Canh nghêu nấu với rau muống
Vị ngọt thanh của nước luộc nghêu và thịt nghêu và vị giòn mát của rau muống, điểm thêm mùi thơm của gừng, chắc hẳn sẽ làm các thành viên trong gia đình bạn hài lòng.
Nguyên liệu:
- 400g nghêu
- 1 mớ rau muống
- 1 nhánh gừng nhỏ
- Muối.
Cách làm:
Bước 1:
- Nghêu rửa sạch vỏ bên ngoài, ngâm nghêu vào âu nước lạnh, ngâm khoảng 30 phút. Sau đó rửa lại cho thật sạch.
Bước 2:
- Gừng cạo vỏ, thái sợi.
- Rau muống nhặt lất cọng non, bỏ cọng già, rửa sạch với nước muối pha loãng, để rau muống lên rổ cho ráo nước.
Bước 3:
- Tiếp theo cho nghêu, gừng vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt nghêu đun sôi đến khi nghêu mở hé miệng, tắt bếp.
Bước 4:
- Để nguội tách lấy thịt nghêu, bỏ vỏ, lọc lại nước luộc nghêu cho sạch cát.
Bước 5:
- Đổ vào nồi khoảng hai bát con nước luộc nghêu đã lọc sạch cát và ít gừng thái sợi, đun sôi.
Bước 6:
- Nước sôi cho rau muống vào đun.
Bước 7:
- Sau đó cho nghêu vào đun cùng, thêm vào một ít muối, đường (tùy theo sở thích của bạn), đợi sôi lại bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, múc canh ra bát lớn dùng nóng.
2 cách làm rau muống xào tỏi ngon, xanh giòn, không bị đen
Làm thế nào để có món rau muống xào tỏi ngon, xanh giòn, không bị đen là điều mà rất nhiều chị em quan tâm. Xin mách nhỏ 2 cách làm rau muống xào tỏi ngon tròn vị, đúng chuẩn nhà hàng, ai cũng nên bỏ túi.
1 Hướng dẫn cách làm món rau muống xào tỏi
Tưởng chừng rau muống xào tỏi rất dễ dàng nhưng nếu không biết cách thì món rau xào của bạn rất dễ bị quắt, màu thâm đen và ăn rất dai.
Dưới đây là cách làm rau muống xào tỏi ngon đúng chuẩn nhà hàng ai ăn cũng mê tơi.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm rau muống xào tỏi
Nguyên liệu để sơ chế rau muống
Rau muống: 1 mớ
Muối: 1 - 2 thìa
Dầu ăn: thìa (có thể sử dụng mỡ lợn thay thế)
Bát nước sôi để nguội có đá lạnh
Gia vị xào rau muống
Dầu hào: 2 thìa
Đường: 1 thìa
Nước mắm: 2 thìa
Hạt nêm: thìa
Video đang HOT
Nước lã
Dầu ăn: 1 thìa
Tỏi bóc vỏ đập dập, băm nhỏ
Ớt
1.2. Cách làm rau muống xào tỏi ngon
Bước 1: Sơ chế rau muống
Rau muống nhặt sạch, loại bỏ lá vàng, phần cọng già rồi ngắt đoạn dài khoảng 5 - 6 cm.
Rửa rau muống với nước sạch, loại bỏ chất bẩn bám trên rau.
Pha một chậu nước muối rồi cho rau đã rửa vào ngâm trong thời gian khoảng 5 phút.
Vớt rau ra rổ, để ráo nước.
Bước 2: Chế biến hỗn hợp gia vị xào rau
Thông thường, chúng ta nêm rau muống xào tỏi với một chút muối, mì chính nhưng như vậy chưa thể tạo ra món ăn ngon tròn vị. Các đầu bếp nhà hàng thường pha nước sốt cho rau muống xào tỏi theo cách sau:
Cho vào bát tô: 2 thìa dầu hào, 1 thìa đường, 2 thìa nước mắm, thìa hạt nêm cùng 2 thìa nước.
Dùng đũa khuấy đều hỗn hợp cho các gia vị trộn đều, tan vào nhau tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Với những người thích ăn cay thì có thể thêm 1 chút tương ớt.
Bước 3: Chần rau muống
Sơ chế rau muống là bước rất quan trọng quyết định món rau muống xào tỏi của bạn khi hoàn thành có xanh và giòn hay không.
Bắc nồi nước sạch lên bếp rồi đun sôi. Thêm vào đây 1 chút muối cùng thìa dầu ăn. Muối sẽ làm cho rau xanh mướt còn dầu ăn sẽ giúp lá rau muống mềm và đẹp mắt hơn.
Nước sôi, bạn cho phần rau muống đã sơ chế ở bước 1 vào chần sơ.
Không nên chần rau quá lâu vì như thế rau sẽ chín nhừ. Thời gian lý tưởng để chần rau là khoảng 15 giây.
Chuẩn bị bát nước sôi để nguội có thêm đá lạnh rồi vớt rau ra cho vào bát. Nước lạnh sẽ giúp cho rau luôn xanh và giữ được độ giòn.
Bước 4: Xào rau
Bắc chảo lên bếp rồi cho vào đây 1 thìa dầu ăn (hoặc mỡ lợn). Đun dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi thơm.
Tỏi vàng, bạn gắp rau muống vừa chần sơ vào rồi đảo đều tay với ngọn lửa lớn.
Trút bát nước sôi đã chuẩn bị ở trên vào. Đảo đều để gia vị thấm vào rau.
Xào rau trong khoảng từ 1 - 2 phút thì nêm nếm lại cho rau vừa với khẩu vị của gia đình.
Rau chín, tắt bếp rồi gắp rau ra đĩa, cho thêm vài lát ớt tươi lên bên trên để trang trí.
Rau muống xào tỏi sau khi hoàn thành có màu xanh tươi đẹp mắt, cọng rau chín nhưng vẫn giữ được độ giòn sần sật. Phần nước sốt đậm đà giúp tăng thêm hương vị của món ăn dân dã này.
Một số nơi còn rắc lên đĩa rau muống xào một chút lạc rang giã hoặc tóp mỡ.
2 Rau muống xào bơ tỏi
Ngoài cách làm kiểu truyền thống còn có thêm cách làm rau muống xào tỏi cùng bơ.
2.1. Nguyên liệu làm rau muống xào bơ tỏi
Rau muống: 1 mớ
Tỏi băm: 2 - 3 củ
Bơ thực vật: 1 thìa
Ớt tươi thái lát: 1 quả
Muối, mì chính, đường
2.2. Hướng dẫn làm rau muống xào bơ tỏi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rau muống đem nhặt bỏ cọng già, lá vàng rồi ngắt thành từng phần vừa ăn.
Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 2: Chần rau muống
Đun sôi 1 nồi nước, thêm vào đây chút muối rồi chần sơ qua.
Vớt rau muống đã chần ra bát nước lạnh để giữ cho rau xanh, giòn.
Bước 3: Làm rau muống xào tỏi với bơ
Cho chảo lên bếp rồi thêm vào đây 1 thìa nhỏ bơ thực vật. Khi bơ nóng, bạn cho vào đây 1 nửa chỗ tỏi đã băm ở bước 1.
Khi tỏi vàng thơm, bạn tiếp tục cho rau đã chần vào đảo đều.
Nêm nếm thìa muối, 1 chút mì chính, 1 chút đường rồi đảo đều tay.
Trút phần tỏi băm còn lại vào đảo đều.
Khi rau chín, bạn tắt bếp rồi gắp rau ra đĩa.
Khác biệt một chút với rau muống xào tỏi thông thường, khi bạn thêm bơ vào chế biến, rau sẽ thơm và đậm vị hơn.
Phần rau xào ngon phải có màu xanh mướt mắt, cuống và lá rau căng bóng nhờ lớp mỏng bơ thực vật bám ở bên ngoài. Vị bơ thơm ngậy kết hợp cùng gia vị tạo nên sự đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.
3 Cách làm rau muống xào tỏi xanh giòn không bị đen
Hầu hết các chị em khi làm rau muống xào tỏi đều có ít nhất 1 lần tạo ra thành phẩm với màu rau thâm đen, cọng rau quắt lại, khi ăn không rõ mùi vị.
Vậy làm thế nào để có món rau muống xào tỏi ngon, xanh giòn mà không bị quắt?
3.1. Chọn rau muống
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của món ăn là nguyên liệu, với rau muống xào tỏi cũng vậy.
Theo kinh nghiệm của các đầu bếp, rau muống ngon sẽ có ngọn nhỏ, nhìn bề ngoài có phần hơi cứng. Tránh chọn rau muống có cọng to, mập, lá xanh mướt trông đẹp mắt.
Sở dĩ không nên chọn loại rau này bởi chúng được chăm sóc bằng các loại phân hóa học, tưới nhiều đạm. Ngược lại, rau muống nhỏ, trông hơi cứng vì không bón nhiều phân hay các loại thuốc kích thích. Rau tuy nhỏ nhưng có võ, khi ăn vừa giòn lại an toàn cho sức khỏe.
Hạn chế ăn rau muống xào tỏi trái mùa nhé, bởi rau muống trồng trái mùa sẽ cần dùng tới lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cao hơn so với bình thường.
3.2. Chần rau muống
Chần rau là bước đơn giản nhưng lại là yếu tố quyết định tới món rau muống xào tỏi của bạn có giòn và xanh như ngoài hàng hay không.
Khi chần rau bạn không được đậy nắp vung nồi, nước chần phải ngập qua mặt rau.
Rau sau khi chần cần được vớt ngay ra bát nước lạnh. Một số chị em khi chần rau xong vớt ra rổ sẽ khiến rau bị thâm đen và thậm chí còn làm cho rau bị chín quá.
