Cảnh sát bắn chết người da màu, biểu tình bùng nổ
Biểu tình bùng phát tối 11/4 sau khi cảnh sát bắn chết một thanh niên da màu gần thành phố Minneapolis, nơi đang diễn ra phiên xử vụ George Floyd.
Hàng trăm người tập trung bên ngoài sở cảnh sát thành phố Brooklyn Center, bang Minnesota, Mỹ, chỉ cách thành phố Minneapolis 16 km về phía tây bắc, khiến cảnh sát phải bắn hơi cay, đạn cao su và dùng lựu gây choáng để giải tán đám đông.
Tới khoảng nửa đêm theo giờ địa phương, lực lượng Vệ binh Quốc gia được triển khai tới hiện trường. Cảnh sát tuyên bố cuộc tụ tập là bất hợp pháp, trong khi Thị trưởng Brooklyn Center Mike Elliott cho biết ông sẽ “ban hành lệnh giới nghiêm trong thời gian ngắn”.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình là cái chết của thanh niên da màu 20 tuổi Daunte Wright. Katie Wright, mẹ của người này, cho biết anh đã gọi điện cho bà để thông báo mình bị cảnh sát chặn lại.
Theo lời kể của bà, các sĩ quan ra lệnh cho Wright bỏ điện thoại xuống và cuộc gọi bị ngắt. Không lâu sau, bạn gái của Wright thông báo cho bà rằng thanh niên này đã bị bắn.
Video đang HOT
Tuyên bố của sở cảnh sát địa phương cho hay các sĩ quan chặn một tài xế vì vi phạm giao thông, sau đó tìm cách khống chế vì phát hiện người này có một lệnh bắt chờ thi hành. Tài xế quay vào xe và một sĩ quan đã nổ súng, khiến anh này chết tại chỗ.
Người biểu tình nhảy lên trên một xe cảnh sát tại thành phố Brooklyn Center, bang Minneapolis, Mỹ, hôm 11/4. Ảnh: AFP .
Hình ảnh từ cuộc biểu tình nổ ra sau vụ nổ súng cho thấy nhiều người trèo lên xe cảnh sát, trong khi đám đông xung quanh giơ biểu ngữ phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc. Sau khoảng một giờ, lực lượng cảnh sát thưa dần, trong khi đám đông thắp nến và viết bằng phấn lên đường phố những thông điệp như “Công lý cho Daunte Wright”. Thị trưởng Elliott gọi vụ nổ súng là một “bi kịch” và kêu gọi người biểu tình giữ hòa bình.
Vụ nổ súng xảy ra trong bối cảnh Derek Chauvin, cựu cảnh sát từng ghì gối lên gáy người đàn ông da màu George Floyd tại thành phố Minnepolis hồi tháng 5/2020, đang bị xét xử. Chauvin đang đối mặt với các cáo buộc ngộ sát và giết người.
Cái chết của Floyd đã làm dấy lên làn sóng biểu tình mạnh mẽ kéo dài nhiều tháng tại Mỹ, nhằm chống lại nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát, thậm chí lan sang nhiều thành phố lớn khác trên thế giới.
Bang Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ cảnh sát bắn người da màu
Thống đốc Wisconsin ban bố tình trạng khẩn cấp giữa lúc biểu tình bùng phát trên toàn bang sau vụ cảnh sát bắn một người đàn ông da màu.
"Chúng tôi không thể quên lý do các cuộc biểu tình này khởi phát. Những diễn biến hai đêm vừa qua và nhiều đêm trong năm nay cho thấy nỗi đau, sự thống khổ, kiệt quệ vì là người da màu sống tại bang này cũng như nước Mỹ", Thống đốc Wisconsin Tony Evers cho biết trong một tuyên bố, sau khi áp đặt tình trạng khẩn cấp hôm 25/8.
"Nhưng như tôi đã nói trước đó, mọi người nên thực hiện các quyền cơ bản của mình một cách hòa bình và an toàn. Chúng ta không thể cho phép tình trạng phân biệt chủng tộc và bất công tiếp diễn, nhưng cũng không thể đi theo con đường gây tổn thất và thiệt hại như vậy", Evers cho hay, thêm rằng lực lượng Vệ binh Quốc gia sẽ tăng cường hiện diện để đảm bảo an toàn cho các cá nhân, bảo vệ những cơ sở hạ tầng quan trọng.
Một chiếc xe bị đốt cháy trong cuộc biểu tình tại thành phố Kenosha, bang Wisconsin, Mỹ, hôm 24/8. Ảnh: Reuters.
Vụ nổ súng châm ngòi biểu tình xảy ra hôm 23/8 tại thành phố Kenosha, bang Wisconsin, khi người đàn ông da màu Jacob Blake bị cảnh sát bắn nhiều phát vào lưng trước mặt ba con trai trong lúc họ tới giải quyết một vụ tranh cãi trong gia đình. Hai trong số các sĩ quan liên quan tới sự việc đã bị đình chỉ công tác, trong khi Blake bị liệt nửa thân dưới.
Những người biểu tình giận dữ cướp phá nhiều cơ sở kinh doanh và đốt cháy khoảng 50 ôtô tại một bãi trông xe. Hàng trăm người đã vi phạm lệnh giới nghiêm, ném chai lọ và bắn pháo hoa vào cảnh sát, buộc lực lượng thực thi pháp luật phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông.
Đây là lần thứ hai trong ba tháng gần đây Mỹ chứng kiến biểu tình bạo loạn liên quan tới xung đột giữa cảnh sát và người da màu. Hồi tháng 5, làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc và tình trạng bạo lực của cảnh sát lan khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd, người da màu 46 tuổi bị cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota.
ADN trên dây giày tố cáo kẻ sát nhân Thi thể Kristine Larson, 19 tuổi, được đưa ra khỏi chiếc ôtô đang cháy ngùn ngụt có vết hằn trên cổ, được tạo ra bởi sợi dây buộc giày màu trắng. Khu phố yên tĩnh gần trung tâm thành phố Minneapolis, bang Minnesota, thưa người qua lại, chiều 19/12/2007. Một người phụ nữ trong lúc lái xe vào con hẻm để về nhà...