Cảnh giác với mùa ‘hái ra tiền’ của xe đạp điện
Cuối tháng 6 trở đi cho đến khoảng giữa tháng 9, là thời điểm ‘hái ra tiền’ của các chủ kinh doanh xe đạp điện, đặc biệt tại các thành phố trên cả nước. Người mua cần cảnh giác với các cửa hàng mới lạ, thương hiệu đủ loại.
Cuối tháng 6 trở đi cho đến khoảng giữa tháng 9, là thời điểm ‘hái ra tiền’ của các chủ kinh doanh xe đạp điện
Đi dọc các con phố ở Hà Nội như: Xã Đàn, Phố Huế, Nguyễn Lương Bằng…, ở TPHCM như Võ Thị Sáu… sẽ thấy sự sôi động của mặt hàng xe đạp điện trước thời điểm vào mùa, nhiều cái tên mới lạ xuất hiện, nhiều cửa hàng “thập cẩm” mọc lên, và chuẩn bị cho đợt mua sắm ồ ạt của học sinh khi vào mùa cuối tháng 6 đến giữa tháng 9.
Chủ một showroom xe đạp điện trên phố Xã Đàn (Hà Nội) cho biết “Kinh doanh mặt hàng này vào tháng 7-9 như mùa Tết, nhiều khi cung không đủ cầu. Một mùa này bằng bán cả năm”.
Cảnh chen chân mua xe đạp điện cho con đi học hè tại một hãng xe ở Hà Nội vào tháng 7/2013
Nếu khoảng tháng 6 – 7/2013 chứng kiến trên thị trường sự nở rộ rộn ràng của hàng trăm cửa hàng xe đạp điện, thì đến tháng 12 cho tới khoảng tháng 3 năm 2014, lại chứng kiến cảnh treo biển thanh lý, khuyến mại, giảm giá siêu sốc, và rồi “lặn mất tăm” thậm chí ngay trước thời điểm vào mùa không để lại dấu vết của vô số điểm bán xe đạp điện. Người gặt hái vẫn cứ gặt nhiều, người thua lỗ đóng cửa cứ đóng, và người mở mới vẫn cứ tiếp tục xuất hiện…
Một chủ cửa hàng rất nhỏ trên phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) chia sẻ vào thời điểm tháng 7/2013 rằng mỗi ngày bán có khi đến 10 xe. Với một cửa hàng nhỏ thì đây là đúng là… hái ra tiền. Vậy nhưng, đến đầu năm nay được thay bằng một điểm bán quần áo thời trang.
Có thể khẳng định cửa hàng này đã kiếm được một khoản tiền không nhỏ, rồi sau đó rút khỏi thị trường. Người thiệt nhất vẫn là người tiêu dùng, khi không biết phải bảo hành khi xe hỏng hóc thế nào vì cửa hàng đã đóng cửa.
Video đang HOT
Cảnh treo biển thanh lý, khuyến mại, giảm giá siêu sốc, và rồi “lặn mất tăm” thậm chí ngay trước thời điểm vào mùa không để lại dấu vết của vô số điểm bán xe đạp điện.
Xe đạp điện xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng năm 2009 với những cái tên của một số thương hiệu lớn, nhưng không được ghi nhận là hàng chính hãng. Cái tên bài bản và có thương hiệu đầu tiên được ghi nhận là HKBike.
Với sự đầu tư kỹ càng và nắm bắt thời điểm tốt, hãng này đã khuấy đảo thị trường xe đạp điện kể từ khi ra mắt. HKBike đi ngược lại với làn sóng chộp giật, chỉ hơn một năm hãng này mở rộng tới gần 100 showroom đồng bộ.
Bà Lê Lan Hương, Giám đốc HKbike cho biết “thị trường xe đạp điện còn khá mới mẻ nên sẽ bị ảnh hưởng khá lớn yếu tố theo mùa, nhưng định hướng phát triển bền vững cộng với yếu tố xu thế chung của toàn Thế giới quan tâm đặc biệt tới môi trường trong vấn đề di chuyển, thì dần dần khoảng cách của “mùa xe đạp điện” sẽ rút ngắn lại và xóa bỏ, khi đó xe đạp điện, xe máy điện v.v… sẽ không chỉ có học sinh sử dụng, và thị trường sẽ lọc và đào thải để chỉ còn những thương hiệu thực sự uy tín”.
Cuối tháng 6 đến hết tháng 9 là thời điểm cao điểm “mùa gặt” của các cửa hàng xe đạp điện. Người tiêu dùng cần lưu ý để tránh gặp phải rắc rối sau khi mua xe đạp điện.
Hãy thận trọng khi mua xe đạp điện, không nên mua hàng tại những cửa hàng nhỏ lẻ, hàng nhái, bày bán tạp nham vì rất có thể sau vài tháng sẽ không thấy cửa hàng đó đâu để bảo hành.
Cần cảnh giác cao độ hơn với hàng giảm giá siêu sốc, hàng thanh lý, trừ khi chấp nhận không được bảo hành. Tìm mua xe ở những cửa hàng chính hãng, có hệ thống lớn, và bảo hành dài hạn.
Theo Tiền Phong Online
Bán buôn xe điện xáo trộn sau quy định đăng ký biển số
Quy định xe máy điện phải đăng ký biển số khiến sức mua giảm sút. Người dùng cũng đắn đo trước quyết định đặt mua xe đạp điện, dù rằng, dòng xe này không bị điều chỉnh bởi quy định phải đăng ký biển số từ 1/6.
Tại nhiều cửa hàng kinh doanh xe máy điện trên phố Nguyễn Lương Bằng, Bà Triệu, Cầu Giấy (Hà Nội), tình hình bán xe đang có chiều hướng chậm lại, sức mua giảm đi so với cùng kỳ năm ngoái. Các chủ cửa hàng cho biết đây là khó khăn chung sau khi Thông tư 15/2014/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành về đăng ký xe có nội dung xe máy điện phải đăng ký biển số từ 1/6/2014 mới được phép lưu hành.
Khách hàng chọn mua xe đạp điện.
Theo anh Sơn, chủ một cửa hàng kinh doanh xe điện trên phố Nguyễn Lương Bằng, không ít người dân vẫn còn ngỡ ngàng trước quy định xe máy điện phải đăng ký biển số. "Điều này tác động không nhỏ đến tâm lý của người mua hàng, họ chững lại chưa mua xe vội, nghe ngóng, tìm kiếm các thông tin cụ thể hơn", anh Sơn nhận định.
"Ngay sau khi có Thông tư 15 thì việc kinh doanh xe máy điện của chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Mỗi ngày có khoảng 10 khách đến thăm nhưng chỉ có 1-2 giao dịch mua bán thành công. Nhiều người đến cửa hàng chỉ để hỏi hóa đơn mua xe hoặc thủ tục khai báo với cơ quan chức năng thế nào", một chủ cửa hàng khác chia sẻ.
Còn anh Nguyễn Thành, chủ doanh nghiệp kinh doanh xe điện cho biết sau khi thông tư có hiệu lực, nhiều người vẫn "mù mờ" xe đạp điện và xe máy điện khác nhau như thế nào. "Họ đang nhầm lẫn giữa xe máy điện và xe đạp điện vì cho rằng cả hai dòng đều là xe điện giống nhau nên đều phải đăng ký biển số. Có người còn chia sẻ họ rất ngại việc phải chuẩn bị giấy tờ hồ sơ làm thủ tục đăng ký xe, hay khi đi đăng ký sẽ phải xếp hàng, chen chân lắm phiền toái. Do vậy việc kinh doanh của chúng tôi bị ảnh hưởng phần nào", anh Thành chia sẻ.
Chưa kể nhiều trường hợp nhiều chủ sở hữu mang xe máy điện đến cảnh sát giao thông đăng ký mới biết thực chất xe của mình là xe đạp điện đã được người bán "tút" lại thành xe máy điện nhằm trục lợi giá cao hơn. Rồi thêm một loạt các giấy tờ cần thiết khác để đăng ký xe máy điện như lệ phí trước bạ, biên lai thu phí, giấy tờ chứng minh chủ xe, chứng minh nguồn gốc xe, trong khi người mua thường chỉ cầm trong tay phiếu thu. Điều này càng khiến người dân càng thêm phân vân trước "trận đồ" xe điện và xe đạp điện.
Tại TP HCM, nhiều chủ cửa hàng cũng khá "đau đầu" trước việc thông tư mới ảnh hưởng đến doanh số. Bà Vân, chủ một cửa hàng xe điện trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp cho biết đang tạm thời ngưng nhập xe máy điện để xem xét tình hình cụ thể rồi mới tính tiếp.
"Hiện tại khách hỏi mua xe máy điện không nhiều nhưng với những khách hàng muốn mua thực sự tôi cũng không dám giao dịch vì đâu đủ giấy tờ đưa cho khách đi đăng ký biển số. Chưa kể khách hàng mua xe trước đây giờ quay lại hỏi giấy thì tôi cũng không thể giúp gì hơn vì trước kia chủ hàng chỉ xuất hóa đơn đỏ thôi chứ còn giấy gì nữa đâu", bà chia sẻ.
Anh Minh Quân, kinh doanh xe điện tại quận 7, TP HCM cũng đang tính đến phương án trả lại những chiếc xe máy điện đang được ký gửi tại cửa hàng để tăng cường mặt bằng trưng bày những dòng xe đạp điện khác.
