Cảnh quan ở phân khu đô thị sông Hồng được quy hoạch thế nào?
Hà Nội dự kiến thiết lập hệ thống trung tâm văn hóa dọc bờ bắc và bờ nam sông Hồng, đồng thời định hướng xây dựng 3 loại hình công viên trong tổng thể quy hoạch phân khu.
Theo đề án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được phê duyệt, UBND Hà Nội đưa ra kế hoạch cụ thể về việc thiết kế, xây dựng các công trình nhà ở, công viên, dịch vụ… cho từng khu vực, định hướng cảnh quan và phân khu chức năng cụ thể từng nơi.
Chủ trương không san lấp hồ ao
Theo đó, thành phố sẽ nghiên cứu thiết kế hệ thống trung tâm văn hóa dọc bờ bắc và bờ nam sông Hồng, trục kết nối không gian thành cổ Hà Nội và trục tây Hồ Tây – Hồ Tây – Cổ Loa.
Khu vực trên được quy hoạch trở thành không gian lễ hội văn hóa, nơi tổ chức sự kiện văn hóa lớn của thủ đô, công trình văn hóa cấp thành phố, đào tạo chuyên ngành nghệ thuật, công viên vui chơi giải trí, quảng trường lớn kết hợp tượng đài, công viên chuyên đề, các dịch vụ công cộng, dịch vụ du lịch…
Ngoài ra, Hà Nội định hướng phát triển các mô hình công viên, cây xanh chuyên đề – nông nghiệp đô thị có chất lượng và kỹ thuật cao, nông nghiệp du lịch, thu hút các hoạt động kinh tế xanh, kinh tế ban đêm, kinh tế du lịch, thể thao (dịch vụ, du lịch, thể thao…) phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Thành phố sẽ tạo lập các không gian xanh gồm khu công viên đô thị, công viên chuyên đề, công viên ngập lũ trên cơ sở khai thác cảnh quan hai bên sông Hồng phù hợp điều kiện tự nhiên, theo các thềm địa hình và hiện trạng sử dụng đất. UBND Hà Nội khuyến khích tổ chức các cuộc thi ý tưởng để lựa chọn phương án phù hợp cho việc này.
Phối cảnh hướng tây của phân khu đô thị sông Hồng theo đề án được UBND Hà Nội phê duyệt. Ảnh: VQH.
Đối với khu vực đất ở hiện có, địa phương dự kiến cải tạo bằng cách nâng cao chất lượng không gian, bổ sung tăng cường hệ thống hạ tầng xã hội như sân chơi, giáo dục, y tế, văn hóa, dành quỹ đất tổ chức không gian vườn hoa, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật gồm giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.
Video đang HOT
Thành phố chủ trương không san lấp hồ ao, cấu trúc khu nhà ở làng xóm xanh sạch đẹp với mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, nâng cao chất lượng sống.
Đồng thời, khuyến khích các mô hình quy hoạch, kiến trúc công trình đẹp, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và chống chịu lũ. Địa phương khai thác hiệu quả cảnh quan khu vực làng nghề truyền thống phục vụ kinh tế – xã hội và du lịch sinh thái dọc sông Hồng.
Định hướng xây dựng 3 loại công viên
Tại đề án phân khu đô thị sông Hồng, Hà Nội cũng dự định phát triển không gian xanh và không gian mở bao gồm các loại công viên bảo tồn tự nhiên, công viên nông nghiệp, công viên đô thị, không gian mở có chức năng tổng hợp.
Cụ thể, công viên bảo tồn tự nhiên sẽ được bố trí tại các khu vực ngập nước thường xuyên phía ngoài đê bối.
Công viên nông nghiệp đô thị được bố trí tại khu vực sản xuất nông nghiệp phía trong đê bối, tiếp giáp với khu làng xóm tồn tại lâu đời, tập trung tại phía nam và phía bắc khu vực nghiên cứu.
Và công viên đô thị được bố trí tại các khu vực tiếp giáp với các phân khu đô thị.
Các không gian có chức năng tổng hợp được bố trí tại nơi tiếp giáp với khu vực nội đô lịch sử, gắn liền với không gian văn hóa lịch sử như cầu Long Biên, trục Hồ Tây – Cổ Loa. Với công trình trên, thành phố yêu cầu không ảnh hưởng, xâm phạm đến hành lang bảo vệ và an toàn của đê theo quy định của Luật Đê điều.
Hà Nội cũng khuyến khích chuyển đổi các cơ sở công nghiệp sang chức năng công cộng, dịch vụ. Việc này có thể thực hiện bằng các nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các trường học, công trình công cộng phù hợp định hướng và tiêu chuẩn đô thị; tổ chức xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ, logistic gắn kết với hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt tại khu vực cảng, bến thủy nội địa.
Riêng những nơi ở bãi sông và dòng sông được nhận định là khu vực không ổn định nên sẽ phù hợp cho các không gian sinh thái, phục hồi tự nhiên. Một số nơi tiếp giáp với khu vực nội đô lịch sử dự kiến được kè cứng, tạo điều kiện tổ chức các không gian công cộng văn hóa tiếp giáp với mặt nước.