Nên cho thêm vào nồi nước chần rau một vài hạt muối cùng thìa dầu ăn như thế giúp màu sắc của rau đẹp mắt hơn.
3.3. Điều chỉnh ngọn lửa
Khi làm rau muống xào tỏi, bạn nên để bếp với ngọn lửa lớn. Vì rau đã chần qua nước sôi rồi nên thời gian xào sẽ được rút ngắn.
Rau muống xào tỏi với ngọn lửa lớn sẽ giúp thân rau chín tới, giữ được độ giòn và xanh.
Nên cho phần rau muống có ít lá vào xào trước như thế sẽ giúp cho cọng giòn mà lá chín tới không bị nát.
Theo các đầu bếp, thời gian từ lúc cho rau muống vào chảo đến khi vớt ra chỉ khoảng 3 phút là hoàn hảo.
3.4. Sử dụng giấm ăn
Thông thường, rau sau khi xào xong sẽ có màu xanh đẹp mắt tuy nhiên chỉ vài phút sau sẽ bị đổi màu thâm. Để giữ cho màu xanh của rau được lâu, bạn nên dùng giấm ăn.
Cách làm như sau, lấy 1 thìa giấm ăn sau đó đổ từ từ theo vòng tròn của chảo. Chú ý, nên để thìa sát thành chảo để giấm chảy từ từ xuống. Cùng với đó, bạn phải đảo rau nhanh tay như thế giấm ăn mới bám lên bề mặt của rau và giữ cho màu rau muống xào tỏi xanh mướt.
Tuyệt đối không đổ giấm trực tiếp lên rau muống nhé. Nhiều chị em lo lắng rau muống có thể bị chua nếu thêm giấm ăn, tuy nhiên với lượng nhỏ giấm như hướng dẫn thì khi xào chúng sẽ bị bốc hơi và không kịp ngấm vào rau.
4 Rau muống xào tỏi có chất dinh dưỡng gì?
Trong rau muống và tỏi có chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng. Vì thế, khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này sẽ tạo ra một món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Vậy rau muống xào tỏi có chất dinh dưỡng gì?
4.1. Giá trị dinh dưỡng của rau muống
Giá trị dinh dưỡng
Hàm lượng calo
Năng lượng
23 kcal
Protein
2.86g
Chất béo
0.39g
Chất xơ
2.2g
Canxi
99 mg
Sắt
2.71 mg
Magie
79 mg
Phốt pho
49 mg
Kali
558 mg
Natri
79 mg
Kẽm
0.53 mg
Đồng
0.13 mg
Mangan
0.897 mg
Selen
1 g
Ngoài những chất được liệt kê trong bảng trên, rau muống còn có hàm lượng lớn các loại vitamin cùng khoáng chất khác như: Vitamin A, C, E, B6, K; Thiamin, Riboflavin, Niacin, Pantothenic acid, Folate, Choline, Lutein zeaxanthin.
4.2. Giá trị dinh dưỡng của tỏi
Giá trị dinh dưỡng
Hàm lượng calo
Năng lượng
149 Kcal
Carbohydrate
33,06 g
Chất đạm
6,36 g
Chất xơ
2,1 g
Tổng số chất béo
0,5 g
Natri
2.71 mg
Kali
401 mg
Canxi
181 mg
Kali
558 mg
Đồng
0,299 mg
Sắt
1,70 mg
Đồng
0.13 mg
Magiê
25 mg
Mangan
1,672 mg
Người ta cũng tìm ra trong tỏi rất giàu vitamin như: A, C, E K cùng vitamin nhóm B (B9, B3, B5, B6, B1, B12...); Carotene- và Lutein-zeaxanthin...
5 Rau muống xào tỏi bao nhiêu calo?
Nghiên cứu đã chỉ ra, cứ trong 100g rau muống tươi thì sẽ chứa tới 30g calo. Giống như những loại rau khác thì khi qua chế biến, hàm lượng calo trong rau muống sẽ tăng lên.
Cụ thể, cứ 100g rau muống xào tỏi lượng calo sẽ dao động từ 40 - 45 calo. Ăn càng nhiều rau xào thì lượng calo càng tăng.
Do đó, bạn nên cân đối lượng rau muống xào tỏi mỗi bữa với các món ăn khác để đảm bảo không nạp quá lượng calo cần thiết cho cơ thể.
Chúc bạn thành công với các cách làm rau muống xào tỏi mà Bếp Eva vừa chia sẻ.
Cách làm gà hấp cải thìa nấm đông cô mềm ngon cuối tuần Cách làm gà hấp cải thìa thơm phức, có thêm nấm đông cô nữa là đảm bảo ngon đúng vị. Cải thìa nhanh chín và dễ mềm hơn so với thời gian hấp thịt gà, nên thông thường, để chế biến món ăn này, người ta sẽ hấp gà 2 lần,. Vị cải ngọt ngon, lên màu xanh tươi quyện cùng miếng thịt...