Canh móng heo hầm đu đủ của ngoại
Hồi còn bé, nằm ngoài nhà nghe trong buồng mẹ tiếng khóc của em từng lúc vang lên và tiếng hát ru ầu ơ suốt đêm của mẹ, lòng cứ bồn chồn không yên. Tôi hỏi ngoại tại sao em cứ khóc quấy, ngoại bảo do mẹ không đủ sữa cho em bú.
Sáng hôm sau, ngoại dậy thật sớm quày quả ra chợ mua móng heo về hầm với đu đủ cho mẹ ăn. Tuy món canh dành cho mẹ, nhưng vì thương tôi, lúc nào ngoại cũng để dành lại một chén. Ngoại nói món này rất lợi sữa cho phụ nữ ở cữ, đồng thời còn có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng mệt nhọc, hoặc ốm đau.
Vị ngọt của canh được tạo nên nhờ vị ngọt của đu đủ, của thịt móng heo. Ảnh: Hòa Nhơn
Sau khi mua móng heo về, ngoại dùng dao chặt thành từng khoanh nhỏ rồi đem ngâm trong nước có pha muối để thịt không còn mùi tanh, chừng vài phút vớt ra rửa sạch lại bằng lã rồi ướp hành tím băm nhỏ, tiêu, bột ngọt, nước mắm. Ướp khoảng mười phút, sau đó phi dầu nóng lên rồi cho móng heo vào đảo qua vài lần. Khi thấy miếng móng đã săn lại, thấm gia vị, thì cho nước vào. Ngày xưa mỗi khi ngoại nấu món này, tôi hay lăng xăng quanh bếp để được phụ một tay. Nói là “phụ” chứ thật ra là đứng hóng hớt để tranh thủ hít hà cái mùi thơm bốc ra từ nồi canh sôi sùng sục và quan trọng là được “ké” một chén của mẹ. Ngoại bảo tôi nhớ rằng nước dùng nấu canh phải dùng nước đun sôi, có như vậy canh sẽ không còn mùi tanh của thịt móng. Hầm móng được khoảng nửa giờ, gọt vỏ đu đủ, xắt miếng, rửa sạch cho vào nồi nước đang sôi. Đu đủ dùng để nấu canh phải là đu đủ già vừa hái trên cây xuống mới ngon. Trong khi canh sôi, nên cho vào nồi vài cọng sả đập dập để thêm hương vị thơm ngon.
Canh chín, múc ra bát điểm lên trên một ít ngò, ít tiêu bột. Canh này phải ăn khi còn nóng. Vị ngọt của canh được tạo nên nhờ vị ngọt của đu đủ, của thịt móng heo và cả vị ngọt ngào yêu thương của người làm nên món này. Những giọt sữa ngọt ngào cho em bé, sức khỏe cho người bệnh, một phần cũng nhờ vào món canh móng heo hầm đu đủ.
Theo VNE
Video đang HOT
6 loại cá có công dụng chữa bệnh
Cá không chỉ hương vị thơm ngon, dưỡng chất phong phú, mà còn là loại thực phẩm được ưa chuộng. Mách bạn 6 loại cá dưới đây còn có tác dụng trị bệnh.
Cá diếc
Có tác dụng tiêu phù, ích khí, kiện tì, giúp lưu thông huyết mạch, lợi sữa, thanh nhiệt, giải độc. Thường dùng cho sản phụ ít sữa, người bị sa dạ dày, người bị trĩ, người bị sưng phù...
Cá hố
Loại cá này có công dụng bổ ngũ tạng, khử gió, sát khuẩn, có lợi cho người bị suy nhược tì vị, tiêu hoá không tốt, hoặc da khô nẻ. Loại cá này cũng có thể dùng làm thực phẩm hỗ trợ trị liệu cho các bệnh viêm gan mãn tính. Ngoài ra, ăn các hố thường xuyên giúp làn da tươi nhuận, duy trì độ ẩm và tính đàn hồi cho da.
Cá chép
Có tác dụng tiêu phù, ích khí, thông mạch, lợi sữa. Loại cá này chủ trị các chứng tắc sữa và sưng phù.
Cá trắm cỏ
Loại cá này có công dụng bình gan, khử gió...thường được dùng để trị các chứng đau đầu do trúng gió, hoặc suy nhược. Tốt nhất khi ăn hấp.
Cá chạch
Loại cá này có công hiệu ích khí, thông tiểu tiện, giải độc...thường dùng để trị các chứng bí tiểu tiện, ra mồ hôi trộm nhiều sau khi ốm dậy...
Cá ngừ
Cá ngừ là loại cá rất tốt cho não bộ. Đặc biệt phần đầu cá không chỉ có giá trị dinh dưỡng phong phú, mà còn chứa các amino axit cơ thể dễ hấp thụ, chứa licethin cần cho sự phát triển tế bào, và loại protein đặc biệt. Đây là loại cá có tác dụng bổ trợ tốt cho quá trình phát triển EQ của trẻ.
Phạm Thúy
Theo dân trí
Chuối tiêu Nước ta có nhiều loại chuối: chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối mật, chuối hột, chuối lá..., trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc phổ biến hơn cả. Quả chuối tiêu là thực phẩm thích hợp với mọi người, mọi lứa tuổi, có nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ em, người cao...