Cảnh nóng trong “Chiến tranh và hòa bình” gây tranh cãi
Cuốn sử thi đồ sộ “Chiến tranh và hòa bình” sẽ được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ của Anh trong năm nay. Để tạo sức hút cho phim, ngay từ đầu ê-kíp thực hiện đã khẳng định phim sẽ có những cảnh nóng không được đề cập trong nguyên tác.
Sắp tới, cuốn tiểu thuyết đồ sộ đã trở thành kinh điển trong văn học thế giới – “Chiến tranh và hòa bình” của tác giả Leo Tolstoy – sẽ được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ của Anh. Dự án này rất thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận và ngay từ đầu đã có những “chiêu trò” để chứng tỏ sức hút mà bộ phim có thể tạo nên trên sóng truyền hình.
Bộ phim điện ảnh “Chiến tranh và hòa bình” (1956). Nữ diễn viên Audrey Hepburn vào vai nàng Natasha.
Theo đó, nhà đài BBC1 khẳng định bộ phim của họ sẽ không “chay tịnh” như trong nguyên gốc văn học, ngược lại, phim sẽ có những mối quan hệ tình cảm đan xen rắc rối và những cảnh nóng không được đề cập tới trong nguyên tác.
Bộ tiểu thuyết đồ sộ hàng đầu trong lịch sử văn học nhân loại sẽ được chuyển thể thành loạt phim truyền hình 6 phần.
Những diễn viên tham gia loạt phim đều là những tên tuổi lớn của màn ảnh Anh, vì vậy, phim truyền hình “Chiến tranh và hòa bình” ngay lập tức trở thành bộ phim được chờ đợi nhất trong năm 2015.
Biên kịch của phim – anh Andrew Davies – trước đây vốn từng bị chỉ trích vì “gợi tình hóa” những tác phẩm mà anh chuyển thể lên sóng truyền hình. Với lần chuyển thể này, Davies cũng dự liệu trước rằng “Chiến tranh và hòa bình” có lẽ sẽ gây nên những tranh cãi vì cùng một lý do quen thuộc.
Davies cho biết: “Tôi đưa vào những cảnh hoàn toàn mới không hề được đề cập trong tiểu thuyết. Đây chắc chắn là một sự mạo hiểm sống còn đối với khía cạnh tình dục trong tác phẩm. Tolstoy chỉ luôn ám chỉ về những điều như vậy, còn chúng tôi mở rộng những điều ám chỉ ấy. Điều gây bất ngờ chính là những nhân vật trong phim giờ sẽ trở nên hiện đại và gần gũi với người xem đương đại hơn bao giờ hết”.
Loạt phim điện ảnh 4 phần “Chiến tranh và hòa bình” do Nga sản xuất (1966-1967) đã từng đoạt giải Oscar cho Phim nước ngoài xuất sắc nhất năm 1969. Đây là phim đầu tiên của điện ảnh Xô Viết nhận được giải Oscar và cũng là phim dài nhất từng nhận giải thưởng này. Nữ diễn viên Lyudmila Savelyeva vào vai nàng Natasha xinh đẹp.
Video đang HOT
Biên kịch Andrew Davies cũng cho biết phần chuyển thể kịch bản của anh sẽ mở rộng những điều mà anh cho là tiềm tàng những mối quan hệ chưa được tác giả đẩy tới cao trào. “Tolstoy chỉ luôn ám chỉ những mối quan hệ tình cảm bất thường trong tiểu thuyết của ông, nhưng chúng tôi sẽ đi tới tận cùng một cách thật rõ ràng về những mối quan hệ này”.
“Sẽ có cảnh chị gái và em trai tình tứ với nhau, và tôi tin người xem sẽ chẳng nghi ngờ gì về mối quan hệ giữa họ” – biên kịch cho biết. Chi tiết này liên quan tới hai nhân vật phản diện trong tiểu thuyết – Hélèna và Anatole.
Trong tiểu thuyết, bá tước phu nhân Hélèna Vassilievna Kouraguine là con gái công tước Vassili Sergueievitch Kouraguine, là một người đàn bà đẹp tuyệt trần nhưng ích kỉ, dâm đãng và hư hỏng, trở thành vợ của bá tước Pierre Kirilovich Bezoukhov theo âm mưu của ông bố, lừa chàng bá tước Pierre để kiếm chác từ món gia sản mà chàng thừa kế.
Người em trai của Hélène là thiếu công tước Anatole Vassilievich Kouraguine, một thanh niên đẹp trai nhưng hoang đàng, phóng đãng, hắn đã quyến rũ bá tước tiểu thư Natasha sau khi nàng đã đính hôn với công tước Andrei.
Trong tiểu thuyết, cả Hélène và Anatole đều là những nhân vật phản diện, gây ra đau khổ cho người khác vì những tham vọng tình – tiền của họ.
Cuốn tiểu thuyết sử thi đồ sộ
Cuốn tiểu thuyết đồ sộ “Chiến tranh và hòa bình” (1869) của Leo Tolstoy được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử văn học thế giới, khắc họa đời sống vật chất và tinh thần của 5 gia đình quý tộc Nga trong thời kỳ Hoàng đế Pháp Napoleon đang có mưu đồ xâm chiếm nước Nga.
Bộ phim truyền hình được chờ đợi này sẽ được bắt đầu khởi quay từ cuối tháng 1/2015 tại thành phố St. Petersburg và sẽ lên sóng vào cuối năm nay.
