Cảnh giác với nội tạng
Thời điểm giáp tết cũng là dịp nạn buôn bán nội tạng động vật không rõ nguồn gốc hoành hành, đặc biệt tuồn về tiêu thụ tại Hà Nội với số lượng lớn. Nhiều vụ buôn bán nội tạng thối đã được lực lượng chức năng phát hiện nhiều trong tháng qua, song điều đáng nói là mức xử lý chỉ dừng lại ở tiêu huỷ và phạt hành chính.
Tràn lan nội tạng không rõ nguồn gốc
Lòng, nầm bò, chân gà… trở thành món khoái khẩu của không ít người dân Hà thành, đặc biệt vào thời điểm chuyển rét hiện tại. Dễ dàng tìm thấy các loại nội tạng được buôn bán tràn lan khắp nơi. Song điều đáng nghi ngại là chẳng ai kiểm soát được loại thực phẩm này xuất xứ từ đâu. Qua khảo sát, dọc tuyến phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cát Linh… tập trung khá nhiều hàng quán bán nội tạng động vật nướng, luôn tấp nập khách. Chỉ vài chiêu tẩm ướp đơn giản, nội tạng sống được biến hóa thành đĩa đồ nướng thơm phức, vàng ruộm. Khi được hỏi về nguồn gốc thực phẩm, một chủ hàng nướng phố Nguyễn Thái Học cảnh giác: “Các chợ đua nhau tranh mối nhập về, chỉ biết là lúc nhận hàng thấy vẫn tươi, bắt mắt chứ tôi không quan tâm là xuất xứ từ đâu!”. Trong khi đó, khảo sát tại một số tuyến chợ chính như Thành Công, chợ Hôm, Hàng Bè… nội tạng động vật và gia cầm được bày bán nhan nhản, tươi sống có, chín có. Thời điểm dù buổi trưa, song nhìn qua, các loại nội tạng vẫn rất bắt mắt, tươi tắn. Giá cả nội tạng gia cầm cực kỳ rẻ với 5.000 – 7.000đ/bộ.
Thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã bắt giữ khối lượng lớn nội tạng không rõ nguồn gốc. Ảnh: T.L
Video đang HOT
Nhiều người dân mua tỏ ra cẩn thận khi chọn hàng, bởi thông tin về nội tạng bẩn tràn lan dư luận nhiều ngày qua. Sáng 30.11, tại chợ Hoa Sen (Giảng Võ), chị Hoa – ngụ ở phố Trần Huy Liệu – cho biết: “Muốn ăn lòng lợn chuẩn cứ phải dặn trước hàng quen chứ nhất định không mua hàng đã qua hấp, luộc vì chẳng biết xuất xứ từ đâu”. Một số “bí quyết” để tránh mua phải hàng không rõ nguồn gốc được nhiều bà nội trợ chia sẻ là không mua đồ chín, không mua ở nơi bán kiểu hàng loạt với số lượng lớn… Tuy vậy, theo lực lượng chức năng VSATTP, khó phân biệt được đâu là hàng tươi sống và qua tẩm ướp hóa chất bằng mắt thường, bởi các “mánh” bảo quản hàng hóa được thương lái thực hiện tinh vi, nhiều chất tẩm ướp độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Cho tồn tại
Thời gian gần đây, nhiều vụ vận chuyển thực phẩm, nội tạng bẩn được phát hiện nhập lậu qua biên giới tuồn về Hà Nội. Ngoài vụ 108 tấn chân gà thối được phát giác, mới đây nhất lực lượng chức năng và đội kiểm tra liên ngành VSATTP Hà Nội vừa phát hiện thêm một vụ vận chuyển 50kg tràng lợn và 1.400kg nầm lợn đã bốc mùi hôi thối, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Trị giá lô hàng này ước tính khoảng 150 triệu đồng. Điều đáng nói là sau khi bị phát giác và tiêu hủy hàng, chủ xe chỉ bị phạt hành chính vỏn vẹn số tiền 1.500.000đ. Điều này đặt ra nghi ngại về chế tài xử phạt quá nhẹ so với mức độ vi phạm và hậu quả gây ra cho an toàn sức khỏe người dân (điều 12, Nghị định 40/2009, mức xử phạt hành vi vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch chỉ từ 1-2 triệu đồng).
