Cảnh sát bắn hơi cay để giải tán hàng nghìn người biểu tình tại Paris
Ngày 16/3, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Paris của Pháp để phản đối các cải cách của chính phủ đối với chế độ hưu trí.
Người dân tham gia biểu tình phản đối cải cách chế độ hưu trí tại Paris, Pháp, ngày 16/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, lực lượng cảnh sát đã phải bắn hơi cay để giải tán người biểu tình tại Quảng trường Concorde ở Paris, nơi tập trung khoảng 7.000 người, trong đó nhiều người đã ném đá vào cảnh sát.
Ngoài thủ đô Paris, tại nhiều nơi khác trên khắp nước Pháp, người biểu tình cũng tập trung để phản đối chương trình cải cách chế độ hưu trí. Tại thành phố Grenoble và Lyon, miền Đông Nam nước Pháp, mỗi nơi có vài trăm người tụ tập biểu tình trên các đường phố. Một cuộc biểu tình khác cũng diễn ra ở thành phố Lille, miền Bắc nước Pháp.
Video đang HOT
Tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã công bố chi tiết kế hoạch cải cách chế độ hưu trí, theo đó tuổi nghỉ hưu nâng từ 62 tuổi lên 64 tuổi vào năm 2030, cũng như áp dụng một cơ chế lương hưu tối thiểu. Cũng theo kế hoạch này, từ năm 2027, người lao động sẽ phải làm việc ít nhất 43 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ.
Kế hoạch cải cách này đã gây tranh cãi tại Quốc hội Pháp cũng như các cuộc biểu tình và đình công trên khắp nước này trong khoảng 2 tháng qua. Các cuộc thăm dò được tiến hành trong những tuần gần đây cho thấy khoảng 70% số người được hỏi phản đối kế hoạch cải cách này.
Ngày 11/3 vừa qua, Thượng viện Pháp đã thông qua dự luật cải cách trên và gửi lại Hạ viện để thông qua. Tuy nhiên, Thủ tướng Borne ngày 16/3 đã vận dụng một điều khoản đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua dự luật tại Hạ viện mà không cần các nghị sĩ bỏ phiếu.
Người phát ngôn nghiệp đoàn CGT ngày 16/3 cho biết các nghiệp đoàn tại Pháp đang lên kế hoạch tiến hành một ngày đình công và biểu tình khác, dự kiến vào ngày 23/3 tới.
Biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội Israel phản đối cải cách tư pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 13/2, hàng chục nghìn người Israel đã kéo tới bên ngoài trụ sở Quốc hội (Knesset) nhằm phản đối kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi của chính phủ nước này.
Người biểu tình đi qua hàng rào an ninh tiến về Tòa nhà Quốc hội.
Bên ngoài trụ sở Knesset, đoàn người biểu tình vẫy cờ Israel và các tấm biển có nội dung "Cứu nền dân chủ Israel", "Cứu quốc gia khởi nghiệp của chúng tôi", "Cả thế giới đang theo dõi". Ước tính chỉ riêng Jerusalem đã có khoảng 80.000 người tham gia biểu tình. Cùng ngày, các nhà tổ chức cũng kêu gọi người lao động trên cả nước đình công để phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ.
Trong khi đó, bên trong trụ sở Knesset, dự luật đầu tiên bao gồm một số nội dung cơ bản của kế hoạch cải cách tư pháp đã được Ủy ban Hiến pháp, Luật pháp và Tư pháp thông qua. Tuy nhiên, trong quá trình tranh luận, tình trạng hỗn loạn đã diễn ra sau khi một số nghị sĩ la hét, thậm chí nhảy lên bàn họp.
Phát biểu trong một đoạn video ngắn sau đó, Thủ tướng Netanyahu đã cáo buộc lãnh đạo phe đối lập "cố tình đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn". Kêu gọi các nhà lãnh đạo cần thể hiện trách nhiệm, ông Netanyahu khẳng định: "Hầu hết các công dân Israel không muốn có sự hỗn loạn. Họ muốn một cuộc tranh luận tập trung, và cuối cùng họ muốn sự thống nhất".
Dòng người biểu tình tiến về phía Tòa nhà Quốc hội Israel để phản đối thông qua dự luật.
Trước sức ép xã hội và các nghị sĩ đối lập, phe liên minh cánh hữu đã có sự nhân nhượng ban đầu khi lùi phiên bỏ phiếu toàn thể Knesset sang ngày 15/2 hoặc 20/2, sau khi dự luật đã qua được vòng đầu tiên. Cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Yariv Levin và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Simcha Rothman cho biết đã bắt đầu liên hệ với một số lãnh đạo của phe đối lập để thảo luận các nội dung của kế hoạch cải cách tư pháp.
Trước đó, tối 12/2, Tổng thống Israel Isaac Herzog đã trình bày một bài diễn văn đặc biệt trước người dân, trong đó ông cảnh báo đất nước "đang ở bên bờ vực sụp đổ về Hiến pháp và xã hội". Tổng thống Herzog hối thúc chính quyền cánh hữu theo đường lối cứng rắn của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tạm dừng quy trình lập pháp và tiến hành thương lượng với phe đối lập với hy vọng đạt được thỏa hiệp.
Nhiều nước tạm thời đóng cửa đại sứ quán tại Haiti Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn nguồn tin địa bàn cho biết, ngày 27/1, Đại sứ quán và Lãnh sự quán của nhiều nước tại Haiti đã tạm thời phải đóng cửa và khuyến nghị công dân nước mình hạn chế di chuyển do các cuộc biểu tình đang có xu hướng gia tăng bạo lực tại nước này. Người dân biểu...