sau, các quan chức giám sát điều tra từ Bộ Tư pháp Mỹ, FBI, Cục Cảnh sát hình sự bang Minnesota và công tố viên địa phương kêu mọi người bình tĩnh khi họ đang thu thập bằng chứng.
“Hãy cho chúng tôi thời gian để làm điều này cho đúng. Chúng tôi sẽ đem lại công lý cho bạn”, Luật sư quận Hennepin Mike Freeman cho hay, thừa nhận hành vi của cảnh sát trong đoạn video ghi lại vụ việc là khủng khiếp.
Luật sư Erica McDonald của bang Minnesota cam kết thực hiện “một cuộc điều tra mạnh mẽ và tỉ mỉ về các tình huống xung quanh” vụ bắt giữ và cái chết của Floyd.
Video: Biểu tình phản đối vụ George Floyd bị chết
Các cuộc biểu tình nổ ra suốt 2 ngày qua tại một số khu vực ở thành phố Minneapolis trong bối cảnh người dân địa phương vẫn chưa thôi giận dữ sau sau cái chết của Floyd.
Đêm 27/5, các vụ biểu tình biến thành bạo loạn và đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng thực thi pháp luật. Một số người quá khích đập phá một số công trình, ném đá ngập nhiều con phố, đốt phá và cướp bóc ở một vài khu phố phía nam trung tâm thành phố.
Người dân nhiều nơi ở Mỹ biểu tình phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc.
Bạo động nổ ra tại thành phố
Minneapolis vừa trải qua một đêm bạo loạn và đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng thực thi pháp luật.
Người biểu tình đòi công lý cho George Floyd.
Biểu tình đêm thứ hai ở thành phố Mỹ
Người dân ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, biểu tình đêm thứ hai đòi công lý cho một người đàn ông thiệt mạng sau khi bị cảnh sát ghì cổ khống chế.
Tối 27/5, cảnh sát Mỹ gấp rút triển khai lực lượng xung quanh Phân khu Cảnh sát thứ ba, thành phố Minneapolis, bang Minnesota, nơi các sĩ quan bị cáo buộc giết George Floyd, một người đàn ông da màu 46 tuổi.
Họ tiếp tục đêm thứ hai đối mặt với số người tham gia biểu tình đòi công lý cho Floyd ngày càng đông. Cuộc biểu tình trở nên căng thẳng vào ban đêm khi cảnh sát và người biểu tình đụng độ. Cảnh sát trưởng thành phố Minneapolis, Medaria Arradondo, cảnh báo những người biểu tình hãy giữ hòa bình.
Người biểu tình ném đá, chai lọ vào cảnh sát và tập trung bên ngoài nhà của Mike Freeman, quan chức hạt Hennepin, và Derek Chauvin, sĩ quan đã ghì đầu gối lên cổ Floyd. Lực lượng cảnh sát phải sử dụng đạn cao su, đạn hơi cay và bom khói để ngăn đám đông.
Người dân đội mưa biểu tình ở Phố E. 38, đòi công bằng cho George Floyd ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ. Ảnh: AFP.
Một cuộc biểu tình nhỏ hơn, ít hỗn loạn hơn, cũng diễn ra tại Đại lộ Chicago và Phố E. 38, nơi Floyd qua đời. Đám đông liên tục hô: "Cả 4 người họ đều phải bị bắt", "Họ đáng lẽ phải ngồi tù ngay sau 10 phút xảy ra sự việc".
Floyd bị 4 cảnh sát da trắng khống chế hôm 25/5 do cáo buộc liên quan đến một vụ giả mạo chữ ký. Một sĩ quan đã ghì chặt đầu gối lên cổ Floyd vài phút, trong khi anh liên tục cầu xin: "Tôi không thể thở nổi". Floyd sau đó tử vong.
Những sĩ quan cảnh sát liên quan đến sự việc đã bị Sở Cảnh sát Minneapolis sa thải. Gia đình Floyd cũng kêu gọi buộc tội giết người đối với họ. Luật sư tiết lộ sĩ quan đã ghì chặt chân trên cổ Floyd suốt 8 phút.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) cùng giới chức thực thi pháp luật của bang đang điều tra sự việc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi cái chết của Floyd là "đau buồn và bi thảm", cho biết ông đã yêu cầu FBI phối hợp Bộ Tư pháp vào cuộc điều tra và khẳng định "công lý sẽ được thực thi".
Thị trưởng thành phố Minneapolis Jacob Frey cho biết ông không thể hiểu tại sao viên cảnh sát ghì chặt đầu gối lên cổ Floyd cho đến khi anh lịm đi vẫn chưa bị bắt.
Người biểu tình tập trung bên ngoài Phân khu Cảnh sát thứ ba, thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, hôm 27/5. Ảnh: AFP.
"Tại sao người đàn ông giết George Floyd chưa phải ngồi tù? Nếu bạn hay tôi làm điều đó, chúng ta bây giờ đã ở sau song sắt rồi. Dựa trên những gì tôi thấy, sĩ quan đó nên bị buộc tội", Frey nói.
Ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden lên tiếng kêu gọi FBI cần điều tra kỹ lưỡng sự việc. Trong khi Thượng nghị sĩ Dân chủ Kamala Harris gọi hành động ghì đầu gối lên cổ Floyd là "tra tấn".
Các cuộc biểu tình đòi công lý cho Floyd gợi lên ký ức về các cuộc bạo loạn ở Ferguson, bang Missouri, năm 2014, sau khi một sĩ quan cảnh sát bắn chết một thanh niên người Mỹ gốc Phi bị nghi ngờ là cướp.
Bang Mỹ yêu cầu điều vệ binh quốc gia ứng phó biểu tình Chính quyền bang Minnesota đề nghị Lực lượng Vệ binh Quốc gia tiếp viện khi biểu tình đòi công lý cho người bị cảnh sát ghì chết ngày càng phức tạp. Thống đốc bang Minnesota Tim Walz hôm 28/5 đề nghị Lực lượng Vệ binh Quốc gia hỗ trợ khi nạn trộm cắp bắt đầu nổ ra ở thành phố Saint Paul, trong...