Thực tế, không riêng năm nay, mà tình trạng nội tạng bẩn nhập lậu vẫn diễn ra ồ ạt hằng năm, đặc biệt các tháng cận tết. Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, 10 tháng đầu năm 2011 đã phát hiện và xử lý 505 vụ vi phạm VSATTP, phạt hành chính trên 2,15 tỉ đồng. Đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi nên kiểm tra đột xuất rất khó phát hiện, trong khi lực lượng thì quá mỏng. Còn theo Chi cục trưởng Chi cục Thú y Lào Cai Nguyễn Thị Khang, cơ quan thú y chỉ chịu trách nhiệm kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu chính ngạch, trong khi nội tạng nhập lậu tiểu ngạch lại chiếm đến 99%. Đại diện hải quan các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai… cũng cho rằng, hiện chính sách biên mậu đang làm khó cơ quan chức năng. Lợi dụng chính sách biên mậu, các đầu nậu thuê cư dân biên giới “cõng” hàng về tập kết, sau đó đưa về xuôi tiêu thụ. Ngăn chặn hàng hóa, trong đó có nội tạng “bẩn” theo đó vẫn ngoài tầm kiểm soát của lực lượng chức năng.
Theo Lao Động
Trung Quốc bắt nhân viên Wal-Mart trong xì-căng-đan thịt lợn
Giới chức trách ở Trùng Khánh đã bắt 2 nhân viên Wal-Mart và giam giữ hàng chục người khác trong vụ xì-căng-đan bán thịt lợn. Vụ bắt giữ được tiến hành sau khi Trung Quốc yêu cầu đóng cửa 13 cửa hàng thuộc tập đoàn bán lẻ lớn của Mỹ này.
Một chi nhánh của Wal-Mart tại Bắc Kinh.
Các cửa hàng của Wal-Mart đã bị cáo buộc bán 63.547 kg thịt lợn thường nhưng lại dán nhãn sai là thịt hữu cơ trong suốt hai năm qua.
Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, dẫn lời cảnh sát địa phương cho hay ngoài 2 nhân viên bị bắt, 7 người khác bị quản thúc tại gia và 3 người được thả sau khi được bảo lãnh. Cho đến nay có 37 người dính líu đến vụ việc.
Hôm thứ hai vừa qua, Wal-Mart ra tuyên bố cho biết hãng này đồng ý tạm thời đóng cửa 13 điểm bán lẻ trong 15ngày để "hoàn tất các hoạt động nâng cấp toàn diện tiêu chuẩn" của các cửa hàng.
Chính quyền Trùng Khánh, ở tây nam Trung Quốc, sẽ phạt các cửa hàng 2,69 triệu Tệ (($423.088) sau khi các cửa hàng này thu về 730.000 Tệ bất hợp pháp.
Tân Hoa xã cho hay cảnh sát vẫn đang điều tra vụ việc.
Còn người phát ngôn của Wal-Mart cho biết họ đang phối hợp với cuộc điều tra.
Theo Dân Trí
Hơn 900 người bị bắt trong vụ thịt lợn bẩn gây chấn động TQ Trung Quốc đã bắt giữ 989 người liên quan đến vụ thịt lợn bẩn gây chấn động quốc gia này trong thời gian vừa qua. Xu Hu, quan chức cấp cao của Bộ An ninh Công an Trung Quốc hôm nay (29/8) cho biết, các nhà cầm quyền nước này đã bắt giữ 989 người trong vòng hơn 6 tháng qua trong chiến...