Canh hến linh chi chữa mất ngủ
Món canh này tốt cho những người hay bị đánh trống ngực, mất ngủ, mệt mỏi, viêm phế quản mạn, hen suyễn, tiêu hóa kém, viêm gan B…
Trong Đông y, canh hến linh chi có tác dụng đặc biệt điều trị hen phế quản.
Theo Đông y, linh chi có vị ngọt, tính ôn, với công năng làm ích tinh khí, mạnh gân cốt, công dụng làm thuốc bồi bổ cơ thể, đặc biệt sử dụng cho những người hay bị đánh trống ngực, mất ngủ, mệt mỏi, viêm phế quản mạn, hen suyễn, tiêu hóa kém, viêm gan B…
Ngoài ra, còn có khả năng nâng cao miễn dịch cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào… Trong Đông y, canh hến linh chi có tác dụng đặc biệt điều trị hen phế quản.
Trong Đông y, canh hến linh chi có tác dụng đặc biệt điều trị hen phế quản.
Nguyên liệu: Linh chi 20 – 30g, thịt hến hoặc trai 200 – 300g, đường phèn 50g.
Video đang HOT
Chế biến: Linh chi thái lát mỏng cho vào nồi đất đun sôi từ 1 – 1 giờ 30 phút, lọc bỏ bã, thịt trai làm sạch đem nấu chung với nước linh chi. Khi thịt trai chín cho đường phèn vào đun nhẹ cho tới khi đường phèn tan hết múc ra ăn. Mỗi ngày ăn một lần có thể dùng liên tục.
Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, thịt trai hến có tính lạnh, không độc, có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt thông nhuận phế, mát gan, bổ thận, trị lở, thông tiểu, hạ áp, an thần…
Bài thuốc có tác dụng nâng cao miễn dịch, mạnh gân cốt tăng cường quá trình trao đổi chất và cung cấp oxy cho tế bào, đặc biệt là tim, gan và phổi, ức chế cơ thể phóng thích histamin (tác nhân gây dị ứng) và kìm hãm sự phóng thích amin gây co thắt phế quản…
Dùng trị các chứng bệnh: Viêm phế quản người già, hen phế quản, viêm gan mạn tính, giảm bạch cầu, rối loạn thần kinh tim, suy nhược thần kinh, mất ngủ, bệnh mạch vành, xơ gan thời kỳ đầu…
Theo Gia Đình & Xã Hội
Quả dâu ta: dưỡng huyết an thần, chữa mất ngủ
Quả dâu(còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, từng được các thầy thuốc, nhà văn trong lịch sử đánh giá cao.
Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, uống lâu ngày sẽ an thần, thính tai, tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Quả dâu thường được dùng chữa can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp...
Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông các khớp xương, làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, do, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, mắt đau sưng đỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù... Cành dâu vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen, do phế nhiệt, phù chân, khó tiểu tiện. Những năm gần đây còn dùng chữa cao huyết áp, đái tháo đường...
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh trong quả dâu có chứa nhiều đường glucô, glucôza, axit axetic, chất nhu toan và các loại vitamin A, B1, B2, C... Quả dâu được chế thành phù tang, bảo đơn, mứt dâu dùng điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, can thận âm hư, huyết hư, tân dịch thiếu, táo bón... có công hiệu bổ huyết an thần, nhuận tràng. Viên thuốc tễ tang mạt hoàn được chế từ quả dâu, lá dâu, vừng đen có tác dụng điều trị nhất định đối với chứng bạc tóc sớm, dùng lâu ngày tóc trắng chuyển thành đen, tóc rụng sẽ mọc lại. Vì thế, người ta còn đánh giá dâu là vị thuốc trường thọ.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng dâu:
Mất ngủ: Quả dâu tươi 60 gam, hoặc quả dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều.
Táo bón do huyết hư: Quả dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20gam.
Bạc tóc sớm: Quả dâu nấu thành cao, ngày 3 lần, mỗi lần 20 gam.
Viêm khớp: Dâu quả 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống.
Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.
Chữa say rượu: Quả dâu cho vào cải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần.
(Theo Người cao tuổi)
Chữa ho bằng hoa, lá và quả Trong y học cổ truyền, để chữa ho dùng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó có sử dụng các loại hoa, lá, quả... * Hoa mướp 12g rửa sạch hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang. Công dụng: thanh nhiệt...