Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo, kêu gọi góp vốn đầu tư vào các dự án
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo, núp dưới vỏ bọc là những doanh nhân giàu có, đi xe hơi sang trọng, đắt tiền, có mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao để chiếm đoạt tiền góp vốn đầu tư vào các dự án tỷ đô của các giám đốc, người quản lý doanh nghiệp.
Các đối tượng đã lừa được hàng chục giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các giám đốc công ty trong lĩnh vực xây dựng đã bị sập bẫy lừa đảo.
Theo cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, hình thức lừa đảo hợp tác kinh doanh của các đối tượng là một thủ đoạn khá mới. Và cho dù các bị hại có lưu lại được sao kê chuyển khoản cho các đối tượng, nhưng để khẳng định hành vi của chúng là lừa đảo không phải là chuyện dễ dàng.
Bởi khi chuyển khoản, các bị hại chỉ ghi là “chuyển tiền để thành lập công ty”. Đến khi phát hiện bị lừa đảo thì gần như không có đủ căn cứ pháp lý để buộc nhóm đối tượng phải chịu trách nhiệm về hành vi lừa đảo.
Vụ việc điển hình đầu tiên chính là vụ việc của ông Đỗ Văn D. (SN 1953, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, là giám đốc một công ty chuyên về ngành xây dựng).
Theo đó, khoảng đầu năm 2014, trong lúc khó khăn trong việc làm ăn, qua một vài trận tennis giao lưu cùng các đối tác, ông D. được một người thanh niên tên Nguyễn Văn Tiến, tự giới thiệu là giám đốc của một công ty đầu tư lớn, đến làm quen.
Người thanh niên này không quên “đánh bóng thương hiệu”, hé lộ cho ông D. biết mình có chân trong một quỹ đầu tư và đang có nhu cầu giải ngân một số vốn lên tới gần 1 tỷ đô la Mỹ. Biết doanh nghiệp của D. đang trong hoàn cảnh khó khăn về vốn đầu tư, Tiến gợi ý sẽ tạo vốn cho ông D. để doanh nghiệp của ông có thể vượt qua cơn khủng hoảng thiếu vốn.
Để làm được điều này, thì ông D. và bên phía Tiến phải xúc tiến thành lập một công ty quốc tế, có trụ sở tại một quốc gia Đông Nam Á. Mỗi bên sẽ góp một nửa chi phí. Sau khi công ty được cấp đăng ký kinh doanh, Tiến sẽ giải ngân cho công ty ông D từ 5 đến 10% tổng số vốn của dự án.
Khánh Hòa là một trong những địa phương các đối tượng chọn để vẽ ra các dự án “ảo” rồi đi lừa đảo.
Tiến đưa ra những tài khoản có số dư vài trăm triệu đô la ở ngân hàng Anh quốc, Thụy Sỹ, và nhiều văn bản mà nội dung xoay quanh việc đầu tư nhiều dự án “khủng” ở nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM… Đặc biệt, Tiến còn có trong tay văn bản trả lời của Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ về một số dự án “đất vàng” mà hắn liên doanh liên kết…
Video đang HOT
Tin theo lời của Tiến, khoảng tháng 5-2015, ông D. đã chuyển khoản cho Tiến số tiền gần 200 triệu đồng để Tiến thành lập một công ty có trụ sở đặt tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Đến tháng 6-2016, khi đã nhiều lần chuyển tiền cho Tiến nhưng vẫn thấy công việc đầu tư hầu như vẫn án binh bất động, ông D. đã tuyên bố chấm dứt việc liên kết làm ăn với T. và đòi lại số tiền đã góp. Tiến chỉ trả lời ráo hoảnh: “Có vài đồng bạc mà ông gọi lắm thế? Thôi quên khẩn trương nhé”. Không đòi được vốn đã chuyển cho Tiến, ông D. đã viết đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Tiến và đồng bọn.
Trường hợp của ông Phạm Tuấn V. (51 tuổi, là Tổng Giám đốc công ty xây dựng V) cũng bị Tiến cùng đồng bọn lừa đảo. Khi thấy Tiến ngỏ lời có dự án hơn 500 triệu đô la (khoảng 10.000 tỷ đồng) đang cần một đơn vị có pháp danh ở Việt Nam để phối hợp triển khai thì ông V. lập tức “cắn câu”.
