Canh rau đắng đong đầy ký ức
Nhớ thời trọ học ở đất thủ đô, ăn uống luôn phải tằn tiện. Thế mà mỗi bữa ăn đều vui đáo để, nhất là khi cả lũ xì xụp húp canh rau đắng.
Thứ rau của miền quê do người bạn cùng phòng nấu là món ăn không thể nào quên. Nồi canh rau đắng đơn giản mà lâu không ăn lại thấy nhớ. Bạn quê ở thành Hà Nội, kể nhiều chuyện về món canh bình dị này.
Ở quê, mọi người vẫn gọi loại rau này là rau đắng vì nó có vị đắng, vậy thôi, giản dị và ăn mát ruột là thành món canh chan vào cơm mỗi ngày.
Canh rau đắng không cầu kỳ nhưng ngon THÀNH TRUNG
Rau đắng được trồng gần như tự nhiên khi rau dại không còn nhiều. Hồi xưa, thời bao cấp, ăn uống không đủ no, dì tôi thường đi hái loại rau đắng này mọc dại ở chỗ đất hoang rồi rửa sạch, nấu canh ăn. Dì tôi bảo loại rau này có gốc gác từ miền trung, nhưng người dân ở quê ngoại thành Hà Nội đem về trồng cho nó tự lớn.
Chỉ đơn giản thế thôi mà có một bát canh ăn cho ấm lòng. Nhất là người từ phương xa vừa trở về thủ đô lại được tiếp đãi bằng cơm với canh rau đắng, cộng thêm trái cà thì không còn gì tuyệt hơn.
Là món canh đơn giản thôi nhưng lại không hề dễ để nấu ngon. Lúc đó, tôi cũng ngạc nhiên lắm vì nghĩ chỉ là bát canh rau đơn giản, cho rau vào luộc là xong thôi, ấy vậy canh rau đắng cũng phải có bí quyết. Cậu bạn nói rau đắng phải được rửa sạch và ngâm, nếu không sẽ tạo cảm giác khó chịu.
Món này ngon nhất nấu với cá rô. Những miếng cá được lọc ra cẩn thận, rửa sạch, cắt đôi. Cá rô đồng ngon nhất khi thịt của chúng được ướp với một chút gia vị vừa miệng. Cách làm này nghe có vẻ béo ngậy nhưng đó lại là bí quyết của những người nấu canh cá ngon tuy có hơi kỳ công.
Bí mật ở đây là cho một lượng dầu hoặc mỡ rất ít, chủ yếu cá chín do quá trình canh lửa đun sôi. Có người thích để nguyên con cá, có người lại thích cắt đôi.
Sau khi cá được ướp thì trông rất bắt mắt. Ta lấy cá ra cho vào bát hoặc đĩa. Cho một ít hành tím vào phi thơm, sau khi sôi thì đổ nước vào và cho cá vào đun sôi lại. Rau đắng sẽ được cho vào sau cùng. Với cách nấu như vậy sẽ giữ được vị đậm đà của rau đắng. Cái hương vị nhần nhận đắng ấy như lan tỏa, hòa hợp với vị bùi béo của thịt cá rô sao mà hợp đến thế.
Bát canh cá rô rau đắng đó vẫn còn đọng lại hương vị cho đến tận bây giờ. Tôi nhớ một hôm có người cô xa quê, ra nước ngoài lập nghiệp đã lâu. Cô chỉ nhớ món canh rau đắng nấu với cá rô bình dị ấy. Với cô, vị đắng đơn giản này lại là thứ tinh tế đến không ngờ.
Đôi khi không cần món ăn cầu kỳ, chỉ cần tình quê hương và món ăn xưa cũ là đủ.
2 cách nấu lẩu cá lóc nấu nấm và nấu chua thơm ngon, hấp dẫn cho ngày mưa
Nếu bạn yêu thích vị ngọt thơm của cá lóc và món lẩu nóng hổi để thưởng thức cùng với gia đình, thì hãy vào bếp ngay để tìm hiểu thêm 2 cách nấu lẩu cá lóc với nấm và nấu chua thơm ngon, hấp dẫn ra sao, cực thích hợp cho ngày mưa đấy nhé!
