Cảnh sát da trắng Mỹ bị bắn chết, hàng trăm người khóc thương
Hàng trăm người đã tụ tập ở New York để viếng Rafael Ramos, một trong hai viên cảnh sát bị bắn chết khi ngồi trong xe tuần tra.
Ông Ramos 40 tuổi đã bị bắn ở Brooklyn cùng với đồng nghiệp Wenjian Liu 32 tuổi.
Các cảnh sát Mỹ
Cảnh sát trưởng New York nói hai người này bị tấn công chỉ vì bộ cảnh phục của họ.
Kẻ nổ súng (sau đó đã tự sát) trước đó đã đăng trên internet các thông điệp chống cảnh sát giữa lúc dân chúng vẫn rất bất bình về cách hành xử bạo lực của cảnh sát.
Tang lễ cảnh sát viên Ramos sẽ diễn ra tại Queens vào ngày 27/12 (giờ Mỹ).
Bạn bè và đồng đội đã tưởng nhớ Ramos vào ngày 26/12.
Đại úy Sergio Centa, chỉ huy của Ramos, nói với hãng tin AP rằng ông Ramos đang học hành để trở thành mục sư.
Video đang HOT
Viên sĩ quan Centa cho biết: “Anh ấy để sách về Kinh thánh trong tủ đồ của mình – điều này rất hiếm thấy ở một cảnh sát viên. Các cuốn sách đó cho ta biết con người anh ấy là như thế nào”.
Người dân cầm di ảnh của hai viên cảnh sát bị bắn
Dự kiến hàng ngàn cảnh sát trên khắp nước Mỹ sẽ cùng Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden dự lễ truy điệu viên cảnh sát bị sát hại.
Sát thủ trong vụ này có tên là Ismaaiyl Brinsley, 28 tuổi. Theo cảnh sát, y có tiền sử tâm thần bất ổn. Sau vụ nổ súng ở khu vực Bedford-Stuyvesant, Brinsley đã chạy vào ga tàu điện ngầm rồi tự sát.
Trước khi bắn hai viên cảnh sát, Brinsley từng bóng gió trên mạng xã hội rằng y có kế hoạch giết cảnh sát để trả thù cho cái chết của người đàn ông da đen Eric Garner, người đã qua đời khi bị các cảnh sát da trắng bắt giữ vì tội bán thuốc lá lẻ ở New York. Bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố bất cứ viên cảnh sát nào về cái chết của Garner.
Hung thủ Brinsley
Tháng trước, một bồi thẩm đoàn khác cùng tuyên bố trắng án đối với một viên cảnh sát bắn chết thanh niên da màu Michael Brown 18 tuổi ở Ferguson, bang Missouri (Mỹ).
Phán quyết của hai bồi thẩm đoàn nói trên đã tạo ra làn sóng căm phẫn khắp nước Mỹ./.
Theo_VOV
Thời khắc "đen tối" ở New York
Các nhà chức trách New York vẫn chưa rõ điều gì khiến tay súng Ismaaiyl Brinsley bắn chết hai sĩ quan cảnh sát Wenjian Liu và Rafael Ramos theo kiểu hành quyết giữa đường phố.
Trong bài bình luận trên CNN, cây viết Errol Louis cho rằng, hành động của "kẻ điên" này đã xảy ra vào một thời điểm không thể tồi tệ hơn với New York, trong bối cảnh thành phố đang trong một cuộc chiến căng thẳng về các mối quan hệ giữa cảnh sát và cộng đồng.
Cảnh tượng lúc thi thể hai sĩ quan cảnh sát bị bắn chết được đưa tới Trung tâm Y tế Woodhull ngày 20/12. (Ảnh: AP)
Nhiều tuần biểu tình trên đường phố về quyết định của bồi thẩm đoàn không truy tố các sĩ quan trong vụ giết Eric Garner đã khiến cho lực lượng cảnh sát đau đầu. Thậm chí ngay cả trước vụ bắn chết hai sĩ quan đang trong xe tuần tra hôm 20/12 thì một cuộc chiến ngôn từ giữa thị trưởng Bill de Blasio - người đã có nhiều thông điệp cảm thông với mục tiêu của người biểu tình - và các lãnh đạo nghiệp đoàn cảnh sát cũng đã trở nên gay gắt, khiến cho đức Hồng y nổi tiếng nhất ở New York Timothy Dolan phải lên tiếng kêu gọi cả hai phía dịu giọng.
Lời kêu gọi ấy chưa mang lại kết quả - các nghiệp đoàn tiếp tục công kích thị trưởng, và một cuộc biểu tình hồi đầu tháng đã biến thành bạo lực, với hai sĩ quan bị đánh đập trên Cầu Brooklyn.
