Cảnh sát hình sự, cơ động vận động dân nộp trộm
Trước việc dân đánh trộm và bắt giữ, công an xã, cảnh sát hình sự, cơ động đã có mặt ở hiện trường vận động dân giao nộp trộm.
Chiều ngày 04/11/2015, người dân phát hiện và truy bắt quả tang 2 đối tượng là Nguyễn Văn Quang (SN 1998, ở xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) và Nguyễn Tiến Dũng (SN 1993, ở xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) đang trộm cắp xe máy của anh Nguyễn Văn Hào (sinh năm 1971, ở thôn Ninh Tào, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) tại bờ đê làng.
Đến 15h50 cùng ngày, người dân đã bắt được đối tượng Quang rồi đưa Quang về giữ tại nhà anh Nguyễn Văn Hạnh, người trong thôn Cẩm Hoàng.
Khi bắt được đối tượng Dũng tại thôn Đồng Công, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, một số người dân quá khích đã đánh Dũng gây thương tích.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an huyện Hiệp Hòa đã huy động lực lượng của đơn vị và Công an xã Xuân Cẩm, xã Hương Lâm có mặt tại hiện trường để giải quyết.
Đồng thời báo cáo lãnh đạo cấp trên đưa đối tượng Dũng đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa; tuyên truyền, vận động nhân dân giao đối tượng Quang xong quần chúng nhân dân không nghe.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trước tình hình đó, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát Cơ động do đồng chí Đại tá Dương Ngọc Sáu – Phó Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp chỉ có mặt ở hiện trường, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương làm công tác vận động quần chúng giao nộp đối tượng Quang cho cơ quan Công an, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhân dân và lực lượng làm công tác dân vận của địa phương.
Sau nhiều giờ làm công tác vận động quần chúng, đến 8h ngày 05/11/2015, quần chúng nhân dân đã giao nộp đối tượng Quang cho Cơ quan Công an.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những trường hợp công an phải tổ chức lực lượng đến thuyết phục người dân giao nộp trộm. Mới đây tại Nghệ An cũng xảy ra trường hợp tương tự.
Đêm 20/10, 4 thanh niên bị nhiều người dân vây đánh tại xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vì nghi ăn trộm.
Không chỉ vây đánh, người dân còn đốt trụi 2 chiếc xe máy của các nạn nhân rồi đem treo lên cột điện cạnh bãi rác trong xóm. Khi lực lượng chức năng xuống thuyết phục người dân mới để đưa đi cấp cứu.
Anh Hoàng Duy Dương -Trưởng công an xã Nghi Xá, anh Dương kể lại: Phía lực lượng chức năng phải vận động mãi từ 22h đến hơn 1h sáng hôm sau dân họ mới nghe và thả người.
Thu Hà (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Giấu nhẹm gần 5 tỷ đồng nhưng mới chỉ giao nộp phần nhỏ
Hôm nay (26-10), Phạm Hải Bằng nguyên Phó giám đốc BQL Các dự án đường sắt cùng 5 bị cáo từng là cán bộ thuộc ngành đường sắt bị đưa ra Tòa án Hà Nội xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Phối cảnh đường sắt đô thị trên cao, tuyến số 1, theo thiết kế
Cụ thể, nhóm cựu cán bộ dự án đường sắt bị đưa ra tòa xét xử gồm: Phạm Hải Bằng (SN 1969, trú tại số 6, ngõ 294/4 phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) - nguyên Phó giám đốc BQL Các dự án đường sắt (viết tắt là RPMU); Nguyễn Nam Thái (SN 1977, trú tại phố Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) - cựu Trưởng phòng Dự án 3 (RPMU); Trần Văn Lục (SN 1958, trú tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) - nguyên Giám đốc RPMU; Trần Quốc Đông (SN 1964, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) - nguyên Giám đốc RPMU, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Nguyễn Văn Hiếu (SN 1962, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) - nguyên Giám đốc RPMU và Phạm Quang Duy (SN 1975, ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) - cựu Phó giám đốc RPMU.
