Cảnh sát biển Việt Nam cùng Nhật Bản diễn tập cứu nạn trên biển
Chiều 14/5, tại khu vực biển Đà Nẵng, biên đội tàu Cảnh sát biển 4032-6006 của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và tàu YASHIMA của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã có buổi luyện tập chung về các phương án trấn áp tội phạm và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng và Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam của tàu tuần tra YASHIMA (PLH 22) từ ngày 10 – 14/5.
Với các tình huống giả định được đưa ra: Lực lượng thực thi pháp luật trên biển của hai nước cùng nhận được thông tin về một tàu nghi vấn tội phạm, hai bên đã phối hợp bàn bạc, trao đổi và cùng hạ xuồng cơ động tiếp cận tàu nghi vấn. Lực lượng chức năng lên tàu nghi vấn để kiểm tra kiểm soát song bị đối tượng trên tàu nghi vấn chống đối. Hai bên đã phối hợp tiến hành các biện pháp để trấn áp đối tượng và bắt giữ đưa về tàu để xử lý theo đúng quy định của luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế.
Tàu YASHIMA của Lực lượng bảo vệ bở biển Nhật Bản cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) sáng 10/5
Tình huống giả định thứ 2 là lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nhận được thông tin về một tàu vận tải bị cháy, nổ khoang hàng và có người bị rơi xuống nước, đề nghị được cứu nạn khẩn cấp. Trung tâm chỉ huy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển lệnh cho tàu CSB 4032 đang hoạt động gần khu vực tàu bị nạn cơ động đến tham gia cứu nạn. Cùng thời điểm đó, tàu YASHIMA của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng đang hoạt động gần khu vực có tàu bị nạn nên đã đề nghị được tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn. Hai tàu đã triển khai các phương án phối hợp hiệp đồng chặt chẽ để tìm kiếm người rơi xuống biển và cứu hỏa cho tàu bị nạn, cấp cứu nạn nhân, vận chuyển nạn nhân bằng máy bay trực thăng vào đất liền cấp cứu đồng thời lai dắt tàu bị nạn về đất liền sửa chữa.
Cảnh sát biển Việt Nam chào tạm biệt tàu YASHIMA sau khi đợt huấn luyện chung kết thúc
Thông qua các bài luyện tập, cán bộ, sĩ quan, thủy thủ của hai lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã chia sẻ với nhau những kinh nghiệm quý báu về lĩnh vực đấu tranh trấn áp tội phạm và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Từ đó nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ trên biển, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải cho các vùng biển được phân công quản lý.
Video đang HOT
Một số hình ảnh của buổi luyện tập chung giữa hai lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Bảo vệ bờ biển Nhật Bản:
Cảnh sát biển Việt Nam hạ xuồng cơ động tiếp cận đối tượng
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nhận được thông tin về một tàu vận tải bị cháy
Các hình ảnh cứu hỏa tàu bị nạn.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Trung Quốc biến cảnh sát biển thành hải quân thứ hai hòng "chiếm Biển Đông"
Tình báo Mỹ cho biết Bắc Kinh đã hợp nhất các đơn vị cảnh sát biển và đẩy mạnh trang bị các vũ khí hạng nặng hòng biến cảnh sát biển trở thành lực lượng hải quân thứ hai của mình. Đây là một phần trong chiến dịch "chiếm Biển Đông" của Trung Quốc.
Một tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)
Báo Đài Loan Want China Times hôm nay đưa tin, trang quân sự Strategy Page của Mỹ dẫn nguồn tin tình báo nước này cho biết, bằng cách đưa vào biên chế nhiều tàu vũ trang hạng nặng với kích thước lớn, Trung Quốc đã chuyển đổi thành công lực lượng Cảnh sát biển của nước này thành lực lượng hải quân thứ hai.
Theo nguồn tin của Strategy Page, chỉ tính riêng trong năm 2014, Bắc Kinh đã biên chế thêm 60 tàu chiến các loại, trong đó có nhiều tàu vũ trang cho cảnh sát biển. Chiều hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong hai năm 2015 và 2016.
Theo kế hoạch tích lũy hải quân của Trung Quốc, nước này sẽ xây dựng 1 lực lượng hải quân hùng hậu cho PLA với một số tàu sân bay, 26 khu trục hạm, 52 khu trục cỡ nhỏ, 20 tàu hộ vệ, 85 tàu tuần tra trang bị tên lửa, 56 tàu đổ bộ, 42 tàu dò mìn và gần 500 phương tiện hỗ trợ. Trong số đó, có 10% là tàu đi biển cỡ lớn.
Tình báo Mỹ nhận định rằng Trung Quốc đã kết hợp khá thành công 4 trong số 5 cơ quan cảnh sát biển của mình thành 1 đơn vị thống nhất đó là Cơ quan cảnh sát biển Trung Quốc.
Trước đây, do một quy định cũ, Bắc Kinh có nhiều cơ quan tuần tra biển khác nhau nhằm đảm bảo mọi lực lượng đều trung thành với đảng cầm quyền. Nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc có xu hướng kết hợp chúng thành một lực lượng thống nhất để dễ kiểm soát và tăng hiệu quả hoạt động.
Hoạt động hợp nhất này đã tiêu tốn khá nhiều công sức, thời gian và tiền của. Bắc Kinh đã phải mất nhiều tháng trời để sơn lại hàng trăm con tàu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng trang bị thêm các vũ khí hạng nặng cho các tàu của lực lượng cảnh sát biển.
Việc thiết lập Cơ quan cảnh sát biển chuyên biệt và thống nhất là một phần trong chiến lược quen thuộc của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền hầu như trên toàn bộ Biển Đông, và sử dụng các tàu cảnh sát biển liên tục tuần tra phi pháp tại đây thay vì cử các tàu hải quân để đạt được yêu sách của mình.
Hiện Trung Quốc đang tiến hành đóng mới hàng chục tàu cho lực lượng cảnh sát biển, trang bị nhiều vũ khí hạng nặng, trong đó có tên lửa. Hơn nữa, nước này còn tiến hành xây dựng hàng loạt các căn cứ cho lực lượng này tại các vùng biển tranh chấp, thông qua các dự án cải tạo đảo phi pháp trên Biển Đông.
Các hành động xây đắp trái phép của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ và các nước ASEAN.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Want China Times
Tàu Cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam tuần tra chung với Trung Quốc Đại tá Phạm Kim Hậu, Phó Tư lệnh quân sự Cảnh sát biển cho biết, đây là lần đầu tiên, hai tàu hiện đại nhất của lực lượng là 8001 và 8003 tham gia tuần tra chung kiểm tra liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung. Chuyến tuần tra chung lần thứ 10 diễn ra từ 20-23/4. Bộ Tư lệnh...