Cảnh hoang vắng ở khu đô thị tỷ đô
Chỉ tính riêng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, thành phố đã phải chi gần 16.500 tỷ đồng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đó là chưa kể đến hàng ngàn tỷ đồng lãi vay, vốn xây dựng hạ tầng… Thế nhưng, khu đô thị này đến nay vẫn chưa thành hình.
Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tại khu vực bán đảo Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM. Nhưng gần 17 năm trôi qua, bán đảo Thủ Thiêm hôm nay vẫn còn nguyên nét hoang vu, vắng vẻ ngày nào dù thành phố đã đổ vào đây hàng chục ngàn tỷ đồng.
Bán đảo Thủ Thiêm vẫn con nguyên nét hoang sơ
Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2012 của UBND TPHCM, lũy kế đến hết năm 2012, thành phố đã chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng tại khu đô thị này là gần 16.500 tỷ đồng với diện tích bồi thường là hơn 700 ha (đạt 99,11% tổng diện tích quy hoạch).
Ngoài ra, thành phố còn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng xây dựng đại lộ Đông Tây, hơn 1.000 tỷ đồng cho cầu Thủ Thiêm, hàng ngàn tỷ đồng cho các dự án nhà tái định cư, hàng ngàn tỷ đồng trả lãi vay đầu tư…
Tuy diện tích khu đô thị mới này đã cơ bản xong phần giải phóng mặt bằng nhưng ngoài các công trình hạ tầng như cầu Thủ Thiêm, đường hầm sông Sài Gòn, đại lộ Đông Tây và các khu nhà tái định cư thì hầu như không còn công trình nào khác.
Dù đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng, khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chỉ toàn đầm lầy, cỏ lau và dừa nước
Video đang HOT
Bên kia sông là quận 1 phồn hoa
Những con đường nội bộ hoang vắng, vắng đến mức thường xuyên xuất hiện tình trạng trấn lột, cướp giật
Dự án kinh tế thương mại lớn nhất từng được khởi công tại khu đô mới này là dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm với tổng vốn đầu lên đến 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, sau 3 năm khởi công dự án vẫn dẫm chân tại chỗ, chủ đầu tư không đóng tiền sử dụng đất cũng như triển khai bất cứ hạng mục nào nên thành phố phải thu hồi dự án.
Theo Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gần như toàn bộ khu vực dân cư và nhiều công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trọng điểm của Khu đô thị đã có nhà đầu tư. Nhưng hầu hết chỉ mới đến để… đặt vấn đề nghiên cứu và tiến hành các thủ tục đầu tư.
Như dự án khu phức hợp tháp quan sát quy mô 11,5ha chỉ mới hoàn tất việc chấp thuận chủ trương chọn nhà đầu tư mới; dự án khu nhà thấp tầng thuộc khu dư cư phía Nam đại lộ Đông Tây mới được UBND TP thống nhất chủ trương chọn và tiến hành đàm phán với ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam làm chủ đầu tư; đối với dự án khu thương mại dịch vụ tổng hợp dọc đại lộ Đông Tây cũng mới được phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất vài lô đất, nhiều lô khác vẫn còn đang nghiên cứu thẩm định…
Nhiều dự án lớn khác nhu khách sạn cao cấp phía Đông diện tích 6,7 ha, dự án bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế quy mô 7 ha… cũng chỉ mới dừng ở bước chấp thuận chủ trương chọn nhà đầu tư. Nhiều dự án khác như trường tiểu học tiêu chuẩn quốc tế, khu dân cư phía Bắc, khu trung tâm thương mại tài chính ngân hàng quốc tế… vẫn đang phải kêu gọi đầu tư.
Những khu dân cư cũ đã được giải tỏa trắng
Chỉ còn lác đác vài hộ chưa thỏa thuận đền bù xong còn bám trụ lại khu đô thị mới hoang vắng này
Cả khu đô thị hàng trăm ha chỉ có vài công trình đặt móng làm lễ khởi công
Như vậy, sau 17 năm đầu tư hàng tỷ USD, khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng chỉ mới cơ bản hoàn tất phần… giải phóng mặt bằng. Hình ảnh về một khu đô thị hiện đại có lẽ còn rất xa vời trong bối cảnh kinh tế và thị trường bất động sản đình trệ như hiện nay…
Theo Dantri
Thí điểm một đầu mối quản lý đại lộ Đông Tây
Đại lộ Đông Tây (nay là đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ) chạy qua địa bàn 8 quận, huyện nên việc quản lý tuyến đường này hết sức phức tạp, chồng chéo. TPHCM dự kiến sẽ thí điểm mô hình thống nhất một đầu mối quản lý tuyến đường này.
Tình trạng quản lý chồng chéo trên 1 tuyến đường là thực tế diễn ra lâu nay tại các đô thị. Trên mỗi tuyến đường, phần vỉa hè thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương phần lòng đường thuộc trách nhiệm của các khu quản lý giao thông đô thị các công trình kỹ thuật như dây cáp điện, viễn thông, cấp thoát nước... thì thuộc các ngành điện lực, viễn thông, cấp nước quyền xử phạt vi phạm thuộc về thanh tra giao thông phòng chống mất cắp thiết bị hạ tầng lại thuộc công an địa phương...
Bởi tình trạng "cha chung không ai khóc" trên nên hiệu quả quản lý lẫn khắc phục sự cố xảy ra trên các tuyến đường đô thị đều không cao. Đặc biệt là tình trạng mất cắp thiết bị hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến đường liên tục xảy ra.
Tuyến đại lộ Đông Tây liên tục xảy ra tình trạng mất cắp thiết bị hạ tầng do không có cơ quan quản lý rõ ràng
Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn cần tạo sự đột phá trong công tác quản lý đô thị, UBND TP đã đồng ý chủ trương thực hiện thí điểm việc giao cho lực lượng thanh niên xung phong thành phố (TNXP TP) tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì tuyến Đại lộ Đông Tây nhằm phát huy hiệu quả trong công tác quản lý đô thị.
Theo đó, UBND TP giao TNXP TP nghiên cứu đề án thí điểm tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì tuyến Đại lộ Đông Tây, xây dựng thành 1 mô hình tổ chức quản lý mới, đạt hiệu quả cao hơn so với hình thức quản lý hiện hành.
Trong mô hình này, thành phố giao nhiệm vụ phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi công việc và trách nhiệm của đơn vị quản lý trực tiếp tuyến đường hoàn chỉnh quy chế phối hợp và lộ trình triển khai thực hiện nhiệm vụ theo từng giai đoạn cụ thể.
Ngoài ra, TNXP TP sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải để thống nhất quy chế phối hợp hoạt động với các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật có liên quan, bảo đảm dự báo được các sự cố có thể xảy ra để có phương án ứng phó kịp thời trong quá trình quản lý khai thác tuyến đường.
Đồng thời phải làm rõ các khoản thu, chi trong quản lý, khai thác, bảo trì tuyến đường trước và sau khi chuyển sang hình thức quản lý tập trung đối với từng hạng mục công việc cụ thể.
Theo Dantri
"Ruộng bậc thang" trên đại lộ nghìn tỉ Sau nhiều lần khắc phục sửa chữa, đến nay đại lộ Đông Tây (đường Mai Chí Thọ) đoạn từ giao lộ Đồng Văn Cống đến Lương Định Của, quận 2, TPHCM, vẫn tiếp tục bị lún nặng, có đoạn lún sâu đến gần 20cm. Theo ghi nhận của PV Dân trí vào sáng 26/3, tại giao lộ Mai Chí Thọ - Lương Định...