"Đây không phải lúc phân tích chính trị", ông de Blasio nói tại một cuộc họp báo ngày 20/12, sau khi gặp gỡ gia đình các sĩ quan bị sát hại. Vị thị trưởng dường như đã lay chuyển, một phần vì khi tiến vào bệnh viện chứa xác của hai sĩ quan, ông đã đi qua một hàng rào gồm hàng chục cảnh sát đang quay lưng lại phía mình thay vì chào đón.
Nhưng kêu gọi tạm ngừng cuộc chiến chính trị của de Blasio không ngăn được các đối thủ tiếp tục công kích ông. Điển hình của những ý kiến chỉ trích là một thông điệp trên Twitter từ cựu Thống đốc George Pataki. Thành viên Cộng hòa này nói rằng bản thân "phát ốm với những hành động dã man đó - mà đáng buồn lại là kết quả có thể đoán trước của những ngôn từ chống cảnh sát gây chia rẽ của Eric Holder và thị trưởng de Blasio".
Các lãnh đạo nghiệp đoàn cảnh sát thậm chí còn gay gắt hơn. "Tối nay đã có máu dính trên nhiều bàn tay", tác giả Errol Louis dẫn lời của ông Patrick Lynch - Chủ tịch Hiệp hội Benevolent thuộc Lực lượng Cảnh sát Tuần tra. "Những người đó đã kích động bạo lực trên đường phố dưới chiêu bài biểu tình, cố tìm cách phá bỏ những gì cảnh sát New York làm được hàng ngày. Chúng tôi đã cố cảnh báo điều đó không được phép tiếp diễn, nó sẽ không được dung thứ. Máu ở những bàn tay đó bắt đầu từ những bậc thềm của Tòa thị Chính, ở văn phòng của Thị trưởng".
Khi chứng kiến sự hỗn loạn này qua tivi, một người có thể không biết rằng New York đang trên đà trở thành thành phố có số vụ giết người và tội phạm nghiêm trọng ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu có thống kê vào thập niên 1960. Thành phố chưa từng an toàn như vậy - nhưng hiếm khi nơi đây lại chia rẽ và đầy tức giận như thế.
Cả hai bên đã đi quá giới hạn. "Tâm trạng tức giận của ông Lynch về những khác biệt chính sách pháp luật đã bị kích động một cách tiêu cực", tờ New York Daily News bình luận trong một bài viết mới đây, lên án vị Chủ tịch nghiệp đoàn cảnh sát đã truyền bá một cung cách ứng xử mà theo đó, các sĩ quan yêu cầu Thị trưởng Blasio không dự tang lễ của những người chết trong khi làm nhiệm vụ.
Còn bản thân thị trưởng Blasio, vốn công khai ủng hộ biểu tình phản đối cảnh sát giết chết Garner, cũng mắc sai lầm. Ông lẽ ra phải cảnh cáo nghiêm khắc những người diễu phố hô khẩu hiệu "Hãy bắn trả" và "Chúng ta muốn gì? Những cảnh sát chết!". Lẽ ra ông phải đồng ý với yêu sách của Chủ tịch Lynch rằng người biểu tình phải từ bỏ những ngôn từ bạo lực như vậy.
Liệu mọi chuyện ở New York sẽ tồi tệ hơn? Có thể. Năm 1992, cảnh sát vì thất vọng với thị trưởng David Dinkins khi đó nên đã tổ chức một cuộc tuần hành ở Tòa thị chính. Sự kiện này gần biến thành một cuộc bạo loạn, với 10.000 sĩ quan chiếm giữ một cây cầu, cuốc bộ trên xe hơi và chửi rủa quan chức được bầu.
Theo tác giả Errol Louis, tình hình ở New York hiện nay chưa đến mức đó song những thời khắc đen tối đang tấn công thành phố này, một trung tâm đô thị đã chứng kiến cả cảnh sát và cộng đồng nỗ lực suốt 20 năm qua chống lại kẻ thù chung: tội phạm - những kẻ chỉ muốn gieo rắc bất hòa để "đục nước béo cò".
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Ông Obama họp báo về tình trạng phân biệt chủng tộc Người da màu ở Mỹ hiện có đời sống tốt hơn thời điểm ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống năm 2009, nhưng sự phân biệt chủng tộc vẫn còn. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (19-12) cho biết, thu nhập giữa người da màu và da trắng vẫn còn khoảng cách, đi kèm là sự phân biệt chủng tộc. Tổng...