Cảnh sắc Việt Nam qua góc chụp trên cao
Những điểm du lịch từ đồi núi đến thành thị rồi xuống biển hiện lên đầy sắc màu qua góc nhìn chim bay của Đặng Văn Hải.
Đặng Văn Hải (28 tuổi), quê ở huyện Phù Cát, Bình Định là một người thích khám phá, quay video và chụp ảnh bằng thiết bị drone trên những nẻo đường Việt Nam. Vì có thân hình nhỏ nhắn, nên mọi người gọi Hải là Hải Ròm.
Một trong những điểm đến Hải ấn tượng là Hà Giang, với chuyến đi vào tháng 4 trải nghiệm cung đường từ đèo Mã Pì Lèng xuống thôn Tà Làng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc dẫn xuống hẻm vực Tu Sản. Từ trên mỏm đá của đèo có thể nhìn xuống dòng Nho Quế có màu nước xanh rêu, điểm nhấn vẻ đẹp mềm mại cho miền cao nguyên đá.
Từ năm 2012, khi còn là sinh viên tại Quy Nhơn, Hải đã thực hiện những chuyến du lịch đầu tiên bằng xe máy tại các tỉnh miền Trung và đến nay đã đặt chân lên khắp mọi miền Việt Nam.
Trên hình là khung cảnh mùa vàng tại ruộng bậc thang đồi mâm xôi tại Mù Cang Chải, Yên Bái được 9x chụp vào đầu tháng 10/2020.
Thị xã Sa Pa, Lào Cai trong màn sương sớm huyền ảo chụp vào tháng 11/2020.
“Từ nhỏ, tôi thích xem cảnh đẹp thiên nhiên qua truyền hình và lớn lên tìm hiểu nhiếp ảnh, thực hiện ước mơ chu du Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2019, tôi mới bắt đầu chú tâm vào săn ảnh nghệ thuật, quay phim tại các điểm du lịch trên hành trình. Các video tôi thực hiện đều được đăng tải trên kênh Youtube Ròm Discovery“, Hải nói.
Sông Son hiền hòa được người bản địa gọi là sông Tróc chụp vào tháng 7/2020. Sông có khởi nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ngầm trong các núi đá vôi ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và chảy ra cửa động Phong Nha thuộc địa phận phận làng Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Sau đó, sông uốn lượn qua những thửa ruộng, đồi ngô xanh mướt trước khi hòa vào sông mẹ là dòng sông Gianh ở thị xã Ba Đồn.
Video đang HOT
Ban đầu, gia đình lo lắng cho Hải khi trải nghiệm các chuyến xê dịch đường dài, leo núi. Trải qua quá trình sau khi xem các video, bộ ảnh Hải thực hiện nên gia đình dần ủng hộ cho đam mê của anh.
Mỗi chuyến đi đều để lại cho Hải những kỷ niệm khó quên, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tình yêu đất nước của chàng trai gốc Bình Định, trong đó có nhiều tác phẩm Hải chụp tại quê nhà.
Hoàng hôn trên tháp Bánh Ít tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước chụp vào tháng 8/2021. Đây là một cụm các tháp Chăm Pa với 4 công trình kiến trúc cổ, gồm tháp Cổng, tháp Hỏa, tháp Bia và tháp Chính được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11 đầu thế kỷ 12.
Mùa rong biển thường bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 6 trên đảo Hòn Khô, Nhơn Hải, cách trung tâm phố biển Quy Nhơn khoảng 30 km. Rong mơ thường sống bám vào các rạn san hô, tảng đá ngầm dưới biển, khi phát triển dài và già nổi lên mặt nước tạo thành bãi lớn.
Hải cho biết đang chèo SUP ở Hòn Khô vào một ngày đẹp trời tháng 5 năm nay, thấy có ngư dân chèo thuyền thúng kéo lưới dưới thảm rong biển thì dùng drone chụp lại ngay. Bức ảnh vừa được chọn để triển lãm tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ – Tây Nguyên năm 2021, là khởi đầu cho những đam mê chơi nhiếp ảnh.
Ngư dân cất vó mưu sinh trên đầm Thị Nại, đầm nước mặn lớn nhất của Bình Định, chụp vào tháng 8 năm nay. Đầm này có diện tích trên 5.000 ha thuộc địa phận 4 phường, xã của TP Quy Nhơn và 4 xã của huyện Tuy Phước và đổ ra cửa Thị Nại.
Mùa kéo lưới vây ở hòn Yến, Phú Yên chụp vào tháng 6/2020. Nhìn từ trên cao, vũ điệu kéo lưới vây bung tỏa thành nhiều hình dạng, như hình tròn, trái tim mang đến tác phẩm ảnh độc đáo.
Mây trôi trên tháng Hang Én (hay thác K50), nơi đầu nguồn sông Côn nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, thuộc địa phận huyện Kbang, Gia Lai.
Hải cùng bạn bè đã trekking băng rừng vào năm 2017 để chinh phục thác hang Én, các năm sau anh quay lại thác nhiều lần hơn do địa phương đã làm đường bêtông. Nhưng may mắn nhất là vào tháng 5 vừa rồi, anh bắt gặp khung cảnh mây bay trên thảm rừng và thác.
Hồ Tà Đùng chìm trong mây, chụp vào tháng 1/2020. Hồ này được mệnh danh “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”, có cảnh quan hài hòa của biển, rừng, trời, mây và các hòn đảo là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Đắk Nông.
