Cảnh sát Malaysia bị tố ‘chế’ ảnh hành khách Iran mang hộ chiếu giả
Cảnh sát Malaysia bị tố ‘chế’ ảnh hành khách Iran mang hộ chiếu giả
12/03/2014 20:25
Cảnh sát Malaysia ngày 12.3 bác bỏ thông tin cho rằng họ đã cố tình chỉnh sửa bức ảnh của hai hành khách Iran dùng hộ chiếu đánh cắp lên máy bay Malaysia mất tích.
Phần thân dưới của 2 hành khách bị tình nghi là sử dụng hộ chiếu ăn cắp giống y chang nhau. Phần chân của thanh niên ngoài cùng được cắt ghép thô với phần thân trên – Ảnh: AFP
Cảnh sát Malaysia công bố bức ảnh này vào ngày 11.3, khẳng định hai người Iran này không liên can đến các nhóm khủng bố, theo AFP.
Các cư dân mạng đã phát hiện trong bức ảnh mà cảnh sát Malaysia công bố phần chân của hai hành khách dùng hộ chiếu đánh cắp giống y chang nhau.
Các cư dân mạng cho rằng các bức ảnh được chỉnh sửa, cắt ghép.
“Tại sao họ lại cắt ghép phần chân của hai người Iran hoàn toàn giống nhau?”, một cư dân mạng Malaysia đặt nghi vấn.
Video đang HOT
Một cư dân mạng khác cho rằng: “Hai người Iran khác nhau nhưng lại có chân giống. Liệu rằng họ có thật hay không?”.
Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên cảnh sát Malaysia, bà Asmawati Ahmad giải thích rằng đây là lỗi trong lúc photocopy chồng ảnh lên nhau.
Hai người đàn ông Iran 18 và 29 tuổi, đi từ thủ đô Doha của Qatar đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia đã dùng hộ chiếu ăn cắp từ hai người Ý và Áo để lên máy bay mất tích, theo Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ngày 11.3.
Danh tính hai người Iran này là Pouri Nourmohammadi và Delavar Seyed Mohammadreza, Interpol công bố ngày 11.3.
Chính quyền Iran ngày 11.3 cũng tuyên bố hợp tác điều tra liên quan đến hai hành khách này. Trước đó, các điều tra viên Malaysia tình nghi máy bay mất tích là mục tiêu của một vụ tấn công.
Phúc Duy
Theo TNO
Máy bay Malaysia mất tích: Chúng tôi không che giấu điều gì cả
Các lãnh đạo Malaysia khẳng định "Chúng tôi không che giấu điều gì cả" khi đề cập đến những thông tin trái ngược về chiếc máy bay mất tích, tại cuộc họp báo vừa diễn ra tại Kuala Lumpur chiều 12.3.
Cuộc họp báo diễn ra dưới sự chủ trì của Quyền bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein, cùng sự tham gia của Giám đốc Cục hàng không dân dụng (DCA) Azharuddin Abdul Rahman, Tổng tham mưu trưởng quân đội Zulkifeli Mohamed Zin, Tư lệnh Không quân Rodzali Daud và Tổng giám đốc Malaysia Airlines (MAS) Ahmad Jauhari Yahya.
Các thành viên tham gia trả lời họp báo (từ trái qua): Tư lệnh Không quân Rodzali Daud, Tổng tham mưu trưởng quân đội Zulkifeli Mohamed Zin, Quyền bộ trưởng Giao thông Hishammuddin Hussein, Giám đốc Cục hàng không dân dụng Azharuddin Abdul Rahman, và Tổng giám đốc Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya
Vấn đề đang được chú ý nhất là thông tin xuất hiện chiều 11.3, được nói là do tướng Rodzali Daud tiết lộ cho hãng tin Reuters, rằng radar của quân đội Malaysia đã theo dõi được trong vòng gần 1 giờ đồng hồ hành trình bay ngược về phía tây của chiếc Boeing 777-200 chở 239 người, cho đến khi máy bay đi vào eo biển Malacca.
Ông Rodzali Daud sáng nay 12.3 đã có một thông cáo phủ nhận thông tin nói trên, mặc dù vẫn nhắc lại khả năng máy bay có thể đã bay ngược lại.
