Cảnh sát Minneapolis ghì cổ khiến 44 người bất tỉnh trong 5 năm
Các chuyên gia cho biết con số 44 người bất tỉnh vì bị cảnh sát ghì cổ trong vòng 5 năm qua ở Minneapolis là cao bất thường, và điều đó đã dự báo trước một thảm kịch sẽ diễn ra.
Theo NBC, kể từ đầu năm 2015, các sĩ quan của Sở Cảnh sát Minneapolis đã khiến 44 người bất tỉnh sau khi khống chế vùng cổ của họ. Một số chuyên gia cho rằng con số này có vẻ cao bất thường.
Từ đó tới nay, cảnh sát Minneapolis đã khống chế vùng cổ của các nghi phạm 237 lần, và 16% số trường hợp sử dụng cách khống chế này dẫn đến việc người bị khống chế bất tỉnh, dữ liệu của sở cảnh sát cho thấy. Vì dữ liệu về việc sử dụng vũ lực là không được công khai, nên rất khó để so sánh con số này với các thành phố khác có cùng quy mô như Minneapolis.
Cảnh sát định nghĩa khống chế vùng cổ là khi nhân viên thực thi pháp luật sử dụng tay hoặc chân để đè vào cổ nghi phạm mà không gây áp lực trực tiếp vào đường thở.
Cảnh sát Derek Chauvin đè gối lên gáy của ông George Floyd khiến ông này thiệt mạng.
Hôm 25/5, sĩ quan Derek Chauvin (nay đã bị sa thải và buộc tội) đã đè đầu gối lên cổ của George Floyd trong vòng 8 phút, khi ông này đang bị còng tay, trong đó có gần 3 phút sau khi ông Floyd không còn phản ứng.
Ông Chauvin hôm 29/5 đã bị buộc tội giết người cấp độ 3 và ngộ sát với cái chết của George Floyd.
Các quan chức cảnh sát và chuyên gia trong ngành đều nói với đài NBC rằng kỹ thuật mà Chauvin sử dụng để khống chế ông Floyd – quỳ gối lên gáy khi ông Floyd đang nằm sấp dưới mặt đường – không hề có trong chương trình đào tạo của bất cứ cơ quan cảnh sát nào.
Một quan chức Minneapolis cho biết sở cảnh sát thành phố không cho phép các nhân viên sử dụng kỹ thuật này khi khống chế nghi phạm.
Đối với hầu hết sở cảnh sát các thành phố lớn, biến thể khác của việc khống chế cổ – được gọi là kẹp cổ – đều cực kỳ bị hạn chế sử dụng, nếu không muốn nói là bị cấm hoàn toàn.
Tuy nhiên, sổ tay hướng dẫn của Sở Cảnh sát Minneapolis, có trên trang web của cơ quan này, lại cho phép các sĩ quan sử dụng biện pháp khống chế vùng cổ dù có thể dẫn đến việc bất tỉnh, và dường như giao thức để cho phép sử dụng biện pháp này đã không được cập nhật trong vòng 8 năm qua.
Cảnh sát Mỹ ngăn đồng nghiệp ghì cổ người biểu tình ở Seattle
Một viên cảnh sát tại Seattle đã sử dụng phương thức đè gối lên cổ – từng gây ra cái chết của George Floyd – để khống chế một người biểu tình.
Ảnh: Lửa và giận dữ bao trùm nước Mỹ sau cái chết của George Floyd
Cái chết của George Floyd đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, dẫn tới những hành vi phá hoại, cướp bóc và đụng độ với cảnh sát.
Cái chết của người đàn ông da màu George Floyd sau khi bị cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota đã khiến các cuộc biểu tình bùng phát trên khắp nước Mỹ. Trong ảnh là các sĩ quan của Phòng Cảnh sát New York đang cố gắng kiểm soát những người biểu tình quá khích trong khi một số người tìm cách hôi của trong cuộc biểu tình ngày 1/6.
Một người biểu tình vừa chạy vừa hôi của trong cuộc biểu tình ở Manhattan, New York ngày 1/6. Các cuộc biểu tình vụ George Floyd từ ôn hòa đã trở nên bạo lực dẫn tới đụng độ với cảnh sát, phá hoại và cướp bóc.
Một đống rác đang cháy rừng rực trong cuộc biểu tình ở Manhattan, New York ngày 31/5. Ít nhất 40 thành phố bao gồm thủ đô Washington đã ra lệnh giới nghiêm nhằm kiểm soát tình hình.
Một người biểu tình rán thịt trên chảo với đống lửa cháy rừng rực được những người biểu tình đốt lên phía dưới trong cuộc diễu hành thể hiện sự phản đối hành động của cảnh sát Minneapolis khi gây ra cái chết cho người đàn ông da màu George Floyd ở khu vực gần Nhà Trắng tại thủ đô Washington ngày 31/5.
Cảnh sát trong trang phục chống bạo động nỗ lực kiểm soát những người biểu tình ở Công viên Lafayette gần Nhà Trắng ở Washington ngày 31/5. Trước đó, do nguy cơ các cuộc biểu tình có xu hướng bạo lực và diễn biến căng thẳng, Tổng thống Trump đã phải chuyển tới 1 boongke an ninh Nhà Trắng tối 29/5.
Các sĩ quan tuần tra của bang triển khai lực lượng nhằm giữ tình hình ổn định trong cuộc biểu tình sau cái chết của ông George Floyd ở Minneapolis, Minnesota ngày 31/5.
Một người đàn ông kéo một chiếc xe đẩy hàng bên trong cửa hàng đã bị phá hủy tan hoang sau các cuộc biểu tình ở Minneapolis, bang Minnesota ngày 30/5.
Dòng người tập trung trong cuộc biểu tình ở Minneapolis, Minnesota.
Một người biểu tình giơ tay lên khi cảnh sát Seattle được trang bị những cây gậy chuyên dụng dàn hàng trong một cuộc biểu tình ở Seatle, Washington ngày 31/5.
Người biểu tình ném trứng vào một xe cảnh sát ở Long Beach, California ngày 31/5.
Ứng viên tranh cử Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden ghé thăm một địa điểm biểu tình sau cái chết của ông George Floyd tại Wilmington, Delaware hôm 31/5.
Xe của cảnh sát New York bị đốt cháy trong một cuộc biểu tình ở Brooklyn, thành phố New York ngày 30/5.
Một cảnh sát bắn hơi cay vào những người biểu tình ở Raleigh, Bắc Carolina ngày 30/5.
Lực lượng an ninh phun hơi cay vào những người biểu tình tập trung ở Washington ngày 30/5.
Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát thành phố New York ở Brooklyn ngày 30/5.
Chiếc xe cảnh sát của Phòng Cảnh sát Los Angeles bị đốt cháy chỉ còn trơ bộ khung tại California ngày 30/5.
Khói bốc lên sau các cuộc biểu tình ở Minneapolis, Minnesota ngày 29/5./.
Nguồn cơn khiến người Mỹ biểu tình bất chấp Covid-19 Khi Minneapolis vẫn còn mùi khói lửa, Yvonne Passmore hồi tưởng về những tháng ngày bị phân biệt đối xử, vừa ước tính thiệt hại vì biểu tình. "Đầu tiên là Covid-19 càn quét, giờ lại tới chuyện này", Passmore vừa nói vừa kéo khẩu trang xuống để dễ thở hơn. Người phụ nữ 65 tuổi sống ở phía nam thành phố Minneapolis,...