Cảnh sát dũng cảm lao vào lửa cứu 3 nữ công nhân
Mặc ngọn lửa bùng cháy dữ dội, đại úy Tuấn cùng đồng đội vẫn leo lên tầng 3 của một công ty để giải cứu 3 nữ công nhân đang mắc kẹt ở đây. Hơn 40 cảnh sát, 5 xe cứu hỏa được huy động đến dập lửa.
Ngày 19/8, đại tá Vương Xuân Đồng và Đỗ Xuân Thiều (hai phó giám đốc Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an Hà Nội) đến thăm và biểu dương tinh thần dũng cảm của đại úy Phạm Văn Tuấn (Đội phó Đội chữa cháy chuyên nghiệp, Phòng Cảnh sát Phòng Cảnh sát Long Biên).
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cho hay, anh Tuấn bị chấn thương ở vùng đầu, gãy 2 xương sườn, sức khỏe đang hồi phục.
Lãnh đạo Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đến động viên đại úy Tuấn. Ảnh: Anh Minh.
Trước đó, chiều tối 18/8, hỏa hoạn bùng phát tại một công ty kinh doanh trang thiết bị bảo hộ lao động tại đường Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội. Lửa bao trùm toàn bộ tầng 1 và 2 của ngôi nhà 4 tầng diện tích mặt sàn chừng 70m2. Tại đây có nhiều hàng hóa dễ cháy như vải, nhựa…
Cảnh sát giao thông số 5, công an phường Gia Thụy cùng 40 cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận Long Biên và 5 xe cứu hỏa được huy động đến hiện trường.
Video đang HOT
Nhiều tài sản của công ty bị hư hại. Ảnh: Anh Minh.
Trong lúc dập lửa, cảnh sát phát hiện 3 nữ công nhân (26-30 tuổi) bị mắc kẹt trên tầng 3. Mặc lửa và khói ngùn ngụt, đại úy Tuấn cùng đồng đội đã dũng cảm trèo lên cửa sổ để xông vào cứu người. Do trong phòng tối, khói quá nhiều nên quá trình đưa các cô gái thoát khỏi ngọn lửa, anh Tuấn đã bị thương.
Cửa sổ nơi cảnh sát phòng cháy chữa cháy giải cứu cho 3 nữ công nhân. Ảnh: Anh Minh.
Sau khoảng một tiếng nỗ lực dập lửa của nhiều lực lượng, đám cháy đã được khống chế. Vụ hỏa hoạn khiến nhiều tài sản bị hư hỏng nhưng không gây thiệt hại về người.
Chiều 19/8, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) cùng các cơ quan liên quan đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Theo VNExpress
Xe buýt Hà Nội chậm giờ, chạy ẩu
65% người được hỏi phàn nàn về xe buýt Hà Nội chậm giờ, 15% nói thái độ phục vụ kém, 4% kêu ca lái xe chạy ẩu. Tình trạng xe buýt vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng còi hơi... vẫn còn phổ biến.
Sáng nay, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 6 tháng đầu năm và kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông xe buýt 6 tháng cuối năm 2011.
Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe buýt để áp dụng từ năm 2012. Ảnh: Hoàng Hà.
Đại diện Sở Giao thông cho hay, giao thông thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp, phương tiện giao thông cá nhân gia tăng, ùn tắc thường xuyên xảy ra. Cuối năm 2010, Hà Nội có trên 3,7 triệu xe máy, 1 triệu xe đạp và hơn 370.000 ôtô. Xe máy chiếm tới 70% tổng số phương tiện và lượng ôtô cá nhân phát triển nhanh (7-10% mỗi năm) gây nhiều áp lực cho hạ tầng giao thông đô thị, công tác tổ chức và điều hành giao thông cũng như gây ra tiếng ồn, bụi và ô nhiễm môi trường.