Khi bị chất vấn đến chi tiết, ông giám đốc DCA Rahman khẳng định máy bay mất khỏi màn hình radar kiểm soát không lưu của sân bay quốc tế Kuala Lumpur lúc 1 giờ 31 phút sáng 8.3, tức 50 phút sau khi cất cánh. Còn tướng Zulkifeli Mohamed Zin cho biết lần cuối radar quân đội nhìn thấy máy bay là lúc 2 giờ 15 phút sáng, tức 45 phút sau khi máy bay lọt ra khỏi màn hình radar dân sự.
Tướng Rodzali Daud cho biết thêm vị trí máy bay khi đó trong vùng biển cách bang Penang (dọc bờ biển phía tây Malaysia) 200 hải lý về phía tây bắc.
Phóng viên đặt câu hỏi vì sao điều này không được loan báo sớm hơn thì ông Zin nói rằng: "Chúng tôi không chắc chắn máy bay đó có đúng là chiếc Boeing mang số hiệu chuyến bay MH370 hay không (!?) và cần thời gian kiểm chứng".
Quyền bộ trưởng Giao thông Hishammuddin Hussein khẳng định: "Chúng tôi không che giấu điều gì cả"
Sau đó, ông giám đốc DCA Rahman nói thêm: "Ngay trong ngày 8.3, chúng tôi đã xác định được máy bay có khả năng quay ngược trở lại. Vì vậy, Thủ tướng Najib Razak vào cuối ngày đã chỉ đạo mở rộng phạm vi tìm kiếm ra qua phía tây".
Ông Hishammuddin Hussein cũng nói thêm rằng Malaysia đã thông báo ngay với Indonesia để nhờ tìm kiếm ở vùng biển Malacca và vùng gần biển Andaman.
Tuy vậy, qua theo dõi của Thanh Niên Online, thông tin về khả năng "bay ngược trở lại" chỉ được quân đội Malaysia loan tin không chính thức vào trưa 9.3. Đến chiều, tin này mới được công bố chính thức trong cuộc họp báo. Và trong cuộc họp báo buổi tối, ông Hussein cho biết có thêm Úc và Indonesia vừa đồng ý tình nguyện đến đem lực lượng tìm kiếm ở vùng biển Malacca, trong khi cuộc tìm kiếm ở phía đông với sự tham gia của Việt Nam, Singapore, Mỹ đã trải qua gần 2 ngày.
Các phóng viên có mặt tại cuộc họp báo đã thẳng thừng đặt vấn đề rằng Malaysia cố tình giấu điều gì đó, và điều đó khiến "hao tài tốn của" cho các quốc gia đang tham gia tìm kiếm ở vùng biển phía đông.
Không rõ ông Hussein có nhầm lẫn về thời điểm đưa ra các thông tin hay không mà ông bảo: "Chúng tôi không che giấu điều gì cả".
Tư lệnh Không quân Rodzali Daud nói vị trí cuối cùng mà radar quân đội nhìn thấy máy bay là trong vùng biển cách bang Penang dọc biển phía tây Malaysia 200 hải lý về phía tây bắc
Ông này cũng nói thêm: "Chúng tôi đang trải qua một sự kiện chưa từng có" nên "có một số bất nhất".
Rồi ông lại bảo: "Thật ra thông tin chúng tôi đưa ra nhất quán từ đầu đến giờ".
Ông cũng nói thêm chưa có dấu hiệu nào chắc chắn là máy bay đi về phía đông, nên việc tìm kiếm vẫn tiếp tục ở cả hai hướng và phạm vi tìm kiếm cũng được mở rộng hơn.
Theo VNE
Dồn dập câu hỏi từ người nhà hành khách Máy bay Malaysia mất tích đã 5 ngày và thân nhân những hành khách có mặt trên chuyến bay đang tập trung tại một khách sạn Bắc Kinh vẫn chưa có tin về những gì đã xảy ra với người nhà họ. Đó là một sự chờ đợi đầy đau buồn, mệt mỏi và bực bội. Và một lần nữa, khoảng 300 người...