Cảnh sát công nghệ cao chia sẻ về những pha “đánh án” cực nhanh
Đối với những vụ việc chiếm đoạt tài sản xảy ra trên mạng, tội phạm công nghệ cao được đánh giá là “quá nhanh, quá nguy hiểm” bởi chỉ cần một cú click chuột, tài sản của người bị hại sẽ bị kẻ ẩn danh chiếm đoạt. Chính vì vậy, để bảo vệ tài sản cho bị hại, nhiều trường hợp Cảnh sát công nghệ cao cũng phải tác chiến “phản ứng nhanh” – những tình huống không có trong hồ sơ vụ án…
Cuối năm 2015, Phòng PC50 Công an TP Hà Nội triệt phá ổ nhóm 11 đối tượng lập 117 trang web giả mạo và sử dụng thủ đoạn thông báo tin nhắn trúng thưởng trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber để chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng tìm cách thuê tên miền, code, hosting (máy chủ ảo vận hành website) từ nhiều nguồn khác nhau để xác lập các trang web lừa đảo.
Để thu hút người dùng truy nhập vào các trang web lừa đảo này, các đối tượng sử dụng tài khoản mạng xã hội chiếm đoạt của người khác để gửi tin nhắn trúng thưởng cho những người trong danh sách bạn bè trên mạng xã hội.
Nội dung tin nhắn lừa đảo trúng thưởng rất hấp dẫn như thông báo khách hàng đã trúng giải thưởng trong một chương trình bốc thăm may mắn với phần thưởng có giá trị cao như xe máy Liberty, SH, phiếu nhận tiền mặt trị giá hàng trăm triệu đồng… Kèm theo mỗi thông báo trúng thưởng, đối tượng để lại số điện thoại để người dùng có thể liên hệ khi nhận giải.
Khi có người dùng mạng xã hội mắc bẫy, cung cấp các thông tin cá nhân theo “mẫu” trên các website giả mạo và liên hệ, các đối tượng tự nhận là nhân viên chăm sóc khách hàng, yêu cầu gửi mã thẻ cào mệnh giá 500.000 đồng làm hồ sơ nhận giải.
Nếu người dùng làm theo, đối tượng tiếp tục liên hệ lại yêu cầu gửi thêm tiền (từ 3-30 triệu đồng) với lý do đóng thuế VAT, chi phí vận chuyển, nhận mã OTP để hoàn tất thủ tục nhận thưởng. Có một số người bị hại vì quá ham mê giải thưởng đã mất tỉnh táo, cung cấp cả thông tin tài khoản cá nhân và bị đối tượng chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản.
Trung úy Trịnh Công Anh, Đội 4 Phòng PC50 kể lại, quá trình điều tra ổ nhóm tội phạm lừa đảo trên, một buổi chiều tối, bất ngờ anh nhận được điện thoại của người bị hại là anh Nguyễn Văn Hùng, công nhân một khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.
Anh Hùng cho biết, khi được đối tượng thông báo trúng thưởng xe máy và tiền, vì quá phấn khởi, anh không nhận ra đây là một cái bẫy nên đã cung cấp toàn bộ thông tin tài khoản cho đối tượng và bị chiếm quyền điều khiển.
Điều khiến anh hoang mang, lo lắng là sau khi lấy toàn bộ 100 triệu đồng trong tài khoản, biết tài khoản của anh là loại tài khoản được vay tiền của ngân hàng, đối tượng đã làm thủ tục vay thêm ngân hàng 200 triệu đồng. Để chiếm đoạt số tiền vay này, đối tượng đã chuyển tiền qua một cổng thanh toán trung gian.
Video đang HOT
Do thời gian báo tin của anh Hùng vào chiều tối, khi ngân hàng đã hết giờ làm việc, mặt khác nếu theo đúng quy trình thì cần bị hại chính thức gửi đơn tới cơ quan điều tra, từ đó lên kế hoạch xác minh. Nhưng nếu làm theo đúng quy trình thì sẽ chậm một bước so với đối tượng gây án bởi tiền đã được chuyển từ ngân hàng sang đơn vị thanh toán trung gian.
Chỉ cần trong vòng 1 giờ đồng hồ là đối tượng sẽ chiếm đoạt được. Sau khi xác minh thấy đúng có việc chuyển số tiền 200 triệu đồng từ tài khoản của anh Hùng, Trung úy Trịnh Công Anh bằng mối quan hệ cá nhân đã đề nghị đơn vị thanh toán trung gian nhanh chóng “đóng băng” tài khoản của anh Hùng.
