Cảnh sát biển tuần tra thềm lục địa
Với những trang thiết bị hiện đại, Vùng cảnh sát biển 2 luôn đề cao cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu khi tuần tra, thực thi pháp luật trên biển.
Vùng Cảnh sát biển 2 đóng tại cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) có nhiệm vụ tuần tra, tuyên truyền chủ quyền biển đảo, tác chiến trên biển khu vực biển từ đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đến Cù Lao Xanh (Bình Định).
Từ cuối năm 2008, vùng 2 tổ chức nhiều chuyến thực thi pháp luật trên biển, tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân nắm và thực hiện các quy định của pháp luật…
… kiểm tra hàng trăm tàu cá không có đăng ký, kiểm soát hàng trăm lượt tàu vận tải đường biển, thủy nội địa phát hiện nhiều lỗi vi phạm hành chính.
Video đang HOT
Hướng mục tiêu, sẵn sàng chiên đâu.
Vận hành trang bị, vũ khí hiện đại trên biển.
Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị vũ khí trước khi đi tuần tra kiểm soát.
Diễn tập, áp sát, vô hiêu hóa mục tiêu.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bô Quôc phòng trong chuyên công tác và làm viêc tại Vùng Cảnh sát biên 2 mới đây.
Theo VNE
Đá bóng và đá người
Quả bóng tròn, tròn thì dễ lăn, tính thích nghi rất cao. Người tròn trĩnh, không góc cạnh, dễ sống. Thế nhưng người đá quả bóng tròn ấy lại không hề tròn. Cứ xem cách hành xử của một số cầu thủ Hải Phòng và những cổ động viên của họ trên sân Cao Lãnh ở Đồng Tháp ngày 13-5-2012 thì biết : Từ chuyện đá bóng lại xoay ra đấm đá người, rồi các "holigan Hải Phòng" còn truy đuổi theo xe để đấm đá trọng tài điều khiển trận đấu. Báo chí hai ngày qua đã "nóng" lên về chuyện đấm đá này với khá nhiều những lời bình cháy bỏng!
Từ chuyện đá bóng lại xoay ra đấm đá người - Ảnh : TL
Xin góp thêm một lời bình thô thiển không "nóng" chút nào, liên quan tới quả bóng tròn với chuyện tròn trĩnh hay góc cạnh kia. "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", câu tục ngữ ấy thoạt nghe cứ ngỡ chẳng có dây mơ rễ má gì với chuyện bóng đá, nhưng xem ra có đấy. Nếu phóng viên thể thao không chỉ chĩa ống kính quay cận cảnh đấm đá này mà lia máy quay theo một vòng với bán kính rộng hơn, rồi cứ thế rộng hơn nữa, mà nghĩ sâu về luận điểm hoàn cảnh ảnh hưởng đến con người, hồn cốt thâm thúy của câu "ở bầu thì tròn.." kia, sẽ nhận ra được phần chìm của tảng băng mà chuyện "đá bóng đá người" chỉ là phần ngọn nổi lên mà thôi.
Phần ngọn ấy không chỉ có chuyện đấm đá trên sân cỏ vốn đã trở thành phụ đề không kém phần hấp dẫn cho những bình luận bóng đá nước nhà, mà "xứng đôi vừa lứa" với chúng là những "clip" quay nữ sinh áo dài đấm đá, bóp cổ nhau trên đường phố trước sự cổ vũ nhiệt tình của bạn bè và sự bình thản của người qua đường được tung lên mạng do những ống kính nghiệp dư từ máy điện thoại di động. Rồi những trang báo nóng bỏng tường thuật về những vụ rút dao đâm chết bạn ngay giữa sân trường chỉ vì một cái nhìn "đểu". Hay chuyện ở Quảng Nam, hai học sinh lớp 10 rút dao giết chết bảo vệ nhà trường và sau đó thản nhiên về phòng nội trú tắm rửa rồi đi ngủ. Trên các trang báo, chẳng ngày nào không có những cảnh bạo lực từ nhà trường đến đường phố xin miễn kể thêm. Nhân đây có lẽ báo chí khi viết về các sự vụ bạo lực không chỉ là sự phản ánh hiện trạng mà còn cần thể hiện tính nhân văn trong sự phản ánh đó. Nhưng có cảnh bạo lực vừa diễn ra mấy ngày rồi về chuyện hai nhà báo của VOV bị lực lượng cưỡng chế "nhầm" là dân thường ở Văn Giang đã bị đánh trọng thương mà Hội Luật gia Việt Nam vừa ra tuyên bố lên án hành vi trái pháp luật này thì khó mà dừng được. Cảnh này cũng từ một ống kính nghiệp dư.
Phải chăng cùng với nghiêm lệnh của Thủ tướng Chính phủ : "Tinh thần là không được dùng vũ khí, không được để chết người, không được dùng quân đội vào cưỡng chế", có lẽ các cơ quan khoa học phải cấp bách đề ra một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về nguồn gốc của bạo lực đang diễn ra ngày càng trầm trọng ở nhà trường, ở đường phố...
Sẽ có nhiều điều phải nghiên cứu, nhưng điều cần thiết là phải rà soát lại sự hụt hẫng về chủ nghĩa nhân văn trong việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, hệ lụy của một quan điểm ấu trĩ, chỉ nhấn mạnh tính giai cấp mà coi nhẹ tính người. Quan điểm này một thời chi phối người soạn sách giáo khoa, không chỉ các giáo trình khoa học xã hội dạy đại học mà cả sách dạy cho trẻ nhỏ. Mưa dầm thấm đất, gieo gì gặt nấy! Muốn chấm dứt chuyện "đá bóng, đá người" phải dám nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật về gieo và gặt chứ không chỉ chấn chỉnh ngành bóng đá.
Có lẽ cần nhắc lại chỉ dẫn của C.Mác: "Nếu hoàn cảnh ảnh hưởng đến con người thì phải làm cho hoàn cảnh trở nên một hoàn cảnh có tính người"!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Em và bóng tối Thật đấy! Em chưa bao giờ ghét bóng tối. Thậm chí, em còn nghĩ rằng, mình sinh ra là để sống trong bóng tối... Thế nên ngày anh bảo: " Mình làm tình nhân thôi em nhé, vì anh biết mình không thể yêu ai nhiều hơn cô ấy", em đã đồng ý. Em không để cho lý trí của mình kịp phân...