Hà Nội quyết tâm thay đổi quy hoạch lộn xộn ở khu vực 2 bờ sông với đề án Quy hoạch phân khu sông Hồng. Ảnh: Hoàng Hà.
Khu vực trung tâm của phân khu hiện được chia làm hai loại.
Khu vực trung tâm đô thị sẽ được cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kết nối các công trình công cộng hiện hữu và công trình cộng cộng mới theo hướng về phía bờ sông.
Với các khu trung tâm tại làng xóm tồn tại lâu đời, địa phương sẽ cải tạo lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bố trí các công trình công cộng mới và cải tạo các công trình hiện có, nhằm tạo thành trung tâm của khu dân cư. Nơi đây sẽ được kết nối với các khu trung tâm phía trong đê và các công trình giao thông, bến cảng hành khách về phía bờ sông.
Về cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính, đơn vị liên quan được yêu cầu đề xuất nguyên tắc bố cục và hình khối kiến trúc trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán văn hóa xã hội và đặc thù khu vực. Địa phương cần khai thác tối đa chủng loại cây xanh sẵn có.
Ở dọc tuyến đê chính, các công trình cần bố trí đảm bảo yêu cầu về khoảng cách đối với hệ thống đê, công trình đồng bộ trên tuyến phố về hình thức kiến trúc, tầng cao xây dựng và khoảng lùi công trình.
Dọc tuyến hướng ra sông, thành phố định hướng tổ chức các công trình, tổ hợp công trình có hình thức kiến trúc đẹp và thuận tiện người đi bộ, đi xe đạp tiếp cận sử dụng.
Đòng thời, thành phố có kế hoạch phát triển quảng trường hoặc không gian đi bộ phù hợp với chức năng cộng cộng cũng như các hoạt động giao lưu văn hóa ngoài trời, hài hòa với điều kiện tự nhiên của khu vực; khuyến khích dành cho các hoạt động ngoài trời như đạp xe, đi bộ, thể dục thể thao, triển lãm nghệ thuật… hướng về phía sông Hồng.
Các công trình điểm nhấn bao gồm: công trình cao tầng ở bờ bắc sông Hồng, trục không gian công cộng – quảng trường Hồ Tây – Cổ Loa, cầu qua sông, công trình công cộng gắn với các bến cảng đường thủy…
Về bãi đỗ xe công cộng trong tổng thể quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 72 ha đất bãi đỗ xe công cộng, có thể kết hợp các tiện ích đô thị trạm nạp điện, nhà vệ sinh công cộng, điểm tập kết rác thải sinh hoạt, trạm xăng… Bán kính phục vụ trong phạm vi từ 400-500 m, tiếp giáp với khu vực làng xóm hiện có, khu vực đông dân cư.
Đồ họa: Phượng Nguyễn.
King's Land muốn tài trợ lập quy hoạch khu đô thị hơn 50ha tại Bắc Ninh
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị 51,4ha tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn.
King's Land muốn tài trợ lập quy hoạch khu đô thị hơn 50ha tại Bắc Ninh.
UBND tỉnh Bắc Ninh mới đây đã nhận được văn bản của Công ty Cổ phần Đầu tư King's Land về việc xin tài trợ kinh phí nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án khu đô thị 51,4ha tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn.
Theo đó, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã giao Sở Xây dựng chủ trì , phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan xem xét đề nghị của King's Land đảm bảo phù hợp với quy hoạch.
Được biết, Kings Land thành lập ngày 29/1/2010, tại 34 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Vốn điều lệ của công ty này là 100 tỷ đồng. Tính đến trước thời điểm tháng 12/2017, doanh nghiệp này có 5 cổ đông, gồm: Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng Thăng Long TJC (35%), Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Việt Nam (25%), Công ty xây dựng Trường Giang (15%), Công ty Cổ phần tư vấn thương mại Thăng Long (15%) và Công ty Công trình hợp tiến (10%).
Tuy nhiên, từ ngày 6/12/2020, theo dữ liệu của VietnamFinance, chỉ còn 1 trong 5 cổ đông trên là Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng Thăng Long nắm giữ 50% cổ phần của Kings Land. 50% cổ phần còn lại thuộc về cổ đông khác.
Ngoài ra, kể từ khi thành lập đến nay, Kings Land cũng đã nhiều lần thay đổi tổng giám đốc. Các tổng giám đốc trước đó gồm: Nguyễn Huy Cõi, Bùi Ngọc Tuân, Đào Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Vinh. Và mới đây nhất là bà Lê Thị Kim Hưng (sinh năm 1981), nắm chức vụ trên từ ngày 27/1/2022.
Đáng chú ý, ngoài việc là đại diện pháp luật của Kings Land, hiện bà Hưng còn giữ chức vụ giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần và đầu tư phát triển nhà và hạ tầng - TKV.
Quy hoạch Thủ đô: Hành lang xanh phải là điểm nhấn Hà Nội đang thực hiện rà soát đánh giá việc triển khai, thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã lập 10 năm trước để tiến hành điều chỉnh. Tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050, trong đó...