Đến đầu năm 2016, sau khi hoàn tất các thủ tục bắt giữ ổ nhóm tội phạm trên, Trung úy Trịnh Công Anh mới có thời gian vào TP Hồ Chí Minh ghi lời khai của anh Nguyễn Văn Hùng. Gặp được ân nhân, vợ chồng anh Hùng rơm rớm nước mắt vì xúc động.
Anh Hùng cho biết, hai vợ chồng quê Nam Định, vào TP Hồ Chí Minh làm công nhân. Sau một thời gian tích cóp, anh chị dành dụm được 100 triệu đồng để chuẩn bị sinh con nhỏ.
Thời điểm bị đối tượng lừa đảo, vợ anh mới sinh con, chuẩn bị đến kỳ đóng tiền thuê nhà. Tiền dành dụm bị mất đã đành, nếu không có sự nhiệt tình giúp đỡ của Cảnh sát công nghệ cao Công an Hà Nội, vợ chồng anh lại phải gánh thêm khoản tiền vay nợ ngân hàng thì không biết cuộc sống sẽ ra sao…
Không biết có phải là “duyên nghề” hay không, sau khi khám phá vụ án lập 117 trang web lừa đảo trên, để phục vụ công tác điều tra, Cảnh sát công nghệ cao Hà Nội đăng thông tin tìm bị hại trong vụ án, kèm theo số điện thoại của Trung úy Trịnh Công Anh để liên hệ.
Sau khi thông tin đăng tải, bất ngờ Trung úy Công Anh nhận được điện thoại của một người dân ở Đà Nẵng. Anh này cho biết có thực hiện giao dịch mua bán trực tuyến trên mạng. Giao dịch xong, do sơ suất không ngắt kết nối nên bị đối tượng bán hàng lợi dụng lấy trộm 50 triệu đồng trong tài khoản.
Khi bị hại phát hiện thì tiền đã được chuyển từ tài khoản sang cổng thanh toán trung gian. Trong lúc hoang mang chưa biết xử lý thế nào, bị hại lên mạng thấy có số điện thoại của Cảnh sát công nghệ cao Hà Nội liền gọi điện cầu cứu.
Tình huống bất ngờ này khiến Trung úy Công Anh không khỏi băn khoăn. Vì nếu theo trình tự thì người bị hại phải trình báo cơ quan Công an nơi xảy ra sự việc. Nếu hướng dẫn bị hại trình báo theo đúng quy trình thì cũng đủ thời gian để kẻ xấu chiếm đoạt tiền.
Sau khi suy nghĩ, Trung úy Công Anh quyết định liên lạc với đơn vị thanh toán trung gian, đề nghị phối hợp kiểm tra, tạm dừng giao dịch liên quan đến tài khoản của người bị hại. Sau đó, anh hướng dẫn người bị hại gửi đơn trình báo đến Công an TP Đà Nẵng.
Bẵng đi mấy tháng sau, Trung úy Công Anh cùng đồng đội tiếp tục khám phá một ổ nhóm tội phạm công nghệ cao khác tại Đà Nẵng. Do đối tượng là người miền Trung, tổ trinh sát lại toàn người Bắc nên để “câu” đối tượng ra, rất cần sự hỗ trợ của một người “bản địa”. Chợt nhớ tới thanh niên từng nhờ giúp đỡ ngăn chặn vụ trộm 50 triệu đồng trong tài khoản, Trung úy Công Anh gọi điện.
Gặp ân nhân, anh này vô cùng xúc động cho biết, nhờ sự giúp đỡ của Trung úy Công Anh, nên đã được nhận lại tài sản. Từ đó đến nay, anh vẫn băn khoăn vì chưa có cơ hội gặp ân nhân để cảm ơn. Sau khi biết tổ công tác cần sự trợ giúp, anh đã vui vẻ nhận lời, tình nguyện đưa anh em đi đến tất cả những địa điểm cần xác minh, giao dịch qua điện thoại nên các đối tượng không hề nghi ngờ. Nhờ sự giúp đỡ này, chuyên án đã thành công tốt đẹp, ổ nhóm tội phạm đã bị bắt giữ.
Kể lại những pha “phản ứng nhanh” không có trong hồ sơ vụ án của Cảnh sát công nghệ cao Hà Nội, Trung úy Trịnh Công Anh tâm sự, tội phạm sử dụng công nghệ cao việc tiêu thụ, chiếm đoạt tài sản của chúng diễn ra rất nhanh, đôi khi chỉ cần một cú click chuột là hành vi chiếm đoạt đã hoàn tất.
