Cảnh sát giao thông phạt tiền tại chỗ, không lập biên bản khi nào?
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong các trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.
Hỏi: Tại một số chốt CSGT làm nhiệm vụ trên đường kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện mô tô, xe gắn máy và ô tô, tôi thấy CSGT thu tiền người vi phạm tại chỗ. Xin hỏi, việc CSGT thu tiền phạt tại chỗ như thế có đúng không? Nếu đúng thì theo quy định nào và CSGT làm nhiệm vụ trên đường được xử phạt tại chỗ đến bao nhiêu tiền?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông có hiệu lực từ 15/2/2016, cảnh sát giao thông khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (điều 15). Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Video đang HOT
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
CSGT được phạt tại chỗ không quá 250.000 đồng
Tại Khoản 1, Điều 56, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong các trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.
Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hành chính tại chỗ, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm nộp phạt tại chỗ. Người xử phạt phải xé biên lai (do Bộ Tài chính in) trao cho tổ chức hoặc cá nhân vi phạm. Cụ thể, việc xử phạt tại chỗ chỉ áp dụng đối với những vi phạm đã rõ, không phải xác minh, khung hình phạt được quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Thẩm quyền của CSGT làm nhiệm vụ trên đường được ra quyết định xử phạt tại chỗ không quá 250.000 đồng mà không phải lập biên bản.
Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm không có tiền hoặc không đủ tiền nộp phạt tại chỗ thì phải ghi rõ vào mặt sau của quyết định xử phạt là: “Vì tôi chưa có đủ tiền nộp phạt”, CSGT làm nhiệm vụ trên đường phải giữ lại các loại giấy tờ như: GPLX, đăng ký xe, sổ kiểm định lưu hành phương tiện hoặc bảo hiểm xe. Khoản tiền CSGT thu trực tiếp được nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Một số lỗi bị phạt tại chỗ
Người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau: (căn cứ Khoản 3, Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP)
- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “ mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tước giấy phép 1 tháng đối với lái xe tải đi ngược chiều
Chiều nay (25-5), Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội vừa lập biên bản xử phạt đối với lái xe Nguyễn Văn Hùng (SN 1978, trú tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) về hành vi "Điều khiển xe ôtô đi ngược chiều của đường một chiều" với mức phạt 1 triệu đồng.
Trước đó, vào khoảng 12h26 phút ngày 12-5, trên mạng internet đăng tải clip xuất hiện một chiếc xe tải BKS: 19C - 024.69 ngang nhiên đi ngược chiều từ đường dẫn lên đường vành đai 3 trên cao gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông.
Lái xe Nguyễn Văn Hùng thừa nhận vi phạm và hứa không tái phạm
Ngay sau khi nắm bắt thông tin, Phòng CSGT đã tiến hành xác minh, làm rõ người điều khiển phương tiện vi phạm là Nguyễn Văn Hùng và mời người này lên trụ sở để làm việc. Tại Phòng CSGT, lái xe Nguyễn Văn Hùng đã thừa nhận là người điều khiển chiếc xe tải vi phạm trên. Phòng CSGT đã lập biên bản xử phạt 1 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1 tháng theo quy định, đồng thời yêu cầu lái xe Nguyễn Văn Hùng ký cam kết không tái phạm.
Theo NTD
Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Khi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm... Ngày 20/5, Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT này 05/4/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu...