Cảnh sát bắn chết nghi phạm khủng bố Tân Cương
Hôm qua (1/8), 9 người tình nghi là khủng bố đã bị bắn chết và một người khác bị bắt tại TP Hòa Điền thuộc khu Tự trị Tân Cương.
Bắn chết 9 nghi phạm
Tờ Tân Hoa Xã cho biết, trước đó hơn 30.000 người dân địa phương “đã tình nguyện” giúp cảnh sát truy lùng các nghi phạm và phát hiện những người này vào nửa đêm ngày 31/7 tại một cánh đồng bắp ở thị trấn Purgakqi.
Người dân tình nguyện cùng cảnh sát đã đuổi bắt các nghi phạm đến một căn nhà bỏ hoang và “nhóm nghi phạm khủng bố đã kháng cự bằng cách ném chất nổ vào đám đông”, Tân Hoa xã cho biết.
Cảnh sát đã bắn trả và hạ sát 9 người trong nhóm nghi phạm, đồng thời bắt được 1 người. Không có thương vong bên phía cảnh sát và người dân tình nguyện, Tân Hoa xã dẫn báo cáo của cảnh sát cho hay.
Trước đó vào rạng sáng ngày 28/7, nhóm nghi phạm này đã tiến hành khủng bố, tấn công một đồn cảnh sát và nhiều trụ sở chính quyền ở huyện Toa Xa khiến hơn 10 người thiệt mạng và bị thương.
Video đang HOT
Kể từ tháng 5, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ và xử tù hàng trăm người Uighur ở Tân Cương vì tội “khủng bố”. Hàng chục người đã bị tử hình.
Cảnh sát Trung Quốc tuần tra ở nhà ga Urumqi tại Tân Cương – Ảnh: Reuters
Thời gian vừa qua, làn sóng tấn công nhằm vào cảnh sát, các cơ quan chính phủ và dân thường tại Trung Quốc đang gia tăng về quy mô. Hầu hết các vụ tấn công xảy ra ở Tân Cương và dần mở rộng ra bên ngoài khu tự trị này.
Cụ thể, tháng 10/2013, một chiếc xe đã lao vào du khách ở quảng trường Thiên An Môn khiến 5 người chết, hàng chục người bị thương. Phía Canh sat Băc Kinh cho răng đây la môt vu tân công khung bô do nhưng ke cưc đoan tôn giao đên tư khu tư tri Tân Cương thưc hiên.
Hồi tháng 3/2013, một vụ tấn công bằng dao điên loạn ở một ga xe lửa tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam làm 29 người chết và hơn 140 người bị thương đã được Trung Quốc ví như thảm họa “11/9 của Trung Quốc”.
Thống kê nội bộ cho biết, chỉ riêng năm 2013, đã xảy ra 248 vụ việc “bạo lực và khủng bố” tại vùng cực Tây này, chủ yếu là do người Duy Ngô Nhĩ thiểu số tấn công các cơ quan công quyền và cộng đồng người Hán. Và sang năm 2014, với hàng loạt vụ việc chấn động, con số các vụ tấn công cũng không hề nhỏ.
Cảnh sát Trung Quốc được mang súng bắn chết khủng bố
Thực tế cho thấy, sau vụ việc xảy ra vào hồi tháng 3 khiến 29 người chết và hơn 140 người bị thương khi không có một sĩ quan nào tuần tra tại nhà ga ở thành phố miền Tây Nam Côn Minh được vũ trang, Trung Quốc đã có kế hoạch mở các cuộc tuần tra của cảnh sát được vũ trang trên khắp đất nước.
Và đến hôm 28/6 vừa qua, ông Phó Chánh Hoa, Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh được Tân Hoa xã dẫn lời khẳng định phải sẵn sàng đối đầu với các cuộc tấn công chết người trong thời gian tới, vì vậy nhân viên công lực ở thủ đô phải mang súng.
Cảnh sát Trung Quốc được trang bị súng lục khi tuần tra sau vụ tấn công bằng dao ở nhà ga Côn Minh. (Nguồn: Xinhua)
Ông Phó Chánh Hoa và cấp trên của ông là Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc hối thúc cảnh sát thủ đô tăng cường công tác an ninh tại các địa điểm trọng yếu ở thành phố Bắc Kinh, trong đó có đại lộ Tràng An băng ngang trước quảng trường Thiên An Môn.
Nhân Dân nhật báo ngày 28/5 dẫn lời Bộ Công an Trung Quốc cho biết kể từ tháng 3, cảnh sát nước này đã được đào tạo đặc biệt trước khi được trang bị vũ khí.
Những ngày gần đây, số lượng đạn dược cung cấp cho lực lượng cảnh sát đặc nhiệm (SWAT) ở Bắc Kinh tăng gấp đôi. Nếu chạm mặt khủng bố, thành viên SWAT được phép bắn chết, khỏi cần bắn chỉ thiên, theo Cục Công an Bắc Kinh. Thực tế vừa qua cho thấy phần lớn các vụ tấn công kết thúc chỉ trong 15 giây sau khi SWAT đến.
Trước đó, Trung Quốc đã từng có những giải pháp mềm để chống khủng bố tại Tân Cương như treo thưởng tìm khủng bố, tăng sử dụng lao động Tân Cương, yêu cầu các công ty doanh nghiệp phải tăng tỉ lệ nhân viên là người dân tộc thiểu số Tân Cương lên tối thiểu 25%.
Hà Anh
Trung Quốc bị phản đòn vì dùng “nắm đấm” với Tân Cương?
Theo_Báo Đất Việt