Cảnh sát đụng độ với người biểu tình ở Campuchia
Cảnh sát và người biểu tình chống chính phủ đã có những cuộc đụng độ kéo dài hơn 15 phút khiến cả hai phe đều có người bị thương.
Ngày 26/1, hàng chục cảnh sát chống bạo động Campuchia được trang bị dùi cui đã đụng độ với người biểu tình chống chính phủ, gồm cả các nhà sư, ở thủ đô Phnom Penh đòi tăng lương cho công nhân dệt may và yêu cầu trả tự do cho 23 người bị bắt hồi đầu tháng.
Khi bị cảnh sát chặn không cho vào Công viên Dân chủ, người biểu tình đã ném đá, chai nước và giày về phía lực lượng an ninh và khiến lực lượng này phải sử dụng dùi cui và súng điện để đáp trả. Vụ đụng độ xảy ra trong khoảng 15 phút, khiến ít nhất 10 người của cả hai bên bị thương.
Lãnh đạo nghiệp đoàn Ath Thorn khẳng định: “Hoạt động ngày hôm này của chúng tôi không phải là cuối cùng. Chúng tôi đang chuẩn bị kháng cự và chúng tôi sẽ không từ bỏ những yêu cầu của mình”.
Một cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Campuchia và người biểu tình
Trước đó, hôm 18/1, Thủ tướng Hun Sen đã nhấn mạnh bất cứ hành động nào có những biểu hiện của một cuộc đảo chính đều là thiếu trách nhiệm và không thể chấp nhận được và ông sẽ không tha thứ cho những mưu toan này.
Video đang HOT
Thủ tướng Hun Sen cũng khẳng định rằng giải pháp chính trị phải được thực hiện bằng thương lượng và thông qua Quốc hội chứ không phải tuần hành trên đường phố.
Cảnh báo của ông Hun Sen được đưa ra sau khi đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) tổ chức một loạt cuộc biểu tình yêu cầu Thủ tướng từ chức vào bầu cử lại. Ông Hun Sen khẳng định sẽ không từ chức hay bầu cử lại.
Đồng thời ông Hun Sen cũng phủ nhận các báo cáo truyền thông trước đó cho rằng, ông đề nghị đặc phái viên Liên Hợp Quốc về vấn đề nhân quyền tại Campuchia Surya P. Subedi làm hòa giải cho những bất đồng sau bầu cử.
Thủ lĩnh phe đối lập Sam Rainsy
Theo ông Hun Sen, Campuchia không cần một nhà hòa giải nước ngoài. Nếu cần thiết thì quốc vương Norodom Sihamoni sẽ là nhà hòa giải duy nhất.
Trong một diễn biến khác, chỉ sau tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen vài ngày, tại một buổi phát biểu giữa khoảng 1.000 người ủng hộ tại trụ sở của đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia đối lập (CNRP) ở tỉnh Seam Reap cùng nhiều lãnh đạo đảng này, Chủ tịch đảng Sam Rainsy ngang nhiên tuyên bố “ủng hộ Trung Quốc chống lại Việt Nam trong các vấn đề ở biển Đông” và trắng trợn bóp méo sự thật khi tuyên truyền rằng “các đảo (tranh chấp trên biển Đông) thuộc về Trung Quốc, nhưng người Việt Nam đang cố gắng chiếm các đảo đó từ Trung Quốc”.
Trước đó, để lôi kéo cử tri nhằm giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7/2013, Sam Rainsy và lãnh đạo CNRP đã sử dụng chiêu bài vô căn cứ đòi “chủ quyền” đảo Phú Quốc của Việt Nam.
Theo Báo Đất Việt
Bangkok sau 84 ngày biểu tình
Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã kéo dài 84 ngày ở Bangkok làm tổng số 9 người thiệt mạng, 554 người bị thương, nhà chức trách chặn được 5 vụ nổ và tịch thu 44 khẩu súng.
Đó là con số thương vong cho tới ngày 20/1 mà Trung tâm y tế khẩn cấp Erawan công bố.
Một lý do mà chính phủ tạm quyền quyết định thực thi sắc lệnh khẩn cấp khắp thủ đô và ngoại ô trong 60 ngày đó là bạo lực và việc sử dụng vũ khí đã dẫn tới các vụ thiệt mạng và bị thương.
Ủy ban cải tổ dân chủ nhân dân (PDRC) và các đồng minh đã khởi xướng các cuộc biểu tình vào ngày 31/10/2013, khi Hạ viện thông qua dự luật ân xá. Các vụ bạo lực bùng phát quanh các điểm biểu tình và trở nên tồi tệ hơn trong chiến dịch "đóng cửa Bangkok".
Tổng số 5 quả lựu đạn M26 và RGD-5 đã được ném vào nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva, dinh Thị trưởng Bangkok MR Sukhumbhand Paribatra, những người biểu tình đang tiến về đường Banthad Thong và khu hậu trường biểu tình tại đài Tưởng niệm.
Một số thiết bị nổ cũng được dùng để đe dọa một số người và cảnh sát cũng thu giữ một số súng và chất nổ.
Sau khi thu giữ một số vũ khí trong các vụ bắt giữ (loại trừ những vũ khí thu giữ từ các chốt kiểm soát quanh khu biểu tình) cũng như các vũ khí bị mất, từ 31/10/2013 tới 16/1/2014, Trung tâm Hành chính hòa bình và Trật tự cho biết:
44 khẩu súng bị thu giữ như bằng chứng và 27 khẩu súng được báo cáo bị đánh cắp hoặc mất tích trong các vụ xung đột ở Bộ Lao động và sân vận động Thái Nhật.
Các khẩu súng thu giữ từ các vụ xung đột ở sân vận động Thái Nhật và ở Ramkhamhaeng hầu hết là súng lục. Vụ việc xảy ra ở Ramkham-haeng cũng giúp cảnh sát thu về 34 vỏ đạn được bắn ra từ 18 khẩu súng. Vụ xung đột giữa sinh viên và những người biểu tình thuộc mạng lưới nhân dân vì cải tổ Thái Lan và cảnh sát thu giữ 16 khẩu súng.
Hoài Linh (Theo Nation, ANN)
Theo VNN
3 kịch bản thoát khủng hoảng chính trị dành cho Thái Lan Ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó biểu tình, chính phủ Thái Lan có vẻ kỳ vọng, cuộc bầu cử ngày 2/2 tới sẽ chấm dứt khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, những hy vọng chấm dứt khủng hoảng chính trị thông qua bầu cử - nếu nó thực sự có thể diễn ra theo kế hoạch - đang ngày càng...