Với 75 tuyến xe buýt (1.250 đầu xe), mỗi ngày hiện có gần 11.000 lượt xe đi lại trong thành phố để vận chuyển hơn 1,1 triệu lượt hành khách. Trong 6 tháng đầu năm, hệ thống vận tải công cộng vận chuyển được hơn 200 triệu lượt khách. 6 tuyến xe buýt kế cận cũng giúp việc đi lại giữa Hà Nội với Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam... được thuận tiện hơn.
Trước thực trạng xe buýt bỏ bến, quay đầu tùy tiện bỏ khách dọc đường, Trung tâm Quản lý và điều hành Giao thông đô thị đã lập gần 1.200 biên bản về vi phạm quy định hoạt động xe buýt (tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2010), thu về gần 90 triệu đồng tiền phạt và giúp cắt giảm ngân sách trợ giá gần 3 tỷ đồng.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đã chỉ đạo giải tỏa hàng quán lấn chiếm nhà chờ, lắp đặt camera giám sát tại 2 điểm trung chuyển trọng yếu là Long Biên và Cầu Giấy, giúp cải thiện tình hình an ninh trật tự, giảm trộm cắp, móc túi.
Tình trạng móc túi tại bến xe buýt gây hoang mang cho hành khách. Ảnh: Khánh Chi.
Tuy nhiên, hiện mạng lưới xe buýt vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả điều tra hành khách cho thấy 65% người được hỏi phàn nàn về xe chậm giờ, 15% phàn nàn về thái độ phục vụ kém, 10% phàn nàn về khoảng cách đi bộ xa, 5% kêu ca về tệ nạn trên xe và 4% nói lái xe chạy ẩu. Trong gần 1.200 vụ vi phạm quy định hoạt động xe buýt thì có tới 40% vi phạm doanh thu, 12% chạy sai lộ trình...
Do tình trạng xe buýt vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng còi hơi... vẫn còn phổ biến nên chỉ trong nửa năm, tài xế xe buýt đã gây ra 18 vụ tai nạn, 100 vụ vi phạm luật giao thông.
Thêm vào đó, tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè phổ biến gây khó khăn cho việc tiếp cận của xe và hành khách tại điểm dừng đỗ, tiềm tàng nguy cơ mất an toàn giao thông. Trong 7 tháng qua, tại các quận nội thành luôn có hơn 70 vị trí đón khách thường xuyên bị hàng rong, ôtô, xe máy, xe rác... chiếm dụng.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải, sắp tới sẽ rà soát, điều chỉnh hợp lý lộ trình các tuyến và các điểm đỗ đảm bảo thuận lợi, an toàn cho hành khách, lắp đặt trên 100 nhà chờ, kiên quyết xử lý và giải tỏa các điểm dừng, đỗ và nhà chờ bị chiếm dụng, tạo điều kiện cho xe buýt hoạt động và an toàn cho hành khách.
Sở cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế và giảm thiểu vi phạm về lộ trình, dừng đỗ, bán vé, thái độ phục vụ, chất lượng phương tiện... Đồng thời, phối hợp với cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự, công an phường tại các trạm trung chuyển Long Biên, Cầu Giấy để tăng cường xử lý xe buýt vi phạm, đảm bảo an ninh trật tự tại bến.
Bên cạnh việc lắp camera giám sát tại nút Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Sở sẽ xây dựng kế hoạch lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe buýt để áp dụng từ năm 2012; đồng thời xây dựng phương án triển khai công nghệ vé mới bằng thẻ thông minh cho xe buýt tại Hà Nội.
Theo VNExpress
Hiểm họa nơi công trường, Bài 1: Những "cái bẫy" chết người Thời gian gần đây, nhiều dự án được triển khai thi công nhưng nhà thầu không quan tâm đến việc thiết lập hàng rào bảo vệ quanh những hố đào trên công trường. Cái chết đau lòng của 4 đứa trẻ tại hố nước của công trình đang thi công không có biển báo tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ...