Cảnh giác với những căn bệnh thường gặp trong ngày Tết
Thay đổi thời tiết, cùng chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ trong ngày Tết là những tác nhân có nguy cơ gây ra một số bệnh cấp tính cho cơ thể.
Viêm đường hô hấp cấp tính
Phấn hoa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp. Đồ họa: Hồng Nhật
Tết là thời gian giao mùa, nhiệt độ thường lạnh và ẩm ướt, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển và lây lan qua đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang,…
Đặc biệt là trẻ em, người già hay những người sức đề kháng yếu thường có nguy cơ cao mắc các căn bệnh này. Ngoài ra, các loại đồ dùng trang trí, phấn hoa tươi cũng rất dễ khiến trẻ nhỏ bị dị ứng và dễ gặp phải những vấn đề về hô hấp.
Để phòng ngừa các căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, nên chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu khi trời chuyển lạnh. Đồng thời, cố gắng tránh tiếp xúc với người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến các chỗ quá đông người.
Video đang HOT
Bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa trong ngày Tết. Đồ họa: Hồng Nhật
Thức ăn ngày Tết thường dư thừa nhiều sau mỗi bữa ăn. Nếu những món ăn này được bảo quản trong tủ lạnh không đúng cách hoặc để lâu ngày khiến chúng dễ bị vi khuẩn xâm nhập hoặc ôi thiu. Khi ăn vào sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài.
Ngoài ra, việc chế biến thực phẩm quá nhiều lần, đặc biệt với đồ ăn chiên, xào càng không tốt cho sức khỏe.
Để phòng tiêu chảy, bạn cần ăn các thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Nên hạn chế việc để thừa thức ăn và nhớ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống.
Ngộ độc thực phẩm
Việc ăn uống thiếu kiểm soát trong những ngày Tết, cùng với việc sử dụng đồ ăn sẵn, đồ ăn bị nhiễm độc tố, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, cần lựa chọn kỹ lưỡng trước khi chọn mua thực phẩm, đặc biệt nên hạn chế ăn những món sống như sashimi, gỏi cá hay thịt tái như phở bò tái, beefsteak…
Táo bón
Không chỉ có tiêu chảy, táo bón cũng là một nỗi “ám ảnh” của nhiều người trong dịp Tết. Nguyên nhân của bệnh táo bón là do ăn uống quá nhiều các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, ít chất xơ và các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, ít uống nước…
Cùng với đó, chế độ sinh hoạt không hợp lý, ít vận động càng làm tăng nguy cơ bị táo bón.
Bác sỹ bệnh viện Nhi trung ương khuyến cáo cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ ngày giá lạnh cận Tết
Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ vào những ngày lạnh rất quan trọng. Nếu không được chăm sóc cẩn thận và giữ ấm đúng cách, hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện.
Trong những ngày thời tiết lạnh, trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Viêm hô hấp trên hay gặp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Bệnh viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hoặc có những bệnh nhân nặng như viêm phế quản phổi. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì trẻ có thể diễn biến nặng.
Đông bệnh nhi đến bệnh viện khám trong những ngày thời tiết giá lạnh
TS.BS Lê Thị Hồng Hanh - Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngoài những tác động của thời tiết, sai lầm trong cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị các bệnh về đường hô hấp.
Để phòng tránh các bệnh cho trẻ nói chung, cũng như các bệnh về đường hô hấp, gia đình nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm nhưng không để cho trẻ nóng quá, cũng như không để trẻ bị nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ nên mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang cho trẻ phòng nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi; quàng khăn ấm, đeo tất tay, tất chân, đội mũ cho trẻ.
TS.BS Lê Thị Hồng Hanh cũng cho biết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp, ngoài việc cho trẻ ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin hoặc những chất khoáng, ăn rau và hoa quả, uống đủ nước có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.
Một biện pháp phòng, tránh bệnh hô hấp hiệu quả là cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt, tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ bị ốm, sốt, ho.
Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ (Ảnh minh họa)
Một điều rất quan trọng mà cha mẹ cũng cần chú ý, để trẻ sống trong môi trường thông thoáng, cửa cần kín tránh gió lùa, phòng ngủ sạch sẽ. Nếu ở trong môi trường không khí bẩn, ô nhiễm, ẩm thấp sẽ làm cho trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.
"Nhiều cha mẹ mặc nhiều quần áo để giữ ấm cho trẻ, tuy nhiên khi trẻ đùa nghịch bị ra mồ hôi, rồi ngấm ngược vào quần áo, khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ bị ốm, có nhiều cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì sợ tắm dễ bị nhiễm lạnh, điều này không hợp lý bởi cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, nhất là nếu trẻ chơi đùa sẽ ra mồ hôi. Vì vậy, dù trẻ có bị sốt hay ho, viêm mũi, họng cha mẹ vẫn nên lau người, thay quần áo sạch sẽ hàng ngày cho con. Hoặc cha mẹ có thể tắm cho trẻ ở trong phòng ấm, tắm nhanh, lau người khô, mặc quần áo ấm, như thế sẽ an toàn cho trẻ"- TS.BS Lê Thị Hồng Hanh chia sẻ.
TS.BS Lê Thị Hồng Hanh cũng chia sẻ, khi trẻ có các dấu hiệu ho, khò khè, sốt cao, uống hạ sốt không đáp ứng, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ cha mẹ cần đưa ngày trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Biến chứng của viêm xoang mạn tính nguy hiểm như thế nào? Những biến chứng của viêm xoang mạn tính khá nguy hiểm và có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người mắc bệnh, nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong. Viêm xoang mạn tính thường do tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lót bởi ứ đọng dịch tại một số xoang. Những dịch mủ chứa vi khuẩn không thoát ra ngoài gây...