Vẫn với chiêu bài thành lập công ty quốc tế, nhưng lần này Tiến còn rủ Tổng Giám đốc V. sang tận Kuala Lumpur (Malaysia) để gặp các nhà đầu tư quốc tế và ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn bậc nhất tại đây.
Về tới Việt Nam ông V. ngay lập tức chuyển 150 triệu đồng vào tài khoản của Tiến để đặt cọc tham gia dự án. Cho đến giữa năm 2016, sau nhiều lần gọi điện không thấy Tiến nghe máy, ông V. mới liên lạc với ông D. thì mới biết, ông D. cũng bị lừa với thủ đoạn tương tự…
Được biết, từ năm 2015 đến nay, Hoàng Văn Tiến và đồng bọn là Trần Huyền M., bằng thủ đoạn rủ rê đầu tư một số dự án với đối tác ngoại đã lừa được cả chục giám đốc công ty chuyên về xây dựng ở Hà Nội và một vài tỉnh thành như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng…
Hai đối tượng Hoàng Văn Tiến và Trần Huyền M. vốn là những kẻ không có việc làm, sống tại các khách sạn bằng tiền lừa đảo. Trong hành lý của hai đối tượng mang theo gồm quần áo, bình nước nóng, ấm đun nước, sạc điện thoại, giắc cắm các loại; thậm chí còn có sẵn cả túi nilon để làm đá lạnh.
Những văn bản của Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ về một số dự án được các đối tượng “cắt dán” ở nhiều tài liệu khác nhau. Thông qua một số kênh, chúng có được một số tài liệu của Thanh tra Chính phủ trả lời về một số nội dung khiếu kiện về đất đai.
Từ đó chúng soạn các ra hợp đồng hợp tác kinh doanh với các chủ thể có trong văn bản đó. Chúng cũng đi thuê một số công ty về thiết kế kiến trúc, xây dựng nhờ lập các dự án “ảo”, vẽ sơ đồ, phối cảnh các công trình… sao cho thật hoành tráng để mang đi lừa đảo.
Theo_Hà Nội Mới
Tiêu 19 nghìn tỷ đồng mỗi năm để đào than
Ngày 31/8, Bộ Công Thương vừa công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020
Khai thác vài trăm năm nữa...
Theo bản quy hoạch, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành than trong các giai đoạn của quy hoạch khoảng 41-44 triệu tấn vào năm 2016; 47-50 triệu tấn vào năm 2020; 51-54 triệu tấn vào năm 2025 và 55-57 triệu tấn vào năm 2030.
Phát biểu tại buổi lễ công bố, liên quan đến trữ lượng khai thác than, ông Lê Văn Duẩn, Phó Giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin (Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam) khẳng định, than vẫn có sản lượng khai thác được lâu nhất trong số các nguồn năng lượng sơ cấp.
Năm 2021 sẽ đưa vào khai thác thử nghiệm bể than ĐBSH ?
"Với tổng tài nguyên trữ lượng cụ thể của than sông Hồng, nếu bể này thành công, thì tài nguyên than rất lớn có thể khai thác vài trăm năm, và lên tới hàng chục tỷ tấn. Riêng dải Khoái Châu - Tiền Hải dự tính khai thác được khoảng 42 tỷ tấn.
Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là dự tính và vẫn chỉ là tiềm năng. Tiềm năng khai thác than của Việt Nam vẫn rất lớn nhưng phụ thuộc vào khả năng phát triển công nghiệp khai thác của ngành than." ông Duẩn nói.
Bản quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành thăm dò bể than Đông Bắc sau 4 năm nữa. Đến hết năm 2025 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ than để huy động vào thiết kế trong giai đoạn 2021-2030 và sau 2030.
Trả lời câu hỏi của báo chí, liệu Việt Nam còn có thể khai thác than trong bao lâu, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay, với nguồn tài nguyên khai thác hiện tại dự kiến thời gian khai thác than còn kéo dài "vài trăm năm nữa".
