Cảnh sát giao thông có được gửi quyết định xử phạt về cơ quan?
Cảnh sát giao thông có quyền gửi quyết định xử phạt về cơ quan cán bộ, đảng viên, công chức vi phạm luật giao thông.
Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, trong thời hạn 02 ngày làm việc, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Bên cạnh đó, tại Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông phải được thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của từng ngành, cơ quan, đơn vị.
Trong quá trình xử lý các vi phạm giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tất cả các hành vi vi phạm giao thông phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát giao thông có quyền gửi quyết định xử phạt về cơ quan cán bộ, đảng viên, công chức vi phạm luật giao thông. (Ảnh: Minh Tuệ)
Nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm giao thông của các cơ quan chức năng; nghiêm cấm lực lượng chức năng “xuê xoa”, bỏ qua trọng xử lý vi phạm dưới mọi hình thức.
Cương quyết khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm và đối tượng chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông, cảnh sát giao thông có thể gửi quyết định xử phạt về cơ quan để xử lý theo quy định của Đảng, của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Đối với cá nhân không phải cán bộ, đảng viên, công chức… cảnh sát giao thông thường không thực hiện việc gửi quyết định xử phạt về nơi làm việc của người vi phạm.
Căn cứ Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Tuy nhiên, trong trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt thuộc một trong các trường hợp sau thì được coi là quyết định đã được giao:
- Gửi qua đường bưu điện đến lần thứ 03 mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận;
- Niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt;
- Có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt.
Vi phạm nồng độ cồn gấp 3 lần mức kịch khung, tài xế nói vẫn còn tỉnh táo
Sau khi bị CSGT lập biên bản xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn gấp 3 lần mức kịch khung, tài xế xe máy nói vẫn còn tỉnh táo và lái được xe.
Video: Nhiều thanh thiếu niên nẹt pô, lạng lách đánh võng khi thấy lực lượng chức năng
Tối 25/11, Tổ công tác Y5/141 (Công an TP Hà Nội) lập chốt trên tuyến đường Hàng Bài - Trần Hưng Đạo. Trong 2 tiếng thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác đã dừng hàng trăm phương tiện, trong đó phát hiện và xử lý nhiều tài xế vi phạm giao thông, phòng chống tội phạm, đặc biệt về nồng độ cồn.
Vào 21h35, tổ công tác phát hiện tài xế xe máy N.V.T (quê Hưng Yên) có dấu hiệu đã sử dụng rượu bia nên yêu cầu dừng phương tiện và đo nồng độ cồn. Qua kiểm tra bằng máy đo, CSGT xác định tài xế T. vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,123 mg/1 lít khí thở, cao gần gấp 3 lần mức kịch khung (0,4 miligam/1 lít khí thở).
Tài xế T. bị lập biên bản xử phạt hành chính với lỗi "Điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở". Với lỗi này, tài xế T. bị phạt tiền 6 - 8 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày và tước giấy phép lái xe 22-24 tháng. Sau khi bị lập biên bản xử phạt, tài xế T. cho biết đã sử dụng rượu bia nhưng thấy vẫn tỉnh táo và có thể đi xe về được.
Đến 22h08, CSGT tiếp tục dừng xe máy mang BKS 29 T1 - 86.xx do ông N.V.T (SN 1987) điều khiển vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,105mg/1 lít khí thở" (mức vi phạm 1, chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở).
Tài xế T. bị Tổ công tác lập biên bản xử phạt hành chính 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Lúc 23h12, Tổ công tác tiếp tục dừng xe, kiểm tra với tài xế N.L.T điều khiển xe máy mang BKS 29 AA- 283.xx. Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn tài xế T. và cho kết quả vi phạm 0,128 mg/1 lít khí thở. Tài xế T. cho biết, vừa đi dự tiệc liên hoan về nên có uống vài cốc bia, không ngờ lại lên nồng độ cồn mức như vậy.
Tổ công tác Y7/141 còn tăng cường kiểm ngẫu nhiên nhiều phương tiện chạy trên đường, nhằm phòng chống tội phạm, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp có "hàng nóng".
Nhiều người không đội mũ bảo hiểm khi thấy lực lượng chức năng còn tăng ga bỏ chạy gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Nhiều thanh thiếu niên nẹt pô, lạng lách đánh võng khi thấy lực lượng chức năng.
Các xe vi phạm được niêm phong và đưa về trụ sở.
Thiếu tá Trịnh Phi Hùng ( cán bộ tổ công tác Y5/141 CATP Hà Nội) cho biết: "Hiện nay, tình trạng thanh thiếu niên không chấp hành luật khi tham gia giao thông diễn ra rất phổ biến. Với tình trạng này, lực lượng chức năng làm việc triệt để, xử lý nghiêm. Sau khi dừng phương tiện kiểm tra phát hiện vi phạm, lực lượng chức năng sẽ giao về công an phường xử lý, với trường hợp không đủ tuổi tổ công tác sẽ thông báo về cho gia đình và mời gia đình lên làm việc".
Thông tư mới: Lái xe ô tô, xe máy sẽ bị CSGT tạm giữ giấy tờ nào để đảm bảo nộp phạt? Thông tư mới của Bộ Công an đã có quy định, cảnh sát giao thông (CSGT) chỉ tạm giữ một trong các loại giấy tờ của người vi phạm và thứ tự các loại giấy tờ CSGT sẽ tạm giữ để đảm bảo việc thi hành quyết định xử phạt. Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì cán bộ CSGT...