Hải và những người bạn trekking cung đường Tà Năng – Phan Dũng, Lâm Đồng đầu tháng 10/2020, ấn tượng với đồi cỏ xanh mướt và các khu rừng thông thơ mộng.
TP HCM với điểm nhấn tòa nhà Landmark 81 rực rỡ và nhộn nhịp trong đêm 30 Tết (ngày 4/2/2019).
“Từ leo núi, vào rừng đến lênh đênh trên biển tôi đều đi, chụp ảnh và quay lại để lưu lại kỷ niệm của tuổi trẻ, thỏa sức với đam mê trải nghiệm. Trước khi đi du lịch cần lên kế hoạch cụ thể đi đâu, nơi cần đến để đỡ tốn chi phí, thời gian và lưu ý thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 đúng quy định”, Hải nói.
Khám phá điểm đến Vách đá trắng - Cung đường chân mây
Đến với Đèo Mã Pì Lèng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng con đường đèo hùng vĩ nằm trong danh sách Tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam mà còn được tham quan cả một cụm di sản như Tượng đài Thanh niên Xung phong.
Con đường Hạnh phúc, hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, các bề mặt sườn xâm thực kỳ vĩ dọc sông Nho Quế hay di tích đáy thung lũng Mèo Vạc cổ nằm trên sườn ở độ cao 900m, trong đó có một điểm mới khai thác du lịch là Vách đá trắng.
Đi qua điểm dừng chân Mã Pì Lèng khoảng 2 km hướng từ Đồng Văn - Mèo Vạc, sẽ thấy 1 con đường dẫn lên núi mà ở đó chỉ đi xe lên được 1 đoạn thôi, dốc cực kì còn lại phải đi bộ, khi đi hết con đường bê tông thì để xe phía dưới và đi bộ lên núi.
Sông Nho Quế
Nằm ở độ cao 1.700m so với mực nước biển, Vách đá trắng được biết đến là một trong những điểm đến làm thổn thức biết bao con tim dân phượt khi đặt chân đến mảnh đất Hà Giang. Vách đá trắng tọa lạc trên đỉnh núi Cô Tiên, thuộc xã Pải Lủng và xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Vách đá trắng là nơi có ý nghĩa thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết về một câu chuyện tình yêu vợ chồng son sắt. Nơi đây chính là thiên đường để chiêm ngưỡng toàn cảnh của đệ nhất hùng quan phía dưới.
Con đường đi bộ lên Vách đá trắng.
Được mệnh danh là "Cung đường chân mây", ngay từ điểm khởi đầu và gần như suốt dọc hành trình du khách sẽ được "mục sở thị" loại đá vôi sọc dải, vân đỏ hoặc xanh, phân lớp thành từng tệp mỏng đều tăm tắp, bị vò nhàu thành những nếp uốn nhỏ muôn hình vạn trạng. Dấu ấn của hoạt động kiến tạo trong quá khứ cùng các quá trình rửa trôi, xói mòn còn được thể hiện ở các phân bậc địa hình cùng trùng trùng điệp điệp các chóp nón đá vôi trông tựa như các "kim tự tháp cổ đại" ẩn hiện trong mây.
Choáng ngợp, sởn gai ốc, như ở chốn bồng lai tiên cảnh..., chắc chắn đó lẽ là cảm xúc của bất kỳ ai trước sức mạnh cùng sự sáng tạo của Mẹ Thiên nhiên. Sửng sốt hơn nữa, đây mới chính là con đường, trong quá khứ không xa, từng được người dân địa phương sử dụng để giao thương giữa Đồng Văn và Mèo Vạc, và hiện tại họ vẫn đang tiếp tục đi lại trên nó trong cuộc sống thường nhật của mình: đi chợ, làm nương - với tri thức thổ canh hốc đá độc đáo, kiếm củi, tìm kiếm nước, các dịp lễ lạt, bắt vợ... Phóng tầm mắt ra xa, và xuống dưới chân mình, "Con đường Hạnh phúc" ẩn hiện, ngoằn nghoèo cùng dòng Nho Quế còn ở dưới sâu hơn nữa. Đối lại, và hài hòa với Mẹ Thiên nhiên vĩ đại và khắc nghiệt, con đường đó, cũng như tuyến đường đi bộ này, quả là một bản tuyên ngôn về sức mạnh và ý chí của con người. Thật đáng trân trọng và tự hào!
Cung đường đến Vách đá trắng nhu tầng thứ 3, bên dưới là đường đèo Mã Pí Lèng và cuối cùng là sông Nho Quế.
Cho đến ngày nay, người Mông sống quanh vùng vẫn coi Vách đá trắng là nơi linh thiêng, là nơi ở của thần linh. Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, người Mông vẫn đến chân Vách đá trắng trên đỉnh núi Mã Pì Lèng thờ cúng.
Hoang sơ đỉnh Mã Pì Lèng của hơn một thập kỷ trước Mã Pì Lèng là một Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia nằm trên cao nguyên đá Đồng Văn. Những hình ảnh hoang sơ được ghi lại vào năm 2009 - 2010 khi nơi đây chưa bị ảnh hưởng bởi mặt trái của du lịch. Mã Pì Lèng theo tiếng Mông có nghĩa là sống mũi con ngựa, ám chỉ vùng địa...