Đồng quan điểm, ông Duẩn tính toán, hiện tại Việt Nam vẫn tập trung khai thác bể than Đông Bắc với tổng trữ lượng còn lại khoảng 6,2 tỷ tấn. Nếu tính bình quân mỗi năm khai thác 50 triệu tấn, thì riêng trữ lượng than tại bể Đông Bắc còn khai thác được 40-50 năm nữa. Nếu quá trình thử nghiệm bể than sông Hồng thành công (trữ lượng khoảng 42 tỷ tấn than), thì tài nguyên than còn có thể khai thác vài trăm năm nữa.
Để đảm bảo khai thác than theo quy hoạch điều chỉnh, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 269.000 tỷ đồng, bình quân khoảng 17.930 tỷ đồng một năm.
Trong đó, giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư khoảng hơn 95.000 tỷ đồng (bình quân hơn 19.000 tỷ đồng một năm); Giai đoạn 2021-2030 nhu cầu vốn đầu tư hơn 172.000 tỷ đồng (bình quân 17.000 tỷ đồng một năm).
Một điểm cũng đáng lưu ý, tại quy hoạch điều chỉnh, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 dự kiến khoảng 269.003 tỷ đồng thấp hơn so với quy hoạch cũ lên tới 421.970 tỷ đồng.
Nhiều bất cập
Trả lời câu hỏi về việc đầu tư trên 19 nghìn tỷ đồng mỗi năm sẽ mang lại hiệu quả cho kinh tế - xã hội như thế nào, đại diện Bộ Công Thương, khẳng định việc khai thác than sẽ đảm bảo an ninh năng lượng đầu tiên, tiếp đó là an sinh xã hội.
Để đảm bảo đủ nguồn vốn, ông Thọ cho biết thêm, trong quy hoạch điều chỉnh đã tính tới nhiều phương án, trong đó sẽ hướng tới việc đa dạng hình thức huy động vốn, gồm các hình thức BOT, PPP...
Trong khi đó, các chuyên gia đã từng cảnh báo rằng, nguồn than của Việt Nam đang suy giảm một cách nhanh chóng, chỉ đáp ứng được 30% và đến năm 2025 sẽ hết than nếu khai thác như mức hiện nay.
Về vấn đề khai thác than ở ĐBSH, từng trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng, quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 được phê duyệt vẫn còn nhiều bất cập.
Cụ thể, đầu tiên là phương pháp khai thác, nếu như hiện nay áp dụng phương pháp khai thác hầm lò thì chắc chắn sẽ không thể thực hiện được, vì không có tính khả thi. Hơn nữa, về mặt kỹ thuật chúng ta không thể khai thác được bằng phương pháp này, vì địa chất ĐBSH rất phức tạp, nhất là vấn đề đất và nước.
Theo TS Nguyễn Thành Sơn, nước ở sông Hồng có nhiều nhưng không ở trong tầng chứa than. Ngoài ra, đất đá ở sông Hồng rất mềm, xốp khiến công tác đào bới dễ dàng nhưng khả năng chống giữ lò than rất khó.
Do đó, yêu cầu ở đây là phải thử nghiệm công nghệ, cách khai thác để không ảnh hưởng đến nguồn nước và từ đó không ảnh hưởng đến mặt đất, không ảnh hưởng đến dân cư, nông nghiệp. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một kết quả thử nghiệm nào tại khu vực ĐBSH.
Hơn nữa, ở ĐBSH không thể đền bù, giải phóng mặt bằng như ở Quảng Ninh, không thể đổi than lấy lúa, khi mật độ dân cư quá dày, mấy chục triệu dân. Cho nên, mục tiêu năm 2021 đưa vào khai thác thử nghiệm bể than ĐBSH là quá vội vàng, chỉ với 5 năm thì chắc chắn không thể làm kịp.
Lê Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Khởi công dự án điện gió gần 4.000 tỷ đồng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa phát lệnh khởi công dự án điện gió với tổng số vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng tại Ninh Thuận. Nhiều dự án điện gió đang được đầu tư xây dựng. Ảnh minh họa: Internet Theo trang tin Chính phủ, dự án nhà máy điện gió Trung Nam vừa được phát lệnh khởi công...