Không những thế, đối tượng còn lợi dụng công nghệ để xóa dấu vết, gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Điều này đòi hỏi Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao cũng phải có “phản ứng nhanh” để ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội.
Theo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) Công an TP Hà Nội, trong thời gian qua, tội phạm chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội có xu hướng gia tăng. Thống kê trong thời gian từ năm 2014 đến nay, PC50 đã thụ lý điều tra 80 vụ việc liên quan đến tội phạm chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội với tổng số tiền thiệt hại trên 6,5 tỷ đồng.
Riêng 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 33 vụ việc với số tiền bị chiếm đoạt trên 5,8 tỷ đồng, tăng 14 vụ (170%) so với cùng kỳ năm 2015; đặc biệt số tiền bị chiếm đoạt tăng đột biến.
Nổi bật là các thủ đoạn như: Thủ đoạn lừa đảo trong thương mại điện tử; thủ đoạn chiếm quyền quản trị mạng xã hội, sử dụng tài khoản chiếm đoạt để giả danh chủ tài khoản đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người thân quen trên mạng xã hội; lừa đảo trúng thưởng, yêu cầu bị hại chuyển tiền làm thru tục nhận giải để chiếm đoạt; giả danh các nhà mạng viễn thông lừa đảo chiếm đoạt tài sản; giả danh người nước ngoài kết bạn, tặng quà để lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Theo H.Vũ
Công an nhân dân
Những phi vụ lừa tiền tỷ của "thanh tra viên Bộ Giáo dục" rởm
Ngày 29/10, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết đã tiếp nhận hồ sơ vụ án hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị can Nhâm Văn Thành, 46 tuổi, quê quán tại huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.
Theo tài liệu điều tra, Thành chỉ là nhân viên bảo vệ ở một cơ quan có trụ sở trên phố Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội nhưng mỗi lần vào quán nước, gặp bạn bè Thành đều "chém gió" tự xưng là cán bộ VIP thanh tra viên Bộ giáo dục, thư ký giúp việc tại Bộ giáo dục và Đào tạo, quen biết nhiều quan chức có thể xin việc làm, thi cử vào các trường đại học, tuyển vào ngành công an... Sau nhiều lần "chém gió", Thành đã tạo cho nhiều người tin là thật.
Trong thời gian từ tháng 7-2014 đến cuối tháng 9-2016, một số bị hại đã tới Công an huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội tố cáo về hành vi lừa đảo của Thành. Quá trình tiếp nhận đơn và tổ chức điều tra, Công an huyện Ứng Hoà thấy có căn cứ và đã khởi tố bị can đối với Nhâm Văn Thành về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", đồng thời chuyển hồ sơ vụ án lên Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội để điều tra theo thẩm quyền vì nhiều bị hại trú tại nhiều quận, huyện khác nhau trong TP Hà Nội.
Kết quả điều tra cho thấy bị can Thành đã lừa gia đình ông Lê Văn N. ở xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội 65 triệu đồng để xin cho con ông vào Học viện Cảnh sát nhân dân; gia đình ông Đào Trung S. ở xã Đại Hùng, huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội 400 triệu đồng và 900 USD để xin cho người thân ông S. vào trường Công an và đi du lịch nước ngoài.
Ngoài ra tại địa bàn huyện Ứng Hoà TP Hà Nội còn có 7 bị hại khác cũng bị Thành lừa đảo với thủ đoạn tương tự. Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã làm rõ 5 bị hại khác cũng bị Thành lừa đảo, trong số này có bị hại trú ở huyện Sóc Sơn bị lừa 300 triệu đồng để xin vào làm giáo viên tiểu học. Đến nay Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã xác định đối tượng Nhâm Văn Thành lừa đảo chiếm đoạt 2,2 tỉ đồng, 900 USD của 12 bị hại.
Sau khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người tại TP Hà Nội, Thành bị các bị hại truy tìm nên đã trốn vào TP Vũng Tàu. Tuy nhiên đối tượng Thành đã bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội bắt giữ để phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án.
Đề nghị ai đã nộp tiền, nộp hồ sơ cho Nhâm Văn Thành thì liên hệ với Đội 2, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội để giải quyết, địa chỉ tại số 55 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.
Theo Đào Minh Khoa
Công an nhân dân
Vụ "cướp" tang vật ở Bộ KH&CN không có thường dân Liên quan đến việc một số người đã "cướp" tang vật tại hội trường trụ sở Bộ KH&CN, một cán bộ Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP Hà Nội khẳng định trong vụ việc này không có dân thường. Hiện trường vụ "cướp" tang vật. Ảnh cắt từ clip. Về video...