“Chiến tranh và hòa bình” đã phản ánh một giai đoạn bi tráng của xã hội Nga, từ giới quý tộc đến những người nông dân. Tiểu thuyết được coi là một trong hai kiệt tác lớn của Tolstoy (tác phẩm còn lại là Anna Karenina).
Nhà văn Leo Tolstoy (1828-1910)
Tiểu thuyết là bộ sử thi vĩ đại nhất của Tolstoy, trước hết, vì tác phẩm đã làm sống lại thời kỳ toàn thể dân tộc Nga gặp nhau trên chiến trường vệ quốc. Nhân dân chính là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng sẽ quyết định vận mệnh lịch sử dân tộc.
Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng dựa trên hai biến cố lịch sử lớn hồi đầu thế kỷ 19, là hai cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812. Tiểu thuyết cũng đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga ở thời kỳ đó.
Các tình tiết và cốt truyện nói trên kết cấu tập trung xung quanh hai cặp chủ đề: chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình.
Một trong những đặc điểm nổi bật khác của tác phẩm là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những nét tâm trạng tinh tế luôn gắn bó mật thiết với những bước thăng trầm lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy ở thể loại anh hùng ca.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ The Times
Đội trưởng án kinh tế chia sẻ kinh nghiệm điều tra và chống "đạn bọc đường"
Với những kết quả đã đạt được, Đại úy Lê Văn Quỳnh đã đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở 5 năm liền và nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp trao tặng về thành tích xuất sắc trong lĩnh vực đấu tranh tội phạm ma tuý, kinh tế và môi trường.
Đại úy Lê Văn Quỳnh - Đội trưởng Đội điều tra án kinh tế tổng hợp Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Bắc Kạn sinh ra và lớn lên ở Sơn Tây, Hà Nội, một vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, anh gia nhập lực lượng CAND và về nhận công tác tại Phòng PC46, Công an tỉnh Bắc Kạn.
Ban đầu, với một người chưa từng được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, anh gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với lòng yêu nghề, anh luôn cố gắng tự phấn đấu rèn luyện bản thân. Nhờ quá trình cố gắng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm 2014, anh được bổ nhiệm làm Đội trưởng Đội điều tra án kinh tế tổng hợp Phòng PC46, Công an tỉnh Bắc Kạn.
Chia sẻ về công việc, Đại úy Quỳnh cho biết: "Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về kinh tế có những cạm bẫy, dụ dỗ, đối tượng thường là những người có chức, có quyền, có tiền, có tri thức. Họ có thể biến "có thành không" và sẵn sàng mua chuộc cán bộ điều tra để "đổi trắng thay đen" nhằm đạt được mục đích dưới bất kỳ hình thức nào làm biến chất cán bộ Công an. Do vậy, ngoài việc phải trang bị cho bản thân kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn nhất định, hiểu biết xã hội sâu rộng thì nhất thiết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức, bản lĩnh người Công an nhân dân để không bị đối tượng mua chuộc, kịp thời đấu tranh, ngăn ngừa tội phạm".
Trong tâm tưởng, anh Quỳnh luôn ghi lời Bác dạy, đề cao cảnh giác trước những "viên đạn bọc đường" để có thể chủ động sẵn sàng đối phó với tình huống có thể xảy ra. Ý thức được công việc được giao và công việc phải làm, trực tiếp, thường xuyên bám sát địa bàn, chủ động nắm tình hình, xây dựng kế hoạch công tác hợp lý.
Đại úy Lê Văn Quỳnh với công việc thường ngày.
Thời gian qua, Đại úy Quỳnh và đồng đội đã trực tiếp xác lập đấu tranh chuyên án cố ý làm trái các quy định về quản lý đất đai tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn. Đây là một trong những chuyên án mà anh Quỳnh đã để lại hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CAND, được nhân dân tin yêu.
Qua công tác nghiệp vụ, đơn vị của anh đã phát hiện hành vi cố ý làm trái để hợp thức nguồn gốc đất công thành đất cá nhân (loại đất để đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Sau đó, sử dụng các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đã được cấp sai quy định này để kê khai nhận tiền đền bù, chênh lệch trong Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Bắc Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn.
Quá trình điều tra xác minh 4 quyết định cấp GCNQSDĐ của UBND thị xã Bắc Kạn từ năm 2001 đến năm 2004 cho các hộ dân tại xã Dương Quang, anh và đồng nghiệp đã phát hiện 20 trường hợp được cấp sai quy định. Mặc dù vụ án rất phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, trong đó có cả các quan chức của thị xã hồi đó, áp lực rất lớn nhưng với quyết tâm phải làm rõ sự việc, lấy lại niềm tin cho nhân dân nên anh và đồng nghiệp đã từng bước thu thập chứng cứ, củng cố tài liệu và đã khởi tố được vụ án, đối tượng sai phạm trong vụ án đã phải chịu hình phạt nghiêm minh của pháp luật.
Ngoài công tác chuyên môn, Đại úy Lê Văn Quỳnh còn là một cán bộ Đoàn tích cực. Anh đã tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo đơn vị nhiều chương trình, phong trào thanh niên, phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ xây dựng Đoàn, xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Với những kết quả đã đạt được, Đại úy Lê Văn Quỳnh đã đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở 5 năm liền và nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp trao tặng về thành tích xuất sắc trong lĩnh vực đấu tranh tội phạm ma tuý, kinh tế và môi trường.
Theo Vũ Linh
Công an nhân dân
Thủ tướng chỉ thị tổ chức toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có Chỉ thị về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Thủ tướng lưu ý việc dành ngân sách hàng năm cho hoạt động của quần chúng bảo vệ chủ quyền. Để huy động sức mạnh tổng hợp của...