"Tất nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế để đối phó với doanh số sụt giảm hiện tại chờ đến khi thị trường có dấu hiệu khả quan trở lại. Tôi nghĩ xe máy điện vẫn rất tiện dụng nên sau khi những hoang mang, thắc mắc của người dân được giải quyết thì nhu cầu và sức mua sẽ hoàn toàn có khả năng tăng trở lại", anh Quân nói.
Tư vấn cho khách hàng hiểu rõ hơn về các loại xe điện.
Tuy doanh số giảm sút nhưng giới kinh doanh vẫn kỳ vọng thị trường sẽ nhanh chóng hồi phục sau khi người dân dần thích nghi với quy định mới. Đơn cử như sau khi quy định về xử phạt đối với người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm được thực hiện vào cuối năm 2013, tình hình kinh doanh trầm lắng trong khoảng 1-2 tháng. Nhưng sau đó khi người dân đã nhận thức rõ về an toàn giao thông khi điều khiển xe đạp điện và thực hiện nghiêm túc thì thị trường cũng tăng trưởng trở lại.
Trước các vấn đề liên quan quy định cấp biển số, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang "ưu ái" xe đạp điện. Phương tiện này có ưu điểm gọn nhẹ, tiết kiệm, không phải đăng ký biển số cũng như không cần giấy phép lái xe nên được nhiều bậc phụ huynh chọn mua cho con em mình đi học.
Ngay từ đầu hè, sức mua của dòng xe này đã bắt đầu "nóng" lên. Anh Đức, chủ cửa hàng kinh doanh xe đạp điện trên Phố Huế cho biết từ khoảng nửa cuối tháng 5 trở lại đây, mỗi ngày anh bán ra khoảng 10 chiếc, tăng hơn 30% so với các tháng đầu năm. Con số này ít hơn năm ngoái, nhưng theo anh nó ấn tượng hơn nhiều so với xe máy điện.
"Tháng 6 là thời điểm các sĩ tử tăng cường ôn thi, chuẩn bị cho các kỳ thi căng thẳng sắp tới. Nhiều bậc phụ huynh thấu hiểu nỗi vất vả của con cái nên đã tặng con những chiếc xe đạp điện nhằm di chuyển nhanh, gọn, và quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe trước thời tiết nắng nóng", anh Đức lý giải.
Xe đạp điện Zinger Extra của HKbike có khối lượng bản thân 32 kg và có bàn đạp trợ lực theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, xe sử dụng pin Lithium công nghệ FLiP tiên tiến nhất đi được tới 90km cho một lần sạc.
Còn ông Vũ Tiến Dũng, quản lý bán lẻ xe điện HKbike ở Xã Đàn chia sẻ xe đạp điện có tốc độ an toàn phù hợp cho người dùng là học sinh, không phải đăng ký biển số nên sức mua vẫn giữ tốt. "Lượng khách đến cửa hàng chúng tôi tìm hiểu và mua xe đạp điện vẫn tăng trưởng đều. Với những người muốn mua xe máy điện, chúng tôi tư vấn thật rõ cả về kỹ thuật và những giấy tờ cần thiết để họ có thể an tâm với quyết định chọn mua của mình", ông Dũng nói.
Hiện tại thị trường xe đạp điện khá sôi động với nhiều thương hiệu như Honda, Yamaha, HKbike..., giá từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng một chiếc. Bình quân một năm người dùng tốn khoảng 100.000 đồng tiền điện và không cần phải bảo dưỡng nhiều.
Một số dòng xe còn ứng dụng pin Lithium - công nghệ FLiP đem đến mức tiết kiệm khá lý tưởng 0,65 số điện cho một lần sạc đầy, tương đương 1.300đồng và có thể chạy được 80-90km, giúp người dùng tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể trong khoảng thời gian lâu dài.
Nghị định 171/2013 của Chính phủ quy định xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW và có vận tốc thiết kế tối đa 50 km/h. Còn xe đạp điện là xe đạp hai bánh được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, công suất lớn nhất không quá 250W, vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 25km/h, khối lượng nhỏ hơn 40kg. Ngoài ra hệ thống đèn, phanh được làm gọn gàng và an toàn cho người dùng, không quá phức tạp như của xe máy điện.
Minh Trí
Theo VNE
Liệu xe đạp điện có đủ sức đi gần 100km? Sử dụng xe đạp điện đang trở thành trào lưu trong xã hội. Đặc biệt là khi giá xăng dầu ngày càng đắt đỏ thì các loại phương tiện sử dụng năng lượng xanh, chi phí thấp như xe đạp điện càng được trưng dụng. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra, sở hữu nhiều ưu điểm là vậy nhưng liệu xe đạp...