Tất cả đều bị xem xét về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", theo khoản 3, Điều 281-BLHS. Để đảm bảo cho công tác tố tụng được công khai, minh bạch và thuận lợi, mới đây, TAND TP Hà Nội đã có quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với 4/6 bị cáo từ cho tại ngoại sang tạm giam. Cụ thể, các bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam là: Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu và Phạm Quang Duy. Dự kiến, vụ án sẽ được tiến hành xét xử trong ngày 26 và 27-10.
Theo đó, cáo trạng của VKSND cấp cao tại Hà Nội xác định, từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2014, với cương vị là Phó Giám đốc BQL Các dự án đường sắt, kiêm Chủ nhiệm Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1, tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, giai đoạn 1), Phạm Hữu Bằng đã trực tiếp thỏa thuận với các nhà thầu do Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (gọi tắt là JTC) làm đại diện để nhận về 11 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này được Bằng lấy danh nghĩa là kinh phí hỗ trợ triển khai dự án từ phía các nhà thầu.
Tuy nhiên, trên thực tế hàng chục tỷ đồng ép buộc các nhà thầu thi công phải "cống nạp" ấy đều được Bằng cùng các đồng phạm chi dùng vào các việc không có trong danh mục liên quan đến dự án đường sắt đô thị như: chi lễ ký kết hợp đồng, tiếp khách, in ấn tài liệu, hội họp, đi lại, lễ tết, làm ngoài giờ và hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên đi nghỉ mát... Đánh giá của VKSND cấp cao chỉ rõ, hành vi buộc các nhà thầu thi công đường sắt đô thị trên cao phải chi thêm tiền ngoài hợp đồng để sử dụng vào mục đích vụ lợi tập thể đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm suy giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hợp tác giữa nước ta và Nhật Bản trong việc sử dụng nguồn vốn ODA.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ, mặc dù không bàn bạc hay chỉ đạo gì về số tiền cấp dưới nhận trái phép từ các nhà thầu thi công, nhưng trong thời gian làm Giám đốc RPMU, Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông và Nguyễn Văn Hiếu đều đã được Phạm Hải Bằng báo cáo rõ về nguồn gốc số tiền bất chính. Tuy nhiên, thay vì có biện pháp ngăn chặn hoặc báo cáo lên chủ đầu tư để xử lý cán bộ sai phạm thì các cựu giám đốc nêu trên lại "lặng thinh" và trong những dịp lễ, Tết còn đều đặn nhận tiền được trích ra từ nguồn thu nhập bất chính.
Riêng đối với Phạm Hải Bằng, trong số 11 tỷ đồng mà RPMU có được từ việc gợi ý các nhà thầu, ông ta đã "đút túi" 4,8 tỷ đồng. Khi vụ án bị phanh phui, cựu Phó giám đốc BQL Các dự án đường sắt này lấp liếm rằng đã dùng phần lớn số tiền này làm tài sản riêng để tiếp khách, ngoại giao, song không hề có bất kỳ tài liệu gì chứng minh. Cũng chính vì thế mà Phạm Hải Bằng đã nhận trách nhiệm về số tiền 4,8 tỷ đồng bất chính. Vậy nhưng quá trình giải quyết vụ án đến nay, đối tượng này mới chỉ giao nộp 970 triệu đồng cùng 7.000 USD.
Với điều luật (khoản 3, Điều 281-BLHS) bị đưa ra truy tố và xét xử, nếu Phạm Hải Bằng cùng đồng phạm bị tòa án quy kết vào tội danh, khung khoản này thì mức án cao nhất có thể phải nhận là 15 năm tù giam. Ngoài ra, các bị cáo còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn nhất định từ 1 năm đến 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính và bị phạt tiền từ 3 triệu đến 30 triệu đồng.
Theo_An ninh thủ đô
Án mạng từ chuyện mời bia Sau khi mời nhau uống bia, giữa hai bên lời qua tiếng lại rồi xảy ra xô xát khiến 1 người bị tử vong... Nguyễn Tuấn Oanh đang bị tạm giữ tại cơ quan công an Ngày 6-10, Công an thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội cho biết hiện đang tạm giữ đối tượng Nguyễn Tuấn Oanh (SN 1995), ở xã Cổ Đông,...