1. Lẩu cá lóc nấu nấm
Nguyên liệu làm Lẩu cá lóc nấu nấm
Cá lóc 800 gr
Nấm rơm 200 gr
Rau đắng 200 gr
Rau bồ ngót 200 gr
Đầu hành 20 gr
Hành tím 1 củ
Hành tây 1/4 củ
Gừng nhỏ 1 củ
Nước mắm 2 muỗng cà phê
Hạt nêm 3 muỗng cà phê
Dầu ăn 2 muỗng canh
Đường 3 muỗng cà phê
Muối 3 muỗng cà phê
Video đang HOT
Rượu trắng 1 muỗng canh
Cách chọn mua nấm rơm tươi ngon
Nên chọn nấm rơm có hình tròn, chưa nở và vẫn còn búp.Nấm rơm màu đen sẽ có hương vị thơm ngon so với màu trắng.Khi bóp nhẹ, bạn cảm thấy hơi cứng, không có dấu hiệu mềm hay chảy nước.Hình dạng nấm rơm còn nguyên vẹn, tránh bị côn trùng cắn hay xuất hiện các vết lạ.
Cách chế biến Lẩu cá lóc nấu nấm
1
Sơ chế nguyên liệu
Bạn mua cá lóc được làm sạch ở chợ, về nhà bạn rửa với gừng đập dập và ít rượu trắng để khử mùi tanh nhớt của cá. Sau đó, rửa sạch lại với nước và tiến hành lóc thịt cá, thái lát cá thành những miếng vừa ăn tùy theo sở thích.
Đối với hành tây, bạn bóc vỏ và thái múi nhỏ. Đầu hành rửa sạch và cắt khúc dài khoảng 3cm, chừa lại khoảng 3 cọng đầu hành để băm nhỏ cùng với củ hành tím.
Nấm rơm thì cắt bớt phần gốc dơ, ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 3 phút, rửa lại nước sạch và để ráo. Các loại rau, bạn nhặt và rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo.
2
Ướp cá
Bạn cho cá lóc (đã thái) vào một cái tô gồm có 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng canh dầu ăn, trộn đều.
3
Hầm nước xương
Đặt nồi nước lên bếp, vặn lửa lớn. Đợi nước sôi, bạn mới cho vào phần đầu, xương cá, hành tây (thái múi) và đầu hành lá nguyên cọng vào nồi để tiến hành hầm nước dùng, khoảng 40 phút.
4
Nấu lẩu
Đặt chiếc nồi khác lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn để phi thơm phần đầu hành và hành tím (cắt nhỏ). Tiếp theo, cho nấm rơm vào xào nhanh tay khoảng 1 phút rồi trút hết phần nước hầm cá vào nồi. Vặn lửa lớn để nước sôi.
Bạn cho tiếp vào 2 muỗng cà phê hạt nêm, 3 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê muối, khuấy đều rồi nêm nếm lại theo khẩu vị. Đồng thời vớt bọt ra để nước lẩu trong hơn.
5
Thành phẩm
Bạn xếp cá lóc lên đĩa, rắc ít hành phi tăng thêm hấp dẫn, ăn tới đâu trụng tới đó vào nồi nước lẩu sẽ cảm nhận được vị cá ngon hơn.
Lẩu cá lóc nấu nấm có vị ngọt dịu từ nước xương hòa lẫn vị ngọt tươi và mềm dai của sớ thịt cá lóc. Vị giòn giòn của nấm rơm và hơn nữa bạn nên ăn cùng các loại rau xanh để tăng thêm hương vị thanh đạm khi dùng lẩu. Khi ăn, bạn có thể dùng kèm với bún hoặc mì tươi, mì gói.
Đặc biệt, vị nhẫn của rau đắng và vị ngọt mát của bồ ngót có lợi cho sức khỏe người ăn, nhất là đối với người lớn tuổi.
