Cảnh giác với nạn trộm, cướp giật tài sản dịp cận Tết
Vào thời điểm cuối năm, các loại tội phạm có chiều hướng gia tăng hoạt động, đặc biệt là tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản. Để giảm thiểu tình trạng này, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, người dân cần nêu cao cảnh giác.
Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 19/1/2016, chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1986) trú tại xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc đang điều khiển xe máy trên đường Lê Hồng Phong, TP Vinh thì bị 2 đối tượng áp sát và giật chiếc túi xách mà chị đang mang trong người.
Tiếp đó, vào lúc 21 giờ ngày 22/1/2016, khi đi làm về, chị Lô Thị Mười (SN 1976) trú tại khối 1, thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông dựng chiếc xe máy trong sân nhà; tuy nhiên, lúc ra khóa cửa thì phát hiện chiếc xe máy đã “không cánh mà bay”. Hồi 22 giờ ngày 23/1/2016, kẻ gian đã đột nhập vào ki-ốt kinh doanh giày của chị Phạm Thị Thảo (SN 1976) trú tại khối Yên Toàn, phường Hà Huy Tập, TP Vinh lấy trộm 210 đôi giày da có tổng trị giá 670 triệu đồng.
Công an huyện Diễn Châu áp giải đối tượng trộm cắp tài sản về quy án
Những vụ việc nói trên chỉ là số ít trong rất nhiều vụ trộm và cướp giật tài sản xảy ra mới đây. Lợi dụng thời điểm cuối năm, tội phạm trộm cắp thường gia tăng hoạt động. Vì vậy, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trong việc tự bảo vệ tài sản, như: Khóa xe ở những nơi công cộng, khi đi ngủ cần cài, khóa cửa cẩn thận…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bọn tội phạm thường lợi dụng những địa điểm không có người trông coi như vỉa hè, phía trước các cửa hàng, quán ăn để trộm cắp tài sản. Dịp cuối năm, nhiều người dân thường tất bật sắm sửa để đón Tết nên nhiều đối tượng trộm cắp đã tìm cách phá khóa, cạy cửa rồi đột nhập vào nhà lấy trộm nhiều tài sản có giá trị.
Qua những vụ án vừa xảy ra trên địa bàn mà Công an tỉnh đã điều tra, làm rõ cho thấy, các đối tượng trộm xe máy có thể phá khóa cổ, khóa điện xe máy chỉ trong vòng vài chục giây nếu những chiếc xe này dựng ở nơi không có người trông coi. Theo cơ quan Công an, ngoài những ổ nhóm trộm cắp tài sản hoạt động chuyên nghiệp, có ý thức phạm tội, còn nhiều đối tượng “ra tay” khi chủ nhà sơ hở.
Dịp cuối năm, nạn trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn táo tợn và tinh vi. Vì thế, mọi người cần hết sức cảnh giác trong việc bảo vệ tài sản. Đối với phụ nữ, khi đi đường không nên để lộ nữ trang và các tài sản có giá trị hoặc để trong túi xách mang theo trong người hoặc để trong giỏ xe. Khi bị cướp giật hoặc bị mất trộm tài sản, phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý.
Theo_Giáo dục thời đại
Tháng "củ mật": Cảnh giác đề phòng tai nạn, trộm cắp
Tháng Chạp còn gọi là tháng "củ mật", nhu cầu đi lại, mua sắm những ngày giáp tết, trong tết tăng. Do vậy, cần nâng cao cảnh giác, đề phòng tai nạn, trộm cắp.
Tại sao lại gọi tháng Chạp là tháng "củ mật"?
Tháng Chạp, theo cách gọi dân gian- "tháng củ mật", là thời điểm năm hết Tết đến, cũng là thời điểm kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở của mọi người để trộm cướp. "Củ" là củ soát, kiểm soát, còn "mật" là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Xưa kia, cứ đến tháng Chạp, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích.
Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Ngoài ra, "tháng củ mật" còn bị xem là tháng hay bị xui xẻo, dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường được cho là... đen và đắng như Củ Mật.
Anh minh hoa
Tháng 12 âm lịch, nhất là những ngày giáp tết, hầu hết ai cũng luôn luôn có việc, phải đi lại thường xuyên, thức khuya, dậy sớm, khách đến nhà chơi, đến giải quyết công việc nhiều nên thường gây nên trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ.
Vậy nên, hầu hết xong việc đặt lưng là ngủ say, nhiều khi ngồi cũng có thể ngủ ngon lành, cổng, cửa đôi khi quên cả khóa, xe quên cả cho vào nhà, đồ dùng quên cả cất dọn, thêm nữa là nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu cảnh giác không cao sẽ là cơ hội "ngàn vàng" cho đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xảy ra.
Tháng Củ Mật đồng nghĩa với tiệc tùng gia tăng, cần thận trọng khi đã uống bia rượu. Cuối năm, thời tiết hanh khô cộng với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, tại nơi tập trung đông người rất dễ xảy ra cháy, nổ...
Đề phòng tai nạn giao thông, trộm cắp tháng "Củ mật"
Vấn đề cảnh giác, đề phòng tai nạn giao thông dịp Tết cần phải được đặt lên hàng đầu. Cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Số liệu thống kê cho thấy, 3 ngày đầu nghỉ tết Dương lịch 2016, trên toàn quốc đã xảy ra 124 vụ tai nạn giao thông, làm chết 65 người, bị thương 94 người.
Tháng 12 âm lịch, nhu cầu mua sắm những ngày giáp tết tăng, thường xuyên mang tiền trong người. Do vậy, nếu lơi là sẽ là cơ hội "béo bở" cho đạo chích lộng hành, đen đủi như mất tiền, mất của dễ xảy ra. Có nhiều sự việc dẫn đến hậu quả đau lòng đã xảy ra thời gian qua vì trộm cắp. Ví như vụ hung thủ Trần Văn Hơn, (sinh năm 1998, ngụ ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới) sát hại bé gái 13 tuổi để cướp điện thoại di động hồi tháng 6. Hay như gần đây, ngày 7/1 đã xảy ra vụ cướp ô tô chở vàng táo tợn ngay trước cửa nhà ở Hà Nội...
Bên cạnh đó, người dân cũng cần cảnh giác cao độ khi mua hàng bởi thị trường hiện nay đang tràn lan hàng giả, hàng kém chất lượng. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phanh phui hàng loạt vụ việc chấn động vì thực phẩm bẩn, găm hàng chờ Tết, hàng nghìn lọ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả,...
Theo Sưc khoe công đông
Cảnh giác màn kịch 'cụ già bị cướp vé số' Sáng 20-1, một số người dân trên đường Cây Cám ( KP9, phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân, TP.HCM) nhìn thấy hình ảnh một cụ già quần áo lấm lem bùn đất, chống gậy vừa đi vừa khóc, ông chủ động tiến đến đám đông đang ngồi ở quán cà phê ven đường phân bua: " tôi vừa bị cướp hơn...