Cảnh sát giao thông được dừng xe khi nào?
Theo quy định hiện hành, CSGT dừng phương tiện cũng không được tùy tiện mà chỉ được dừng để kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.
Theo quy định tại Điều 87 Luật Giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật đối với người và phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông.
Theo Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Đồng thời, việc dừng phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Cảnh sát giao thông không phải là lực lượng duy nhất được dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ. Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát giao thông phải đeo biển hiệu ở chính giữa ngực bên trái và có giá trị thay thế số hiệu Công an nhân dân.
Video đang HOT
Ngoài cảnh sát giao thông, ai được dừng xe xử phạt?
Ngoài cảnh sát giao thông, ai được dừng xe xử phạt?
Thông tư số 47/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/03/2010 quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết
Thông tư này quy định cụ thể về lực lượng, điều kiện, nguyên tắc, nhiệm vụ, trang bị phương tiện đối với lực lượng được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, lực lượng được huy động bao gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường (sau đây gọi chung là Cảnh sát khác); Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy (sau đây gọi chung là Công an xã).
Cán bộ, chiến sĩ và Công an xã được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được tập huấn và nắm vững các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và quy trình tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã có nhiệm vụ: Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch; Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Về trang bị phương tiện và điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thông tư quy định lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị phương tiện nghiệp vụ gồm: còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Việc sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải thực hiện theo đúng quy định về quản lý phương tiện nghiệp vụ và chế độ công tác hồ sơ của ngành Công an. Phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu được quản lý tập trung, bảo đảm an toàn tại trụ sở hoặc nơi làm việc. Thủ trưởng các đơn vị Cảnh sát khác, Trưởng Công an xã phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu. Trường hợp phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu bị mất, hư hỏng hoặc thất lạc phải báo cáo ngay với đơn vị cấp phát theo quy định.
Nghiêm cấm việc sử dụng trái phép phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu; giao phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu cho người không có trách nhiệm mượn, sử dụng hoặc mang về nhà riêng. Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng bồi dưỡng theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hà Nội: Hai cây xăng "lươn lẹo, ăn gian" có thể bị truy cứu hình sự
Các nhân viên của 2 cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty CP Chất đốt Hà Nội vừa khai nhận với cơ quan chức năng về các hành vi "lươn lẹo", gian lận, móc túi người tiêu dùng khi bơm xăng.
Ngày 24/12, Phòng An ninh kinh tế - Công an TP Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 - Chi cục QLTT TP Hà Nội, đã phát hiện và bắt quả tang tại 2 cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty CP Xăng dầu Chất đốt Hà Nội gắn chíp điện tử vào cột bơm xăng, làm sai lệch thiết bị đo xăng dầu nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Cụ thể, hai cửa hàng xăng dầu tại địa chỉ số 436 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng và cửa hàng xăng dầu Yên Viên thuộc Công ty nói trên đã gian lận, móc túi công khai người tiêu dùng.
Cơ quan chức năng bắt quả tang cây xăng của Công ty CP Xăng dầu Chất đốt Hà Nội gian lận, ăn gian khi bán xăng
Theo báo Thanh tra, đoàn kiểm tra liên ngành bắt quả tang nhân viên cửa hàng số 436 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng đang sử dụng 3 chiếc điều khiển từ xa để điều khiển các cột đo xăng dầu. Đại diện cửa hàng, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, cửa hàng trưởng cửa hàng thừa nhận 3 chiếc điều khiển từ xa trên để điều khiển cột đo xăng dầu nhằm gian lận, thay đổi, sai lệch kết quả đo.
Tại cơ quan chức năng, bà Hạnh thừa nhận cách thời điểm kiểm tra vài ngày có người không quen biết đã mời bà lắp thêm các thiết bị điện tử vào cột xăng dầu để điều chỉnh sai số của phương tiện đo nhằm gian lận về đo lường khi bán xăng dầu. Do lo lắng về lượng xăng dầu bị hao hụt nên bà Hạnh đã lắp đặt 3 thiết bị điện tử gắn chip có điều khiển từ xa vào cột đo để đạt được mục đích trên. Việc gắn chip điện tử là do nhân viên kho của cửa hàng thực hiện.
Tại cây xăng dầu Yên Viên, 3 tay bơm xăng cũng có gắn chip điện tử vào mảng mạch của cột bơm để điều khiển từ xa nhằm điều chỉnh sai số của phương tiện đo, gian lận về đo lường khi bán xăng dầu. 3 chiếc điều khiển này doanh nghiệp sử dụng để điều khiển 2 tay bơm xăng và 1 tay bơm dầu DO được gắn chip.
Cửa hàng này là cung cấp xăng dầu cho xe buýt hoạt động trên tuyến của thành phố, được thành lập vào ngày 29-5-2015. Tại biên bản làm việc, ông Trần Thanh Trình cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu Yên Viên thừa nhận ngày 20-10-2015, ông Trình đã thuê một người tên Tuấn Anh đến gắn chip với quy trình dùng đèn khò làm nóng tem niêm phong kiểm định sau đó dùng lưỡi lam bóc tem ra và mở máy gắn chip điện tử vào mảng mạch của các tay bơm trên. Sau khi lắp xong, dán lại tem niêm phong như ban đầu.
Do đó khi cơ quan kiểm tra, đối chiếu với tình trạng tem kiểm định còn nguyên phong, phù hợp với phiếu kiểm định còn hiệu lực đến tháng 5-2016. Ông Trình thừa nhận với việc gắn chip, tính đến ngày 24-12 cửa hàng gian lận được số hàng hóa gồm 4.500 lít dầu và 3.000 lít xăng. Việc gian lận của cửa hàng do cá nhân ông Trình đứng ra làm và chịu trách nhiệm.
Cây xăng 436 đường Trần Khát Chân và cây xăng Yên Viên gắn chíp điều khiển từ xa, gian lận khi bán cho người tiêu dùng
Theo cơ quan chức năng, hành vi của 2 cây xăng là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 2 điều 7 và phải bị xử lý theo quy định tại điều 52 Luật Đo lường năm 2012. Theo đó, với vi phạm này, 2 cây xăng trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tại cuộc họp do ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương chủ trì vào sáng 28/12, đại diện Chi cục QLTT và Phòng Quản lý Thương mại Sở Công thương đều đưa ra các ý kiến khẳng định sai phạm của 2 cây xăng có dấu hiệu phạm pháp hình sự. Khu vực xung quanh các cây xăng này có nhiều cây xăng đảm bảo nhu cầu phục vụ xăng dầu của người dân, do đó với hành vi gian lận của 2 cây xăng này, Chi cục QLTT và Phòng Quản lý thương mại Sở Công thương đã đề nghị tạm ngừng hoạt động của 2 cây xăng vi phạm đề điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Buộc đình chỉ sử dụng phương tiện đo vi phạm và thực hiện kiểm định phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a, điểm b, điểm đ khoản 3 điều 22 Nghị định số 77/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Buộc nộp lại ngân sách Nhà nước số lợi nhuận bất hợp pháp có được.
Hồng Anh (T/h)
Theo_Vietq
Không phạm lỗi cảnh sát giao thông có được quyền dừng xe? Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm, cảnh sát giao thông có quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính. Về việc tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông Tại điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra,...