2. Lẩu cá lóc nấu chua
Nguyên liệu làm Lẩu cá lóc nấu chua
Cá lóc 1.1 kg
Xương heo 300 gr
Cà chua 3 quả (loại lớn)
Cải xanh 200 gr
Thì là 50 gr
Mẻ chua 3 muỗng canh
Sả 4 cây
Hành tím 3 củ
Hạt nêm 3 muỗng cà phê
Muối 1 muỗng cà phê
Muối hột 1 muỗng canh
Bột ngọt 1/2 muỗng cà phê
Dầu ăn 1 muỗng canh
Cách chọn mua xương heo ngon
Tùy vào sở thích, bạn có thể chọn xương heo phần loại xương ống, xương sườn hay xương đuôi với giá thành khác nhau. Với món lẩu này, bạn nên chọn xương đuôi vì sẽ có vị ngọt tự nhiên và giá cả lại rẻ hơn.Nên chọn xương to vừa phải, có thịt nạc và ít mỡ. Màu sắc thịt đỏ hồng, không có mùi hôi khó chịu, không chảy nhớt hoặc có màu tái xanh hay xuất hiện những vết thâm đen.
Cách chế biến Lẩu cá lóc nấu chua
1
Sơ chế và hầm xương
Dùng muối hột chà vào xương heo và rửa lại với nước sạch. Sau đó, bạn chần xương khoảng 2 phút trong nồi nước sôi trên bếp, vớt ra và rửa lần nữa với nước sạch để loại bỏ cặn bẩn và mùi hôi của thịt.
Đặt nồi nước lên bếp với lửa lớn, bạn cho hết phần xương heo vào hầm lấy nước dùng.
2
Sơ chế nguyên liệu khác
Bạn mua cá lóc được làm sẵn ở chợ, về nhà thì bạn chỉ cần chà cá với muối hột, rồi rửa lại nước sạch. Tiếp đó, bạn dùng dao, cắt từng khứa cá có độ rộng 3cm và rửa lại nước sạch. Phần đầu cá cho vào chung nồi nước hầm xương.
Các loại rau củ, bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi tiến hành cắt thái như sau: cà chua cắt làm 4 mỗi quả thành múi cau, sả và hành tím đập dập rồi băm nhuyễn. Cải xanh cắt nhỏ có độ rộng khoảng 1.5cm. Thì là cắt bỏ phần rễ và thái nhỏ.
3
Xào cà chua
Đặt chảo lên bếp, bạn cho vào khoảng 1 muỗng canh dầu ăn để phi thơm hết phần hành tím băm nhuyễn.
Tiếp đó, cho vào sả băm, xào cho đến khi nào sả vàng thì bạn cho hết phần cà chua (đã sơ chế) xào khoảng 3 phút trên lửa vừa. Cuối cùng thêm 3 muỗng canh mẻ chua và đảo đều 2 phút.
4
Nấu lẩu
Bạn trút hết phần cà chua xào vào nồi nước hầm xương, khuấy đều cùng với 3 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê bột ngọt.
Đợi nước lẩu sôi, bạn nêm lại theo khẩu vị của bạn và tắt bếp, rắc thì là (cắt nhỏ).
5
Thành phẩm
Lẩu cá lóc nấu chua có vị chua thơm đặc trưng của mẻ hòa lẫn vị ngọt mềm của thịt cá lóc, hương thơm của thì là. Bạn hãy thưởng thức món lẩu này cùng với các loại rau xanh để tăng thêm vị ngọt thanh cho nước dùng.
Khi ăn cá lóc tới đâu, bạn nên trụng lá vào nồi nước lẩu tới đó sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt cá hơn, chấm với nước mắm mặn có chút ớt cay nhẹ thì còn gì bằng.
Cách nấu lẩu mắm miền Tây trứ danh, đậm vị, thơm ngon Lẩu mắm là món ăn mang đậm dư vị của vùng đất Nam Bộ. Sự hòa quyện đậm đà của các nguyên liệu từ nhiều loại cá, thịt và rau đã tạo nên một hương vị khó quên trong lòng người. Tham khảo cách nấu lẩu mắm qua bài viết bên dưới ngay nào! Miền Tây là khu vực có phong cảnh trữ...